Thuốc kháng sinh minocycline có tác dụng điều trị thoái hóa não
Theo Science Daily, các nhà nghiên cứu tại Viện Scripps, Mỹ, phát hiện thấy thuốc kháng sinh minocycline có thể được cải tiến để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Sự tích tụ các protein độc hại trong các tế bào thần kinh liên quan đến nhiều bệnh não – Ảnh: EAST NEWS
Được biết, minocycline là loại thuốc kháng sinh phổ rộng, điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, tác dụng trị nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương, cả ưa khí lẫn kỵ khí xoắn khuẩn và vi khuẩn nội bào.
Trong khi đó, sự tích tụ các protein độc hại trong các tế bào thần kinh có liên quan đến nhiều bệnh não, bao gồm cả bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer, chỉ xuất hiện ở tuổi già, khi khả năng phân rã protein của tế bào giảm khiến tích tụ các protein độc hại trong tế bào thần kinh.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã quyết định tìm kiếm một hợp chất có thể kích thích quá trình phân rã protein và ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh ngay ở giai đoạn đầu. Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 21 phân tử khác nhau trong số những phân tử kéo dài tuổi thọ của loài giun tròn Caenorhabditis elegans. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các hợp chất đó chỉ có tác dụng đối với các cá thể trẻ. Ngoại lệ duy nhất là minocycline giúp kéo dài tuổi thọ của loài giun Caenorhabditis elegans.
Để kiểm tra xem thuốc có thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ tổng hợp protein hay không, các nhà khoa học đã so sánh hàm lượng alpha-synuclein và beta-amyloids trong giun, một nửa trong số giun nhận được dùng nước lã bình thường và một nửa dùng minocycline.
Hóa ra, những con giun được dùng kháng sinh, bất kể tuổi tác, tích lũy protein độc hại chậm hơn. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của minocycline không giống như các nhà nghiên cứu giả định vào lúc bắt đầu nghiên cứu.
Thay vì đẩy nhanh sự phân rã protein, thuốc ảnh hưởng đến ribosome (bộ máy phân tử lớn và phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống, nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein) và ngăn chặn hoạt động của ribosome. Kết quả là, các protein, bao gồm cả protein độc hại, được giải phóng ít hơn.
Kết luận này đã được xác nhận trong các thử nghiệm ở cả giun và chuột lẫn các mẻ nuôi cấy tế bào người. Các thí nghiệm bổ sung khẳng định rằng, minocycline làm tăng tuổi thọ bằng cách điều hòa sản sinh protein trong ribosome.
Video đang HOT
Các nhà khoa học hy vọng có thể tối ưu hóa minocycline, một loại thuốc đã được cấp phép sử dụng, để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh. Tuy nhiên, họ cũng thấy cần nghiên cứu thêm vì không phải hiệu quả nào thu được trên động vật thí nghiệm cũng có thể có tác dụng ở người.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh bổ sung cần thận trọng trong điều kiện khi các loại thuốc này đã được dùng quá nhiều khiến vi khuẩn nhanh chóng kháng thuốc.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Không xử được nhà thuốc 'chui' vì 'lờn thuốc'
Nhiều nhà thuốc vẫn ngang nhiên hoạt động dù chưa có giấy phép, trong khi cơ quan quản lý cho biết không đủ nhân lực để nắm hết các nhà thuốc trên địa bàn, chưa kể các biện pháp chế tài không nghiêm nên các nhà thuốc "lờn thuốc".
Nhà thuốc trái phép trên đường Linh Đông, Q.Thủ Đức - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chỉ cần thuê được mặt bằng, "nhà thuốc" có thể trưng sản phẩm ra bán mà chẳng cần niêm yết giấy phép của nhà thuốc, thậm chí những "nhà thuốc" vốn là địa chỉ bán thực phẩm chức năng, những tủ thuốc di động "tối đem ra, sáng cất vào" vẫn ngang nhiên hoạt động mà chưa bị cơ quan chức năng xử lý.
Bán thuốc trước, xin phép sau!
Một sáng cuối tháng 11 vừa qua, chúng tôi đến nhà thuốc tây TA 2 (quốc lộ 13, khu phố 6, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM). Bên ngoài bảng hiệu nhà thuốc ghi chuyên bán sỉ và lẻ thuốc nội ngoại nhập đạt chuẩn GPP, thậm chí còn treo cả bảng ghi điểm bán thuốc bình ổn.
Từ ngoài nhìn vào nhà thuốc này rộng chưa tới 10m2. Một người đàn ông chừng hơn 30 tuổi mặc đồ ở nhà đang ôm con nhỏ nằm trên võng, khi biết có người đến mua thuốc kháng sinh A..., anh ta liền đứng dậy bán thuốc.
Sau khi hỏi chuyện, người đàn ông này cho biết nhà thuốc TA 2 chưa có giấy phép hoạt động và hiện đang nhờ một "cò" xin giấy phép ở Sở Y tế. "Sao chưa có giấy phép mà đã bán thuốc? Anh có biết điều này là vi phạm pháp luật không?", người đàn ông này trả lời "có biết" nhưng thực tế là vẫn bán thuốc.
Cách đó không xa, nhà thuốc HN dù chưa có giấy phép hoạt động vẫn treo biển nhà thuốc và vô tư bán thuốc. Người bán thuốc của tiệm thuốc này là một phụ nữ mặc đồ ở nhà, cũng vừa trông con vừa bán thuốc.
Tại nhà thuốc HM (đường 36, khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), khi được hỏi chuyện, anh M. kể anh mới sang lại nhà thuốc này được vài ngày. Nhà thuốc này chưa có giấy phép hoạt động nên anh đang nhờ "dịch vụ" làm giấy tờ.
Trước đây nhà thuốc này chỉ có giấy phép bán thực phẩm chức năng nhưng vẫn vô tư bán thuốc. Cũng giống như hai nhà thuốc trước đó, anh M. cũng mặc đồ bình thường khi bán thuốc.
"Tủ thuốc di động" không phép
Khi chúng tôi phản ánh về tình trạng nhiều nhà thuốc tại Q.Thủ Đức không có giấy phép nhưng vẫn công khai hoạt động, ông Nguyễn Văn Khuôn - trưởng phòng Y tế Q.Thủ Đức - giải thích việc cấp phép hoạt động của nhà thuốc do Sở Y tế TP.HCM cấp.
Mỗi quý Sở Y tế mới chuyển danh sách các nhà thuốc được cấp phép đủ điều kiện hoạt động cho Phòng Y tế của quận. Phòng Y tế quận sẽ chỉ biết các nhà thuốc không phép qua kiểm tra địa bàn, hoặc kết hợp cùng với các phường đi kiểm tra, chỉ đạo cho các phường kiểm tra.
Theo ông Khuôn, Phòng Y tế Q.Thủ Đức đang quản lý khoảng 270 nhà thuốc, mỗi phường quản lý 25-30 nhà thuốc. Ngoài việc quản lý hành nghề y dược tư nhân, phòng còn quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số, phòng chống dịch... và tham mưu các công tác khác.
Nhân lực của phòng y tế cũng hạn chế khi chỉ có một trưởng phòng và thêm một người quản lý hành nghề y dược tư nhân.
"Cái khó khăn nhất hiện nay của phòng y tế là không có biện pháp chế tài hữu hiệu. Pháp luật chưa có khung nào để bắt cơ sở đóng cửa. Cơ sở có đóng cửa hay không thì không có biện pháp chế tài", ông Khuôn nói.
Cũng theo ông Khuôn, ngoài những nhà thuốc hoạt động không phép, trên địa bàn còn có mô hình "tủ thuốc di động" đang phát triển. Người bán thuốc không trưng biển bán thuốc. Tối tối khi công nhân về mới mang tủ thuốc ra bán, khi ngủ thì kéo vô. Còn có một số nơi chỉ đăng ký bán thực phẩm chức năng, nhưng bên trong bán thuốc tây.
Phòng Y tế quận đang kết hợp với ban quản lý thị trường xử lý kiểm tra các cơ sở thực phẩm chức năng nhưng vẫn bán thuốc tây, chỉ phòng y tế xử phạt họ không sợ vì mức phạt cao nhất là 7,5 triệu đồng với những nhà thuốc không có giấy phép hoạt động. Ngoài ra, cũng không có điều khoản nào quy định đóng cửa cũng như tịch thu thuốc.
"Q.Thủ Đức đang rà soát ở tất cả các phường xem có bao nhiêu cơ sở có 'tủ thuốc di động', sau đó sẽ lên kế hoạch đi kiểm tra vào ban đêm, hoặc thứ bảy, chủ nhật", ông Khuôn cho biết thêm.
Trả lời câu hỏi vì sao những nhà thuốc này hoạt động nhiều tháng mà vẫn không được phát hiện, ông Khuôn cho rằng "cũng khó nói lắm vì không phải anh em lúc nào cũng đi kiểm tra được", đồng thời cam kết sẽ quản lý địa bàn chặt thông qua cảnh sát khu vực, hoặc từng khu phố báo cáo.
Buộc các nhà thuốc không phép ngưng hoạt động
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ của Phòng Y tế Q.Thủ Đức cho biết trong 3 cơ sở báo Tuổi Trẻ phản ánh, Phòng đã đi kiểm tra 2 nhà thuốc, còn một nhà thuốc tiếp tục sẽ đi kiểm tra trong thời gian tới.
Theo Phòng Y tế Q.Thủ Đức, cả hai nhà thuốc TA 2 và HN đều chưa có giấy phép. Sau khi kiểm tra, Phòng đã yêu cầu nhà thuốc ngưng hoạt động và mời về Phòng để xử lý nhưng cả hai nhà thuốc này đều chưa đến.
Theo vị cán bộ này, ngoài xử phạt hành chính, các nhà thuốc nêu trên sẽ bị ngưng hoạt động đến khi nào được Sở Y tế cấp giấy phép.
Theo tuoitre
Báo động một loại vi khuẩn sống trên da người có thể gây tử vong Một loại vi khuẩn sống trên da người đang đột biến và có thể làm gia tăng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, Daily Mail dẫn lời các nhà khoa học cảnh báo. Một ca phẫu thuật - SHUTTERSTOCK Tương tự vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn...