Thuốc hay từ tam thất
Cùng với nhân sâm, linh chi… tam thất cũng được coi là một vị thuốc quý từ xa xưa.
Cùng với nhân sâm, linh chi,… tam thất cũng được coi là một vị thuốc quý từ xa xưa. Do có sự phổ biến rộng rãi nên nhiều người dùng đã coi tam thất như một vị “thuốc tiên”, có thể trị được nhiều bệnh.
Canh tam thất, trứng gà tốt cho phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn.
Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất, là rễ khô của cây sâm tam thất. Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn; vào các kinh can và thận. Có tác dụng tán ứ chỉ huyết tiêu thũng định thống, tư bổ cường tráng. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da và xuất huyết nội tạng, chấn thương đụng giập, khái huyết thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết, rong kinh, rong huyết, bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực, tăng mỡ máu… Hằng ngày dùng 3-10g dưới dạng nấu hầm, hãm, ngâm ướp. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ tam thất:
Rượu hầm tam thất ngó sen, trứng gà: tam thất 3g, nước ép ngó sen 200ml, rượu nhạt 150ml, trứng gà 1 quả. Tam thất tán mịn, đập bỏ vỏ trứng, trộn nước ép ngó sen và rượu, đun cách thủy cho chín. Dùng cho trường hợp thổ huyết, khái huyết tiện huyết, xuất huyết dạ dày ruột. Ngày ăn 1 lần.
Gà hầm tam thất: gà mái (khoảng 1kg) hoặc gà ác (ô cốt kê) 1 con, tam thất 20g. Gà làm sạch, tam thất tán bột cho vào bụng gà; hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị vào ăn. Dùng cho người suy nhược cơ thể, khí huyết hư, ăn kém mệt mỏi, da tái nhợt thiếu máu.
Tam thất tán: tam thất tán bột; mỗi lần uống 4 – 6g cùng với nước hồ hoặc chút rượu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ đại tiện xuất huyết, chấn thương đụng giập, sưng nề.
Canh tam thất trứng gà, tây thảo, mai mực: trứng gà 2 quả, tam thất 3g, mai mực 20g, tây thảo 10g. Trứng khoét lỗ nhỏ, tam thất tán bột cho vào 2 quả trứng (chia đều) bịt kín lỗ khoét. Nấu cùng mai mực, tây thảo và lượng nước thích hợp. Khi trứng chín bỏ vỏ trứng, ăn trứng và uống nước canh. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt kéo dài 8 – 10 ngày, lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn.
Gà giò hầm tam thất, quế chi: gà giò hoặc gà ác 1 con, quế chi 6g, tiểu hồi 6g, bột tam thất 3g. Gà làm sạch, chặt miếng, nấu với quế chi, tiểu hồi cho chín nhừ, thêm gia vị, ăn thịt gà, uống nước canh với bột tam thất. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm tử cung phần phụ.
Video đang HOT
Kiêng kỵ: Người huyết hư không ứ không được dùng. Phụ nữ có thai không dùng.
Theo Suckhoedoisong
Chữa gan nhiễm mỡ nhờ cây nhọ nồi
Loại cỏ mọc hoang ngoài bờ bụi này có tác dụng chữa nhiều loại bệnh rất tốt.
Ảnh minh họa: Internet
Nhọ nồi còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: bạch hoa thảo, thủy hạn liên, cỏ mực, hạn liên thảo... Do mọc hoang ở nhiều nơi nên có thể tìm được loại cỏ này khá dễ dàng. Sở dĩ có tên như vậy bởi nhọ nồi khi được giã ra có màu đen như mực (cỏ mực).
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi, có vị chua, ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
Dưới đây là 10 bài thuốc hay từ cây nhọ nồi:
1. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Để cải thiện cơ thể suy nhược, ăn không ngon có thể dùng cỏ nhọ nồi, gừng khô 50g, mần trầu mỗi vị 100g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
2. Chữa viêm họng
20g cỏ nhọ nồi và 20g bồ công anh, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang. Dùng từ 3 - 5 ngày.
3. Chữa sốt cao
Khi bị sốt cao dùng cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa chảy máu cam
Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
5. Chữa mề đay
Nhọ nồi, lá khế, lá xương sông, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, lá huyết dụ, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
6. Chữa sốt phát ban
Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
7. Chữa bạch biến
Nhọ nồi 30g, đảng sâm 15g, sa uyển tử 15g, xích thược 10g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đan sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g, đương quy 10g, các vị rửa sạch đem sắc uống ngày 1 thang, mỗi đợt uống 15 ngày.
8. Trị Eczema trẻ em
Theo thông tin trên An ninh thủ đô, để trị Eczena trẻ em, có thể dùng cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng 1 tuần là khỏi.
9. Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.
10. Chữa gan nhiễm mỡ
Cỏ nhọ nồi 30g, trạch tả 15g, nữ trinh tử 20g, đương quy 15g.
Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, bồ công anh 15g, chỉ củ tử 15g.
Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Theo SKGD
Tất cả những công dụng kỳ diệu từ rau mồng tơi cho sức khỏe Không chỉ là món rau ngon, được ưa chuộng mà rau mồng tơi còn là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, bạn hãy biết và áp dụng nhé. Theo Đông y rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương...