Thuốc gì có thể trì hoãn kinh nguyệt?
Nhiều chị em để chuẩn bị cho những sự kiện quan trọng như biểu diễn, du lịch… đã sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt. Nhưng cần biết rằng…
Trì hoãn ngày có kinh nguyệt chính là trì hoãn sự rụng trứng. Khi trứng từ buồng trứng không rụng vào buồng tử cung sẽ không có hiện tượng bong niêm mạc tử cung và bạn sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt trong tháng đó.
Để trì hoãn kinh nguyệt tạm thời, bạn có thể dùng thuốc nội tiết tố hoặc thuốc tránh thai hàng ngày vì các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự rụng trứng.
Thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai hàng ngày cũng giúp trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai loại 21 viên, thay vì nghỉ 7 ngày, bạn không nghỉ mà tiếp tục uống luôn vỉ tiếp theo. Khi ngừng uống thuốc thì sau 3 – 5 ngày kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Nếu dùng loại vỉ 28 viên, bạn bỏ qua 7 viên khác màu mà tiếp tục uống vỉ tiếp theo.
Nếu bạn không sử dụng thuốc tránh thai, bạn có thể uống thuốc tránh thai loại vỉ 21 viên ngay từ lúc có kinh ngày đầu tiên và uống liên tục 1 viên/ngày vào một giờ nhất định trong 3 tuần. Sau đó uống tiếp 1 tuần nữa. Sau khi ngừng uống thuốc vài ngày kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Trường hợp chưa lập gia đình, bạn có thể uống viên tránh thai vào thời điểm trước có kinh 2 tuần, mỗi ngày uống 1 viên loại vỉ 21 viên và uống liên tục trong 3 tuần rồi ngưng.
Có thể trì hoãn kinh nguyệt nhờ thuốc tránh thai hàng ngày (ảnh minh họa: Internet)
Tuy nhiên, cũng như thuốc nội tiết cũng không nên lạm dụng uống thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt thường xuyên vì có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, lên cân nhẹ, căng ngực, thay đổi tâm tính, có thể ra ít huyết âm đạo ở giữa thời điểm uống thuốc.
Video đang HOT
Không nên uống chung với các loại thuốc như thuốc chống co giật, barbiturate, tetracycline, rifampicin, than hoạt, một số thuốc nhuận trường, các thuốc trị đái tháo đường vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày.
Thuốc nội tiết
Thuốc nội tiết có chứa lynestrenol – là một progestogen tổng hợp có tác dụng ức chế rụng trứng và trì hoãn kinh nguyệt khi dùng liên tục. Thuốc còn được dùng trong các trường hợp cần có tác động progestogen hoàn toàn để điều trị các trường hợp đa kinh, rong kinh, lạc nội mạc tử cung…
Để trì hoãn kinh nguyệt, bạn có thể bắt đầu uống 2 tuần trước ngày dự đoán có kinh nguyệt.
Không nên bắt đầu uống dưới 1 tuần trước ngày dự đoán kinh nguyệt vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo.
Cũng như các thuốc nói chung, thuốc nội tiết không được sử dụng trong các trường hợp có thai hoặc nghi ngờ có thai, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân, bệnh gan nặng (vàng da ứ mật hoặc viêm gan hoặc tiền sử có bệnh gan nặng nếu kết quả thử nghiệm chức năng gan không trở về bình thường), các bệnh lý hiếm khi xảy ra do ảnh hưởng của các steroid sinh dục hoặc tiền căn có những bệnh này như mụn rộp (herpes) khi có thai, vàng da trong thai kỳ, chứng xơ cứng tai, ngứa nặng hoặc rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên lạm dụng sử dụng thuốc dài ngày mà chỉ dùng trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số phương pháp dân dã sau giúp hỗ trợ cho việc trì hoãn kỳ kinh: Chanh có chứa acid citric giúp làm chậm chu kỳ kinh nguyệt bằng cách nhai vài lát chanh hoặc uống nước ép chanh pha với nước lọc một ngày trước khi kỳ kinh diễn ra. Lưu ý không sử dụng phương pháp này khi đang có kinh nguyệt; Món súp đậu lăng có thể trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong gần một tuần. Cách làm: bạn cần xay nhuyễn đậu lăng và nấu sôi kỹ với nước, nêm gia vị tùy ý. Chị em nên duy trì món ăn này mỗi ngày trong một hoặc hai tuần trước chu kỳ để đạt hiệu quả mong muốn. Uống nhiều nước cũng giúp đẩy lùi thời gian tới kỳ ‘đèn đỏ’ sau.
B S. Nguyễn Mai Hương
Theo Suckhoedoisong.vn
Dời ngày 'đèn đỏ' bằng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hoóc-môn sinh dục nữ, có thể khiến trứng không rụng.
Hỏi:
- Tôi chuẩn bị kết hôn nhưng ngày cưới lại trùng vào kỳ kinh nguyệt. Tôi có tham khảo trên mạng và được biết dùng thuốc tránh thai hàng ngày trước kỳ kinh khoảng 3-4 ngày có thể làm lùi ngày có kinh, đến khi nào muốn có kinh lại thì dừng thuốc. Bác sĩ cho hỏi cách này có đúng không? Nếu dùng thuốc như vậy có ảnh hưởng đến sự sinh sản sau này không?
(Trần Kiều - 26 tuổi).
Trả lời:
Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt. Ảnh: Womenshealthmag.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu - Bệnh viện Đa khoa Medlatec - tư vấn:
- Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa 2 loại hoóc-môn sinh dục nữ: estrogen và progesterone. Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hoóc-môn sinh dục nữ giúp bạn duy trì lượng hoóc-môn trong cơ thể làm trứng không rụng. Đồng thời, thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng được thụ tinh không thể làm tổ.
Thuốc còn làm đặc chất dịch nút CTC để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.
Để tỷ lệ tránh thai được cao và hạn chế tác dụng phụ của thuốc (rong kinh, vô kinh, buồn nôn, cương vú, đau đầu, trứng cá, thay đổi tâm trạng), bạn cần dùng thuốc đúng nguyên tắc:
1. Uống thuốc từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh.
2. Mỗi ngày uống một viên.
3. Uống vào một giờ nhất định.
Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt, đặc biệt trong một số trường hợp các bạn gái muốn lùi ngày kinh và cách dùng như sau:
1. Nếu hiện tại bạn đang dùng thuốc tránh thai thì khi hết vỉ thuốc, bạn có thể dùng thêm thuốc khoảng 7 ngày, sau đó mới dừng thuốc.
2. Nếu bạn đang không dùng thuốc tránh thai thì có thể bắt đầu uống mỗi ngày 1 viên và uống trước 3 ngày so với ngày hành kinh dự kiến. Để thận trọng hơn, trong 7 ngày đầu nên uống 2 viên/ngày, sau đó rút xuống 1 viên để ttránh bị hành kinh nhiều sau ngừng thuốc.
Việc hạ liều thuốc nửa chừng như vậy cũng có thể gây chảy máu, khi đó lại tăng liều 2 viên/ngày. Tuy nhiên không nên duy trì liều 2 viên quá 14 ngày vì dễ gây hành kinh nhiều khi ngừng thuốc.
Sau ngừng thuốc khoảng 2-3 ngày, hành kinh sẽ trở lại. Nếu uống dài ngày, bạn có thể bị rong kinh khi ngừng thuốc.
Theo Hà Quyên (ghi)/News.zing.vn
7 tác dụng phụ của phương pháp tiêm thuốc tránh thai chị em nên biết để cân nhắc Chị em phụ nữ nên cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng phương pháp tránh thai này. Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai, nhưng có một phương pháp thường không được các bác sĩ khuyên dùng trong các buổi tư vấn: Tiêm thuốc tránh...