Thuố.c điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt
Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt là một tình trạng phức tạp, gây đa.u đớ.n, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng.
1. Các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho hội chứng đau nhức vùng sọ mặt
Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt bao gồm một loạt các rối loạn đau mạn tính, liên quan đến cấu trúc của khuôn mặt và hộp sọ. Các rối loạn này bao gồm: Đau dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh chẩm, đau dây thần kinh số 5, bệnh viêm khớp thái dương hàm…
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho hội chứng đau nhức vùng sọ mặt bao gồm sự kết hợp giữa thuố.c, vật lý trị liệu, điều trị lối sống và phẫu thuật
- Thuố.c có thể bao gồm thuố.c làm giãn cơ, thuố.c chống co giật giúp cắt cơn đau.
- Vật lý trị liệu bao gồm các kỹ thuật trị liệu và bài tập nhắm vào các cơ, dây chằng, dây thần kinh ở mặt – cổ để giảm đau, phục hồi sức mạnh.
- Thay đổi lối sống như tránh các tác nhân gây đau, tăng thời gian ngủ, giảm căng thẳng, bỏ hoặc giảm hút thuố.c cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng.
- Trong một số trường hợp cần phẫu thuật để kiểm soát triệu chứng hoặc điều trị dứt điểm hội chứng này.
Chìa khóa để quản lý thành công cơn đau vùng sọ mặt là chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu riêng của từng bệnh nhân.
Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt bao gồm một loạt các rối loạn đau mạn tính liên quan đến cấu trúc của khuôn mặt và hộp sọ.
2. Thuố.c nào được dùng trị h ội chứng đau nhức vùng sọ mặt
2.1 Thuố.c chống co giật
Các loại thuố.c chống co giật bao gồm carbamazepine, oxcarbazepine, clonazepam, topiramate và một số loại thuố.c khác có hiệu quả trong việc giảm hoạt động quá mức của dây thần kinh trong chứng đau dây thần kinh sinh ba. Đây thường được lựa chọn là liệu pháp đầu tay điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt. Khoảng 70% bệnh nhân cảm thấy giảm đau đáng kể, ít nhất là trong thời gian ngắn.
Thuố.c chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuố.c giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp…
2.2 Thuố.c giãn cơ
- Thuố.c giãn cơ như baclofen có thể cản các tín hiệu từ tủy sống dẫn đến co cứng cơ. Thuố.c có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với carbamazepine. Tác dụng phụ có thể bao gồm nhầm lẫn, buồn nôn, buồn ngủ.
Video đang HOT
- Thuố.c diazepam nhằm ngăn ngừa các cơ co cứng. Bên cạnh đó, loại thuố.c giãn cơ này còn có công dụng an thần. Tác dụng phụ gồm: Mệt mỏi, buồn ngủ, cơ bắp bị suy nhược…
Người bệnh cần dùng thuố.c theo đơn của bác sĩ.
3. Điều chỉnh lối sống để giảm đau nhức vùng sọ mặt
Việc điều chỉnh thói quen hàng ngày là một phần thiết yếu để kiểm soát và giảm đau vùng sọ mặt hiệu quả. Sau đây là một số khuyến nghị:
- Cải thiện vệ sinh giấc ngủ: Giấc ngủ ngon không chỉ phụ thuộc vào thời gian ngủ mà còn phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ. Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, tạo ra môi trường ngủ thoải mái không có tiếng ồn hoặc ánh sáng quá mức, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó giảm căng thẳng, giảm đau vùng sọ mặt.
- Thói quen ăn uống lành mạnh: Nên áp dụng chế độ ăn bao gồm thức ăn mềm để giảm thiểu căng thẳng hàm. Tránh thức ăn dai hoặc cứng và cân nhắc ăn những miếng nhỏ hơn khi nhai.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất nói chung, như đi bộ hoặc bơi lội, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng tổng thể, giảm khó chịu ở vùng sọ mặt. Các bài tập hàm cụ thể có thể tăng cường cơ hàm và cải thiện chuyển động.
- Nhận thức về tư thế: Tư thế xấu, đặc biệt là trong thời gian ngồi kéo dài, có thể làm tăng căng thẳng ở cổ và hàm. Nên chú ý duy trì tư thế hỗ trợ cột sống, cổ để giảm bớt căng thẳng không cần thiết lên các cơ mặt.
Nhìn chung, hội chứng đau nhức vùng sọ mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Vì vậy khi nghi ngờ mình mắc hội chứng này, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuố.c, hoặc dùng thuố.c theo đơn thuố.c của người khác có thể gây nguy hiểm.
Bài tập tốt cho người bệnh giãn phế quản
Người bệnh giãn phế quản cần được điều trị thích hợp, trong đó, các bài tập đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong điều trị.
Giãn phế quản là một trong những bệnh lý về phổi thường gặp ở người lớn tuổ.i. Tổn thương giãn phế quản không thể hồi phục. Tuy nhiên có thể điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng của người bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Mục tiêu điều trị giãn phế quản là giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễ.m trùn.g.
1. Lợi ích của việc tập luyện đối với người bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là một trong những bệnh lý của phổi, gây ra tình trạng ho dai dẳng và tăng tiết đờm nhớt. Bệnh diễn tiến mạn tính và tiến triển nặng dần theo thời gian.
Vì vậy, người có tình trạng giãn phế quản cần được điều trị thích hợp và hiệu quả. Trong đó, các bài tập là một trong những phương pháp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong điều trị giãn phế quản.
Tình trạng tăng tiết đờm nhớt cùng với khả năng tống xuất đờm nhớt của niêm mạc giảm, gây ra tích tụ đờm, chất tiết trong lòng các phế quản, làm khởi phát các triệu chứng của bệnh như khó thở, ho nhiều... Các bài tập giúp người bệnh long đờm, dễ dàng ho khạc dịch đờm dãi trong phổi, phế quản ra bên ngoài, tăng cường sức cơ hô hấp.
Điều trị bằng vật lý trị liệu còn hỗ trợ việc tống xuất đờm nhớt trong đường thở, kiểm soát được tình trạng mệt mỏi do việc ho không hiệu quả.
Người bệnh giãn phế quản cần tránh tiếp xúc các chất kích thích đường thở như khói thuố.c l.á điện tử, khói từ lò sưởi hoặc khói công nghiệp, chất tẩy rửa, và bụi.
2. Một số bài tập cho người bệnh giãn phế quản
Các bài tập hỗ trợ hô hấp có thể giúp làm loãng đờm, khiến bệnh nhân ho khạc đờm dễ dàng hơn. Đây là một biện pháp hiệu quả, góp phần kiểm soát bệnh ổn định, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Làm sạch phổi được thực hiện thông qua phối hợp giữa vỗ rung ngực, thở chủ động theo chu kì, và có thể phối hợp với điều chỉnh tư thế phù hợp hằng ngày.
2.1. Động tác vỗ rung ngực
Bệnh nhâncó thể nằm hoặc ngồi. Người thực hiện sử dụng lòng bàn tay, chụm khép các ngón tay, tiến hành vỗ nhịp nhàng, đều đặn và di chuyển đều trên thành ngực của người bệnh, kết hợp rung và lắc ngực trong vòng 15-20 phút.
Thực hiện ở trước ngực khi nằm ngửa nếu vùng giãn phế quản ở phía trước, và đặt bệnh nhân nằm sấp nếu vùng giãn phế quản ở phía sau.
2.2. Cách thở chủ động theo chu kỳ
Người bệnh cũng có thể tự ho khạc chủ động để tống xuất đờm nhớt ra ngoài. Một trong những bài tập hỗ trợ phổ biến nhất là thở chủ động theo chu kỳ. Đây là một chuỗi ba động tác thở cùng nhau giúp loại bỏ đờm nhầy khỏi phổi bệnh nhân:
- Kiểm soát hơi thở: Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi, cảm nhận bụng phình lên. Thở bằng mũi hoặc miệng, cảm thấy bụng xẹp xuống. Cố gắng thở chậm và nhẹ nhàng.
- Hít thở sâu : Hít vào từ từ qua mũi, sâu nhất có thể, cảm nhận ngực và bụng nở ra. Giữ hơi thở trong 5 giây. Sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Lặp lại 3-4 lần.
Mở miệng thật to và thở ra thật mạnh, cho đến khi sẵn sàng khạc hết đờm nhớt. Lặp lại cho đến khi cảm thấy sạch đờm trong họng.
Thực hiện lặp lại chu kì trên cho đến khi không còn khạc ra đờm hoặc không còn nghe tiếng đờm đọng trong lồng ngực. Mỗi ngày nên ho khạc đờm 1-2 lần (buổi sáng và trước khi đi ngủ). Uống đủ nước để dễ khạc đờm.
Bài tập thở chủ động theo chu kì. Bệnh nhân kiểm soát hơi thở. Hít thở sâu 3 tới 4 lần và thở ra mạnh cho đến khi sẵn sàng khạc đờm.
2.3. Tập thở bằng cách vận động thể lực
Hàng ngày bệnh nhân giãn phế quản có thể đi bộ chậm hoặc kết hợp đi bộ nhanh (đi bộ nhanh nhất có thể nhưng không được chạy, không cần gắng sức quá mức). Thời gian đi khoảng 30 phút, vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối, khu vực thoáng mát, an toàn.
Ngoài ra, người bệnh có thể đạp xe đạp cũng giúp hỗ trợ làm sạch đường thở. Việc duy trì vận động thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện đợt nặng lên của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
3 . Một số lưu ý ở người bệnh giãn phế quản
Phục hồi chức năng hô hấp là phần quan trọng trong chăm sóc cho bệnh nhân giãn phế quản. Quá trình này bao gồm việc giáo dục kiến thức cho bệnh nhân, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hàng ngày và tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu. Việc tập luyện thường xuyên giúp cải thiện chức năng hô hấp và giảm triệu chứng gây khó chịu.
Ngoài ra cần chú ý:
- Người bệnh giãn phế quản cần uống đủ nước vì nước giúp làm loãng đờm, hỗ trợ bệnh nhân ho khạc dễ dàng hơn.
Người bệnh giãn phế quản cần uống đủ nước vì nước giúp làm loãng đờm, hỗ trợ bệnh nhân ho khạc dễ dàng hơn.
- Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tiêu thụ muối, đường, chất béo bão hòa; tăng cường dinh dưỡng từ rau quả và thức ăn lành mạnh.
- Người bệnh nên thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người mắc cảm cúm. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm đán.h răng và rửa mũi xoang, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ nhiễ.m trùn.g.
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của người bệnh, cũng như tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng lên, người bệnh tránh ra ngoài khi nhiệt độ xuống rất thấp. Nếu cần phải ra ngoài, hãy đảm bảo giữ ấm, đặc biệt là vùng mũi - họng, bằng cách sử dụng khẩu trang sạch hoặc khăn choàng.
- Vào mùa nắng nóng, đảm bảo uống đủ nước thường xuyên, tránh xa rượu bia vì các thức uống trên có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Ngoài ra, người bệnh chỉ nên hoạt động thể chất vào những thời điểm mát mẻ trong ngày.
Khi ở trong các tòa nhà công cộng hoặc sử dụng phương tiện giao thông có điều hòa, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu để tránh nhiễ.m trùn.g do không khí lưu thông kém.
Nếu người bệnh có công việc phải đi ra khỏi nhà cả ngày, nên mang theo đủ khăn giấy và túi khạc đờm. Trong lúc đi xa hoặc làm việc, nên tìm không gian riêng tư có nhà vệ sinh để tập khạc đờm.
5 dấu hiệu cảnh báo khớp bị 'già sớm' Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau để hình thành hệ thống xương tổng thể. Khớp là bộ phận quan trọng của hệ vận động trong cơ thể người. Tầm quan trọng của khớp đối với cơ thể Tạo ra các chuyển động. Tùy theo loại khớp và dây chằng, xương sẽ di chuyển theo nhiều hướng, góc độ khác nhau....