Thuộc cấp Dương Chí Dũng sắp hầu tòa vì “ăn bẩn” gần 3 tỷ đồng
Mua ụ nổi hư hỏng với giá “khủng” để “ăn” tiền “lại quả”, khi mang về Việt Nam sửa chữa, các đối tượng nâng số tiền sửa chữa lên hàng tỷ đồng để chia nhau.
Vừa bị tuyên án 22 năm tù về tội “Cố ý làm trái” và “Tham ô tài sản” trong vụ án Dương Chí Dũng, tới đây, nguyên Tổng Giám đốc Cty Sửa chữa tàu biển Vinalines Trần Hải Sơn (SN 1960) lại tiếp tục bị TAND tỉnh Khánh Hòa đưa ra xét xử về tội “Tham ô tài sản”, đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tử hình do tham ô hơn 2,6 tỷ đồng từ việc sửa chữa ụ nổi 83M.
Ụ đồng nát: người mua “ăn” tiền tỉ, người sửa cũng xén tiền tỉ
Ngày 15/3/2008, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ký hợp đồng mua ụ nổi 83M (gọi tắt là ụ nổi) thuê vận chuyển từ Liên bang Nga về. Gần 3 tháng sau, hàng về cảng Vân Phong. Do tình trạng ụ nổi đã cũ, hư hỏng nhiều nên Vinalines ký hợp đồng thuê Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin sửa chữa, đến tháng 3/2010 hết 197 tỷ đồng.
Giữa năm 2008, Vinalines có công văn giao nhiệm vụ cho Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (là đơn vị thành viên của Vinalines do Sơn làm Tổng Giám đốc) quản lý, giám sát việc sửa chữa. Tiếp đó, Vinalines cho phép công ty của Sơn thay mặt ký và thực hiện các hợp đồng phụ, thanh toán với các nhà thầu sửa chữa ụ nổi và ủy quyền cho Sơn thực hiện các văn bản trên.
Tháng 8/2008, lợi dụng việc được giao quản lý, ký hợp đồng sửa chữa một số phần của ụ nổi và thanh quyết toán, Sơn và cấp dưới Trần Văn Quang (SN 1976, Phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường của Công ty) đã móc nối với Trần Bá Hùng (SN 1979, Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Hyundai Vinashin) và Phạm Bá Giáp (SN 1972, Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân, tỉnh Khánh Hòa) thực hiện hành vi gửi giá và lập khống khối lượng vật tư sửa chữa trong hai bản hợp đồng để rút tiền Nhà nước, chiếm hưởng cá nhân.
Hùng được Hyundai Vinashin giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách và sửa chữa phần vỏ ụ nổi. Đầu tháng 7/2008 khi việc này gần kết thúc, Hùng thấy còn một số khối lượng thay tôn phần vỏ ụ nổi bằng thép và kẽm chống ăn mòn cần phải được thay nên gặp Quang, người được Sơn giao phụ trách theo dõi toàn bộ hoạt động sửa chữa ụ nổi, đặt vấn đề xin thi công hạng mục phần sắt hàn và kẽm chống ăn mòn với giá thấp hơn thực tế đang thi công và sẽ trích phần trăm bồi dưỡng nếu Quang chấp nhận.
Video đang HOT
Ụ nổi 83M
Nghe vậy, Quang đã báo lại nội dung trao đổi với Sơn. Sơn đồng ý giao khối lượng thay thế phần sắt hàn và kẽm chống ăn mòn cho Hùng thi công với đơn giá khoảng 25 – 26 ngàn đồng/kg sắt thay thế. Tuy nhiên, Sơn không đồng ý trích phần trăm như Hùng đặt vấn đề mà chỉ đạo Quang yêu cầu Hùng khi ký và thanh toán hợp đồng phải chấp nhận mức giá 12 ngàn đồng/kg, và Hùng phải mượn một pháp nhân để hai bên ký hợp đồng làm thủ tục thanh quyết toán.
Mặc dù được chỉ đạo như vậy nhưng Quang lại thống nhất với Hùng gửi giá 10 ngàn đồng/kg trên khối lượng thực tế thi công. Ngoài ra, Quang còn yêu cầu Hùng phải “lại quả” cho mình 10% giá trị của hợp đồng khi thanh toán. Hùng đồng ý cả hai yêu cầu nêu trên.
“Rửa” hàng tỷ tiền “bẩn” để nhận 40 triệu đồng “tiền công”
Để ký và thanh toán được phần việc sửa chữa theo thỏa thuận, Hùng đã gặp cậu vợ mình là Phạm Bá Giáp, Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân, nhờ cho mượn pháp nhân của công ty để ký hợp đồng và thanh quyết toán khối lượng sửa chữa hạng mục phần sắt hàn thay thế, đồng thời nhờ cậu đi đăng ký thêm ngành nghề sửa chữa tàu biển cho phù hợp.
Bị cáo Trần Hải Sơn “ăn” hơn 2,6 tỷ đồng từ việc sửa ụ nổi. Ảnh: Khánh Tùng
Hùng đề nghị sẽ chi 40 triệu đồng, Giáp đồng ý. Nhanh chóng Hùng lập hợp đồng, hoàn thiện hồ sơ để thanh toán, mua hóa đơn hợp thức đầu vào để công ty của Giáp hạch toán sổ sách, lập báo cáo với cơ quan thuế. Giáp ký hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh quyết toán và nhận tiền do Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines thanh toán, rút chuyển cho Hùng.
Ngày 10/8/2008, Quang và Hùng đã soạn thảo biên bản khảo sát ụ nổi, một ngày sau, lập dự toán sửa chữa. Giáp ký xong đưa cho Quang chuyển cho “sếp” Sơn ký. Biên bản nghiệm thu sau đó được thực hiện. Khối lượng thi công thực tế là 154.558kg sắt, đã được Hùng và Quang nâng khống thêm 30.992kg, đưa vào biên bản nghiệm thu để rút tiền ăn chia.
Tháng 10/2008, Quang đã lập bản quyết toán phần việc theo hợp đồng đã ký với công ty của Giáp, số tiền là hơn 7,3 tỷ đồng. Đến tháng 12/2008, hai đối tượng ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Tài liệu điều tra xác định: Từ ngày 17/11/2008 đến ngày 9/1/2009, Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines đã chuyển từ tài khoản hơn 6,7 tỷ đồng đến tài khoản của Công ty Nguyên Ân. Còn lại 543 triệu đồng, trước đó Quang đã lập hai phiếu thu khống, đề ngày 15/8 và ngày 5/10/2008 để Giáp ký, nội dung Công ty Nguyên Ân nhận tạm ứng tiền sửa chữa ụ nổi 83M theo hợp đồng. Sau đó, Quang làm thủ tục hoàn ứng để hợp pháp hóa cho việc quyết toán rút số tiền trên. Cảnh sát xác định, Quang và Hùng đã “ăn” hơn 1,5 tỷ đồng. Tổng cộng, số tiền gửi giá và quyết toán khống khối lượng tại hợp đồng là hơn 2,6 tỷ đồng.
Ụ nổi 83M trị giá 9 triệu USD là tang vật trong đại án Vinalines, khi mua đã 43 tuổi và hư hỏng, được lai dắt về cảng Vân Phong (Khánh Hòa), 83M là số chế tạo của ụ nổi. Từ việc này, Dương Chí Dũng và đồng bọn được “lại quả” 1,66 triệu USD.
Tính cả chi phí vận chuyển, bảo quản, sửa chữa, khi về đến Việt Nam, 83M tiêu tốn hết 24,3 triệu USD. Hiện, ụ nổi này đang được neo đậu tại cảng Gò Dầu B trên sông Thị Vải (Đồng Nai), tiêu tốn khoảng 1 tỷ đồng/tháng chi phí trông coi.
Ụ nổi có phải là tàu biển hay không cũng gây tranh cãi trong phiên tòa xử Dương Chí Dũng vừa diễn ra, do liên quan đến trách nhiệm của các công chức hải quan. Đại diện Bộ GTVT cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển, vì tàu biển trước hết là tàu, vật thể nổi trên biển, ụ nổi là vật thể nổi. Tàu biển di động được, còn ụ nổi không tự di động được.
Theo Phap luât Viêt Nam
Cha 2 lần ném con mới sinh xuống sàn
Chỉ vì câu nói đùa của vợ, người chồng nhẫn tâm 2 lần ném đứa con gái mới sinh xuống đất.
Cháu bé may mắn sống sốt sau khi bị cha ruột ném xuống đất (Ảnh minh họa)
Ngày 9/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt khẩn cấp Hoàng Trọng Bảo (SN 1980, trú tại thôn Pa Hy, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới) để điều tra về hành vi 2 lần ném con ruột mới sinh xuống sàn nhà.
Theo thông tin ban đầu, tối 27/7, sau khi uống rượu về, chỉ vì nghi con gái mới sinh không phải con của mình, nên Bảo đã gây sự với vợ mình là chị Hồ Thị Hột (SN 1991, quê ở huyện A Lưới).
Khi nghe chị Hột nói đùa: "Con bé không phải là con của mi mô", Bảo liền nói: "Không phải con của tau thì tau giết". Nói xong, Bảo vào phòng ngủ giật cháu bé rồi lạnh lùng ném xuống sàn nhà xi măng. Hoảng hốt, chị Hột chạy đến bế cháu bé lên tay và kêu cứu. Thế nhưng, Bảo tiếp tục giằng co, giật cháu bé trên tay mẹ ném xuống nền xi măng thêm một lần nữa. Lúc này có mẹ và hai người chị gái của chị Hột chạy vào can ngăn Bảo để chị Hột ẵm cháu bé chạy thoát qua nhà hàng xóm, rồi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Điền.
Sau hai cú ném của cha ruột, cháu bé vẫn may mắn sống sót. Hiện sức khỏe cháu bé ổn định và đã xuất viện.
Theo Khampha
Hơn 70 công nhân nhập viện sau bữa cơm trưa Sau khi ăn bữa cơm trưa gồm có cá kho, rau muống luộc, cơm, 71 công nhân nhà máy may Vạn Hà ở Thanh Hóa có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, chóng mặt... phải nhập viện điều trị. Chiều ngày 9-8, ông Đỗ Đình Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết vào lúc 14...