Thuộc cấp cấm phóng viên tác nghiệp, Chánh toà xin lỗi
Ngày 2/8, ông Đặng Phan Chung, Chánh án TAND tỉnh Gia Lai đã xin lỗi các phóng viên về việc cấm báo chí tác nghiệp.
Chiều ngày 11/7, Tòa án nhân dân TP. Pleiku (Gia Lai) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản giữa nguyên đơn là bà Trương Thị Hoàng Lan (47 tuổi, trú tại 263 Phan Đình Phùng, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) và bị đơn là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai.
Vì đây là vụ án khá phức tạp, nhiều tình tiết “bất thường”, được dư luận bàn tán nhiều nên có rất nhiều phóng viên đến đăng ký tác nghiệp.
Việc thẩm phán Võ Văn Bình lệnh cho lực lượng công an đưa PV ra khỏi phòng xử khiến hàng chục người tham dự tòa bất bình
Trong quá trình xét xử, các phóng viên thực hiện ghi hình phiên tòa, tuy nhiên, thẩm phán – chủ tọa phiên tòa là ông Võ Văn Bình tỏ ra “khó chịu” nên tạm dừng phiên tòa, đồng thời gọi lực lượng công an sở tại đến đưa PV Nguyễn Tâm của báo PL&ĐS ra khỏi phòng xử, sau đó tiếp tục điều hành phiên tòa trở lại.
Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra, trước đó, vào sáng ngày 21/6, cũng tại Hội trường xét xử nói trên, PV Thiên Thư của báo Dân Trí cũng bị công an lôi “xềnh xệch” ra khỏi phòng xét xử với lý do tương tự, dù đã đăng ký với thư ký phiên tòa.
Video đang HOT
Sau khi tìm hiểu thấu đáo sự việc, ngày 2/8, ông Đặng Phan Chung, Chánh án TAND tỉnh Gia Lai đã trực tiếp mời các phóng viên có mặt tại các phiên tòa nêu trên đến làm việc.
Ông Chung nêu quan điểm, việc tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai, phóng viên không nhất thiết phải đăng ký trước. Việc thẩm phán không cho PV tác nghiệp rồi yêu cầu lực lượng công an đưa PV ra ngoài phòng xử, ngành tòa án tỉnh Gia Lai không có các quy định như vậy.
“Hành vi của các thẩm phán trên rõ ràng là sai trái. Tôi rất buồn và lấy làm tiếc về sự việc này. Sau khi sự việc xảy ra, anh em đã báo cáo lại cho tôi, cũng do anh em…ngại báo chí thôi. Tôi xin lỗi các phóng viên về sự việc này”. Ông Chung nói.
Theo VTC
Rùng rợn cách đuổi... "vong" kiểu "nhà ngoại cảm"
Chỉ gõ vào trang tìm kiếm "Google" trong vòng 1 giây đã hiển thị 12.500 kết quả liên quan đến "những người có trí tuệ siêu phàm".
Ra ngõ là gặp "thần thánh"
Từ câu chuyện đáng buồn xảy ra đối với nạn nhân Nguyễn Thị Bính bị "áp vong" do "thầy Thạo" ở thôn Giữa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang gây nên, cho thấy sự cả tin đến mức mê muội của người dân và sự liều lĩnh của "thầy Thạo". Cho rằng chị Nguyễn Thị Bính bị "vong nhập" "thầy" Nguyễn Văn Thạo đã dùng roi dâu "đuổi ma" cho đến khi tử vong. Có thể nhận thấy, tất cả những "ông thầy" nổi lên hầu như đều có "mẫu số chung" là vin vào cớ tìm mộ liệt sỹ để có thể hành nghề mê tín dị đoan một cách công khai.
Mỗi người đến nhà "thầy" nhờ tìm mộ đều phải ngồi thiền theo cách chỉ định của "thầy"
Một cán bộ điều tra, CAH Hiệp Hòa cho biết: "Thạo đã khai nhận, do biết được sự cả tin của người dân nên đã lợi dụng để "giúp" họ chạy theo phong trào tìm mộ. Đặc biệt, Thạo biết được những người nhờ tìm mộ rất tin tưởng nên nói thế nào họ cũng nghe theo. Bởi không ai xác định được chắc chắn những hài cốt của người thân mang về, ngoài cách xét nghiệm AND mới xác đinh được thật giả, song việc này thì hầu hết không ai thực hiện, vì vậy Thạo cứ ung dung làm".
Trước tiên, phải khẳng định một điều rằng, các &'ông thầy" hiểu và biết rõ những điều mình làm, xong, vì điểm yếu của mỗi người dân và chính quyền để họ lợi dụng hành nghề một cách công khai là vì "làm việc thiện" và vì những vong hồn của những chiến sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Vin vào cớ đó, nên Thạo vào những "ông thầy" ở các nơi khác cứ thế mà...vô tư hành nghề. Hiểu được tâm tư, khát vọng của mỗi gia đình có người thân hy sinh, các "thầy" luôn tìm cách thỏa lòng bằng cách "nhìn thấu hư vô" bằng những điều phi lý, đại để như mô tả những điều mà chính bản thân gia đình cũng chưa từng biết. Vậy tại sao lại có nhiều người dân cả tin và tại sao những "ông thầy" này có thể mọc ở khắp nơi một cách dễ dàng như vậy?
Nội quy của một "nhà ngoại cảm" để hướng dẫn khách khi đến
Có thể lấy vụ điển hình gần đây nhất ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, "thầy Thạo" nổi lên như sự tất yếu của phong trào tìm mộ liệt sỹ xuất hiện ở địa phương trong khoảng từ 1 năm trở lại đây. "Phong trào tìm mộ của người thân ở địa phương xuất phát từ chính gia đình nhà "thầy Thạo".
"Vào khoảng đầu năm 2011 Thạo đi về huyện Yên Dũng gặp "nhà ngoại cảm" để nhờ tìm mộ liệt sỹ. Một thời gian sau thì Thạo đã bảo, được người thân là liệt sỹ "cho ăn lộc". Kể từ lúc này, "tiếng tăm" của Thạo được nhiều người đồn thổi, rồi tự Thạo khuếch trương bằng cách "chỉ làm việc thiện giúp người thôi". Chỉ có thế mà sân nhà Thạo có lúc đông không còn chỗ ngồi bởi mọi người khắp nơi đến "xin thầy" tìm mộ người thân"- ông Trương Quang Hán- Chủ tịch UBND xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết.
Dễ như xưng danh như "nhà ngoại cảm"
Thượng tá Tống Ngọc Long, Trưởng CAH huyện Hiệp Hòa, cho biết: "Việc chấn chỉnh những hoạt động này quả thật không đơn giản. Bởi xuất phát từ tự nguyện của người dân cả tin. Cơ quan công an chỉ có thể giữ ANTT do việc tụ tập đông người chứ chứng cứ để bắt những người này thì thật không đơn giản, nếu như chưa xác định vi phạm luật pháp. Chỉ có thể xử lý khi gây ra hậu quả nghiêm trọng như vụ đối tượng Thạo ở xã Lương Phong, tuy nhiên, việc xử lý như thế nào và xử lý đến đâu thì còn chờ vào kết luận điều tra của cơ quan công an".
Bác sỹ Lê Thị Ngọc, Trưởng khoa điều trị BV Tâm thần Bắc Giang, hàng ngày
phải dùng liệu pháp tâm lý để phục hồi cho bệnh nhân "bị cho là vong
nhập gây hoang tưởng"
Có thể nhận thấy trong thời gian qua, một anh nông dân, hay người anh đánh xe bò cũng có thể trở thành "kẻ siêu phàm" trò chuyện với "thế giới khác" một cách dễ dàng. Nguyễn Văn Thạo ở thôn Giữa, xã Lương Phong từng là anh đánh xe ngựa, học hết lớp 5 trường làng. Thế nhưng Thạo phao lên rằng, có tài sắp xếp để cho hồn ma nhập vào một cách tùy ý. Rồi lời đồn thổi cũng xuất phát từ làng quê, nào là "ông trời cho người này ăn lộc, phán người kia xuống trần cứu nhân độ thế..." Sự xuất hiện của các "thầy" đã đánh trúng tâm lý những người đang khát khao quy tụ người thân về quê hương để cho gần con, gần cháu. Thỏa nguyện này, song có nhiều người thân chưa hẳn đã đặt tất cả niềm tin, nhưng vì muốn an lòng nên cũng chẳng may mảy hoài nghi làm gì nữa.
Điều đáng buồn là những danh xưng "nhà ngoại cảm" ở khắp nơi, khắp thôn quê, xóm nghèo nhưng chưa khi nào có một nghiên cứu hay đánh giá về mặt khoa học, cũng như thẩm định con người đang hành nghề thật giả ở mức độ nào. Cái mác &'giúp và làm việc thiện" như bình phong hiệu quả đã cho phong trào "nhà ngoại cảm" bùng phát một cách dễ dàng như nấm mọc sau cơn mưa và cứ thế ung dung "tác nghiệp".
Thượng tọa Thích Thanh Nhã: "Nhà ngoại cảm dù có siêu năng lực
nhưng không có cái tâm sáng thì không hoàn thành được vai trò của mình"
Về việc này, Thượng tọa Thích Thanh Nhã hiện là Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, Chánh ban Đại diện Phật giáo quận Tây Hồ. Thượng tọa đang trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: "Dưới góc nhìn của nhà tu hành, nhà ngoại cảm dù có siêu năng lực nhưng không có cái tâm sáng, không có tính "Thiên Chân" thì sẽ không hoàn thành được vai trò "cầu nối âm dương" của mình và như vậy là phụ bạc nguyện vọng của đông đảo người dân đến nhờ cậy".
Thượng tọa khuyên chỉ: "Chính những lúc nguyện cầu, nếu nhà ngoại cảm có tà tâm thì cái tâm không sáng ấy sẽ là mảnh đất cho các vong linh lang thang, các tà thần nhập vào. Trong tình huống này, nhà ngoại cảm bị sai khiến để rồi đưa ra những nhận định, chỉ dẫn không có cơ sở hoặc không có thực. Cụ thể, năm 2004, khi nhà chùa tiến hành cải táng cho sư cụ Thích Thanh Vịnh - Trụ trì chùa Yên Duyên (tên gọi khác là chùa Đại Bi, quận Hoàng Mai).
Đầu tiên sư cụ được chôn cất trong nội tự nhưng sau khi bàn bạc, chúng tôi thống nhất đưa sư cụ ra ngoài. Khi khách khứa xong xuôi đâu đấy cả, đại sự chuẩn bị được tiến hành thì hai bà vãi ở chùa hớt hải chạy ra bảo không được cải táng vì xương thịt của sư cụ vẫn còn nguyên. Tôi hỏi ai nói thế, họ bảo "cậu đồng Niên" ở Tứ Kỳ, Hải Dương phán vậy. Tất nhiên chúng tôi không và vẫn làm theo điều nhà chùa đã định. Khi lật áo quan lên thì hoàn toàn không phải như "cậu đồng" đó phán và công việc đã diễn ra rất thuận lợi và tốt đẹp".
Theo ANTD
Tiên Lãng: Cán bộ huyện dồn đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở Khi vào UBND huyện đề nghị làm việc, cán bộ Văn phòng UBND huyện "huy động" bảo vệ, lái xe... đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở. Chiều qua (27.2), nhóm phóng viên đến trụ sở UBND huyện Tiên Lãng đề nghị cung cấp thông tin về việc xử lý cán bộ xã sau khi hết hạn đình chỉ và các quyết định...