Thủng màng nhĩ do pháo nổ
Khi đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện lỗ thủng lớn ở màng nhĩ bệnh nhân và buộc phải chỉ định phẫu thuật.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), bệnh nhân N., 27 tuổi, trú tại Gia Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng, nhập viện ngày 9/4 sau nhiều ngày có biểu hiện ù tai, tiếng gây khó ngủ, mệt mỏi và sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Trước đó 3 ngày, bệnh nhân tham dự một đám cưới và đứng gần vị trí đốt pháo. Khi pháo phát nổ, N. không may bị bỏng vùng da tại mang tai, cổ và thấy đau chói trong tai phải. Bệnh nhân trở về nhà và có triệu chứng bất thường những ngày tiếp theo.
Bệnh nhân được bác sĩ phẫu thuật xử lý sau tai nạn. Ảnh: BVCC .
Video đang HOT
Sau khi đi khám, bệnh nhân được phát hiện lỗ thủng lớn trên màng nhĩ và có chỉ định phẫu thuật để vá. Sau mổ, tình trạng bệnh nhân hiện ổn định.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Huyền, khoa Tai Mũi Họng, tình trạng thủng màng nhĩ lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nặng nề. Trong đó, một số biến chứng nghiêm trọng như viêm xương chũm (giảm sức nghe đáng kể), nặng hơn là xuất hiện những ổ viêm trong tai, trực tiếp ảnh hưởng và lây lan sang các vùng khác như viêm não, liệt mặt, viêm xoang tĩnh mạch bên, áp- xe não…
“Trường hợp của bệnh nhân N. nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến mất thính lực cùng một số biến chứng khác”, bác sĩ Huyền cho hay.
Bác sĩ Huyền khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng, đốt pháo dưới mọi hình thức do chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của người dùng và những người xung quanh.
Vị chuyên gia này chia sẻ nhiều trường hợp từng chịu những di chứng nặng nề suốt đời vì tai nạn pháo nổ. Một số trường hợp thậm chí mất mạng, kéo theo cả những người xung quanh.
Gia tăng trẻ em lớn mắc viêm não Nhật Bản
Thời gian gần đây xuất hiện trở lại tình trạng trẻ bị viêm não Nhật Bản, trong đó có không ít trẻ lớn tuổi do cha mẹ không tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh.
Bệnh nhi 13 tuổi điều trị viêm não Nhật Bản đã kéo dài hơn 2 tháng tại BV Nhi Trung ương.
Tại BV Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí trong tháng 7-8/2019 có 4 trường hợp mắc viêm não, viêm màng não nhưng đến tháng 7/2020 đến nay khoa Nhi đã tiếp nhận trên 10 trường hợp, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước, đa phần là bệnh nhi lớn tuổi.
Trường hợp điển hình như bệnh nhi V. Đ. X., 11 tuổi địa chỉ tại TP Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu Nhi trong tình trạng sốt, đau đầu. Qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm dịch não tủy, trẻ được chẩn đoán là viêm màng não do virus. Sau 9 ngày điều trị, rất may trẻ đã bình phục và trở về với gia đình.
Tại BV Nhi Trung ương, theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương hiện BV có tới hơn 70% trẻ lớn (từ 5, 6 tuổi trở lên) mắc viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý có trường hợp bệnh nhi X. 13 tuổi đã điều trị trong thời gian hơn 2 tháng do mắc viêm não Nhật Bản. Trẻ phải mở khí quản, ngoài ra còn có di chứng về thần kinh.
BS Đào Thiện Hải cho biết, với tình trạng ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn tuổi, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa con đi tiêm phòng nhắc lại viêm não Nhật Bản. "Khi chúng tôi hỏi các bà mẹ, hầu hết đều cho biết đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho con đầy đủ (tức là đến 2 tuổi con đã được tiêm 3 mũi vaccine 5, 6 trong 1).
Nhưng mọi người không biết vaccine có loại sẽ phải tiêm nhắc lại, ví dụ như vaccine phòng viêm não Nhật Bản sẽ bảo vệ được chắc chắn khoảng trên 90% trong vòng 5 năm đầu. Trẻ từ 2 tuổi tiêm xong 3 mũi thì sau khoảng 5 năm (khi trẻ lên 7 tuổi) phải tiêm nhắc lại cho con. Sau đó khoảng 12-15 tuổi lại tiêm nhắc lại thì mới đảm bảo duy trì được.
TS.BS Đỗ Thiện Hải lưu ý, trẻ bị viêm não Nhật Bản khả năng hồi phục thấp, trong trường hợp cứu sống được thì vẫn có những di chứng. Ngay bây giờ có thể nhìn thấy là không tự thở được, phải mở khí quản. Hay các bạn bị tăng trương lực co cứng cơ buộc phải nằm một chỗ, thi thoảng lại co cứng. Hay một số em bé sau bị liệt vận động không đi lại được... Di chứng lâu dài hơn về sau là động kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, hoặc hoặc ảnh hưởng thính lực.
Vì thế khi trẻ có những biểu hiện như trên, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, hôn mê cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng về sau.
Cảnh báo bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh ở ĐBSCL Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, thời gian gần đây, bệnh nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long bị bệnh tay chân miệng, phải nhập viện điều trị có xu hướng gia tăng nhanh và diễn tiến khác với mọi năm. Bác sĩ Chuyên khoa II Huỳnh Hùng Dũng - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng...