Thung lũng Sủng Là Bức tranh rực rỡ của cao nguyên đá Đồng Văn
Thung lũng Sủng Là được biết đến là một thung lũng xinh đẹp nhất thuộc địa phận của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với rất nhiều biệt danh như là ‘ốc đảo’, ‘ thung lũng nơi đá nở hoa’ hay là ‘đóa hoa rực rỡ đầy quyến rũ của cao nguyên đá’.
Được hình thành trên địa hình chênh vênh của đá tai mèo đầy hiểm trở, nhưng với sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường của các chồi hoa đã vươn lên tạo cho Thung lũng Sủng Là một cảnh sắc ngọt ngào mê hoặc lòng người.
Một gia đình người Mông ở Thung lũng Sủng Là
Hiện nay, Thung lũng Sủng Làđược xem là địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang không chỉ với người Việt mà còn là du khách nước ngoài. Hơn hết với sự xuất hiện trong bộ phim “Chuyện của Pao”, thung lũng Sủng Là trở nên ngày càng nổi tiếng và được nhiều người yêu thích.
Nét quyến rũ của Thung lũng Sủng Là
Thung lũng Sủng Là cách huyện Đồng Văn khoảng hơn 20km, nằm trên tuyến quốc lộ 4C, con đường nối liền các thị trấn ở Hà Giang. Xuất phát từ thị trấn Yên Minh, bạn rẽ trái, đi qua Phố Cáo sẽ tới ngã ba Sủng Là – Phó Bảng. Từ ngã ba, bạn chỉ cần đi vài trăm mét nữa là tới được Thung lũng Sủng Là.
Nhà của người Mông
Cảm nhận đầu tiên khi đến Thung lũng Sủng Là đó chính là không khí vô cùng trong lành, dễ chịu và sự yên bình đến lạ. Giữa những dãy núi đá tai mèo dựng đứng là những cánh đồng lúa với những người dân chân chất, mộc mạc đang trên đồng làm việc.
Làng văn hóa Lủng Cẩm – một ngôi làng nhỏ xinh bao gồm hơn 60 hộ gia đình đang sinh sống tại Thung lũng Sủng Là
Đến Thung lũng Sủng Là vào tháng 10 và tháng 11 bạn sẽ thật sự ấn tượng với vẻ đẹp của những đóa hoa tam giác mạch. Đây là loài hoa đặc trưng của Hà Giang nên hầu như ở bất kỳ nơi đâu cũng có rất nhiều loài hoa này, nhưng khi ngắm hoa tam giác mạch tại Thung lũng Sủng Là dường như hương sắc của chúng rực rỡ hơn.
Hoa tam giác mạch ở Thung lũng Sủng Là cũng trở nên rực rỡ hơn
Video đang HOT
Vào khoảng tháng 12, Thung lũng Sủng Là lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ của hoa cải trắng và cải vàng. Đây chắc chắn là khung cảnh bắt mắt không kém gì tam giác mạch. Nếu bạn đến vào những tháng đầu năm, sẽ thấy Thung lũng Sủng Là rực rỡ với những bông hoa đào rừng đua nở, ngập tràn hương thơm của thiên nhiên.
Thung lũng Sủng là rực rỡ hoa đào vào mùa Xuân
Đã đến với thung lũng Sủng Là thì bạn không nên bỏ qua việc ghé thăm làng văn hóa Lủng Cẩm – một ngôi làng nhỏ xinh bao gồm hơn 60 hộ gia đình đang sinh sống tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Ngôi làng có lịch sử hơn 100 năm và hiện nay là địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng thu hút rất nhiều khách du lịch tìm đến trải nghiệm.
Check in nhà của Pao
Nếu đã từng xem qua bộ phim “Chuyện của Pao” 2005 thì có 1 nơi mà bạn chắc chắn phải ghé thăm khi đến với Thung lũng Sủng Là. Đó chính là nhà của Pao, nơi được sử dụng làm bối cảnh của bộ phim. Đây cũng chính là địa điểm check in mà rất nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến Sủng Là.
Từ Thung lũng Sủng Là, bạn chỉ cần đi dọc đường nhựa là thấy biển Làng văn hóa Lũng Cẩm rồi rẽ vào. Nhà của Pao nằm ngay bên trái đầu bản nên rất dễ tìm.
Nhà của Pao tại Thung lũng Sủng Là
Căn nhà này được xây dựng rất mộc mạc, với khoảng sân trước nhà và hàng rào được làm bằng đá và chiếc ngói âm dương vô cùng đẹp mắt. Nơi đây còn trồng những cây mận và đào nên vào dịp đầu năm bạn sẽ ngắm được những đóa hoa rực rỡ trước cửa nhà. Đến đây bạn có thể hóa thân vào không gian cổ kính, mộc mạc như trong phim, hoặc cũng có thể sử dụng bộ trang phục sặc sỡ tạo điểm nhấn cho bức ảnh của bạn.
Ngôi nhà được xây dựng cách đây gần 100 năm với những mái ngói âm dương phủ kín rêu phong và phong cách kiến trúc quen thuộc về nhà cửa của người Mông. Nhà tường trình, hàng rào đất bao quanh và những cây mận trồng trong khuôn viên nhà.
Giữa những căn nhà của Pao là khoảng sân nhỏ lát bằng những đá tảng
Căn nhà ấm cúng với 3 dãy theo hình chữ U, giữa căn nhà là một khoảng sân nhỏ được lát bằng gạch đá tảng gọt đẽo. Ngôi nhà có một gian chính được chia thành nhiều phòng, bao gồm phòng khách, phòng ở, nhà kho, bếp và một chuồng để nuôi gia súc, gia cầm.
Khi đến thăm nhà của Pao, tuyệt đối không mặc đồ màu trắng. Đồng bào người Mông quan niệm rằng màu trắng chính là màu của tang tóc, đau thương, xui rủi. Bởi vậy, họ cực kỳ kỵ màu này. Bạn cũng không được chạm vào đồ vật. Bởi theo quan điểm của đồng bào dân tộc miền núi, cột nhà và cửa chính chính là nơi trú ẩn của thần giữ nhà. Do đó, bạn đừng vội vàng dựa người hay treo đồ vào các vị trí đấy. Xoa đầu trẻ nhỏ bày tỏ sự thân mật cũng là điều cấm kị bởi họ cho rằng việc làm này sẽ khiến trẻ bị ốm đau và xui rủi. Bạn cũng không được huýt sáo vì theo quan niệm của người Mông đây là cách gọi ma quỷ. Điều này sẽ đem lại giông bão và biến cố cho bản làng.
Khám phá 'Ốc đảo' Chắc Ri
Mùa khô, Chắc Ri là con rạch nhỏ, men theo đồng ruộng xanh ngắt, thuộc phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Nhưng khi nước nổi tràn đồng, xóa nhòa ranh giới đường mòn, đường đê, Chắc Ri trở thành 'ốc đảo'. Nhịp sống mùa nước cứ thế nhẹ nhàng trôi qua ở địa danh đặc biệt này.
Từ góc nào nhìn ra, cũng chỉ thấy mênh mông nước, khung cảnh đặc trưng của miền Tây những tháng cuối năm. Vỏ lãi, xuồng là phương tiện phổ biến, cơ động dễ dàng nhất thời điểm tháng 11.
Mấy cây điên điển nhỏ xíu cũng theo thời thế con nước, oằn mình trổ bông.
Khu vực này khá vắng vẻ, nên chó được nuôi rất nhiều, giúp chủ canh giữ "địa bàn". Tuy nhiên, khung cảnh bình yên ngày này tháng nọ khiến chúng cũng "hiền" theo, luôn tìm cách tận hưởng ánh nắng và gió mát giữa đồng Chắc Ri.
Nhiều năm nay, Chốt dân quân thường trực Chắc Ri (thuộc Ban Chỉ huy Quân sự phường Vĩnh Nguơn) được xây dựng rất kiên cố, khang trang, theo kiểu mẫu quy định của Bộ Quốc phòng.
Cán bộ, chiến sĩ dân quân bám chốt 24/24 giờ, bảo đảm cho Nhân dân nơi biên giới yên tâm sinh hoạt, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần củng cố khả năng phòng thủ, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Chốt Chắc Ri được bao phủ trong màu xanh của mấy cây me chua vài chục năm tuổi, bởi "vườn xoài" và vườn rau do chính tay chiến sĩ dân quân trồng.
Mùa nước nổi mang đến nguồn thủy sản phong phú cho đồng quê. Tận dụng con nước, chiến sĩ chốt Chắc Ri ngày ngày giăng lưới, đặt dớn xung quanh đơn vị.
Võ Văn Phụng (sinh năm 2004) tham gia trực chốt Chắc Ri hơn 1 năm nay. Từ ngày nước nhấp nhổm trên đồng, Phụng bắt đầu gắn bó với mớ lưới. "Chiều tôi giăng lưới sẵn, tối đi thăm, sáng hôm sau lội ra gỡ cá. Hầu như ngày nào cũng dính cá linh, cá chạch... đủ cải thiện bữa ăn cho anh em" - Phụng chia sẻ.
Không chỉ thế, chiến sĩ ở chốt còn được người dân thương quý, thi thoảng ghé gửi mớ cá, cua ốc họ bắt được trên đồng "ăn lấy thảo". Cá linh giờ lớn bằng ngón tay út, đem nướng liu riu trên bếp than, chấm với mắm me thì ngon hết sẩy!
Ở Chắc Ri, chỉ có 1-2 hộ dân đang sinh sống. Chị Khiếm (33 tuổi) theo ông bà, cha mẹ tới lui con rạch này từ lúc bé xíu. Thấy chị trưởng thành, cha mẹ giao đất để chị chăn nuôi.
"Lúc đầu, tôi chưa quen cảnh mình ên ở giữa đồng không mông quạnh. Riết rồi thấy bình thường, mùa này chăn vịt, mùa khác chăn dê, làm ruộng... tất bật suốt" - chị kể.
Mảnh đất nhỏ nơi gia đình chị gắn bó ngập tràn sức sống với đủ loại tiếng kêu của gia súc, gia cầm, toát lên vẻ bình yên khó tả, chẳng thể tìm thấy ở phố thị.
Bé Hiên (3 tuổi) cùng cha mẹ gắn bó với Chắc Ri, chạy ra chạy vô vài chục lượt, chơi đùa với khoảnh đất giữa đồng, nhìn bầy động vật lớn lên theo mình từng ngày. Rồi sau này, Chắc Ri sẽ là ký ức khó quên của cô bé, là miền nhớ thăm thẳm những ngày nước nhảy bờ...
Hà Giang: Phê duyệt Đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa có quyết định phê duyệt đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Ngày 31/10, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 2131/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá...