Thuế thương mại điện tử: Dư địa hay lỗ hổng?
Nền tảng xem phim trực tuyến Netflix chính thức có mặt ở Việt Nam và chưa đóng thuế 3 năm nay lại đặt ra câu chuyện, quản lý doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên nền tảng internet ra sao cho hiệu quả?
Thương mại điện tử bùng nổ đi cùng với việc khó kiểm soát thuế.
Ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này đã phối hợp với Cục Phòng, chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Netflix thống kê doanh thu trong 3 năm từ khi vào Việt Nam để truy thu thuế.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng yêu cầu Netflix xúc tiến làm việc với Bộ Tài chính đặt văn phòng đại diện, máy chủ lưu dữ liệu tại Việt Nam để kê khai thuế.
Nền tảng xem phim trực tuyến Netflix chưa chịu sự quản lý của pháp luật hiện hành tại Việt Nam do là doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động trên nền tảng internet và không đặt chi nhánh công ty tại Việt Nam. Vì vậy, chưa được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ.
Video đang HOT
Từ năm 2016, Netflix chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến trên nền tảng này. Hiện có khoảng hơn 300.000 thuê bao trong nước đang sử dụng dịch vụ, với mức phí từ 180.000 – 260.000 đồng/tháng/thuê bao. Hầu hết các khách hàng của Netflix tại Việt Nam đều trả qua thẻ tín dụng trực tiếp cho Netflix. Ước tính Netflix đang thu về hàng trăm tỷ đồng/năm. Chính vì thế, Nhà nước Việt Nam cũng thất thu thuế từ nguồn này.
Các con số từ hoạt động kinh doanh của Netflix cho thấy, kinh doanh thương mại điện tử vẫn là lĩnh vực mà dư địa để thu thuế vẫn còn rất lớn. Vì thế, trong bối cảnh nguồn thu ngân sách nhà nước ngày càng khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì việc bàn cách thu thuế lĩnh vực thương mại điện tử là việc phải làm. Riêng tại Hà Nội, qua rà soát từ các ngân hàng thương mại có 18.304 cá nhân, tổ chức cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, tổng thu nhập từ Google và Facebook, Youtube là 1.462 tỷ đồng. Cục Thuế Hà Nội đã tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế khai nộp, qua đó truy thu được 13,9 tỷ đồng tiền thuế.
Câu chuyện đóng thuế của Netflix cũng như WeTV, Iflix, Amazon TV… đã được Tổng cục Thuế nhắc đến nhiều lần. Thời điểm 1 năm về trước, tháng 9/2019 chính Netflix đã làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để cấp phép tại Việt Nam. Tổng cục Thuế cũng đã làm việc với Netflix và Netflix muốn đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định Việt Nam.
Phía Tổng cục Thuế cũng từng khẳng định, cơ quan thuế khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài đăng ký, khai và nộp thuế tại Việt Nam để không phải áp dụng biện pháp khấu trừ tại nguồn. Đối với trường hợp nhà cung cấp nước ngoài không đăng ký, khai và nộp thuế tại Việt Nam, cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp khấu trừ tại nguồn. Khi áp dụng quy định này, có hai dạng là người mua là tổ chức và người mua là cá nhân. Với người mua là tổ chức, sẽ áp dụng Thông tư 103/2014/TT-BTC; còn đối với người mua là cá nhân, sẽ phải quản lý qua dòng tiền thanh toán của các cá nhân này.
Để làm được việc này, tại Khoản 3 Điều 27 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định, các ngân hàng thương mại phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, để quản chặt thuế thương mại điện tử, Tổng cục Thuế buộc phải phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại để xác định được các tiêu chí, từ đó hướng dẫn cho các ngân hàng thương mại khấu trừ các khoản thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế đối với các giao dịch xuyên biên giới.
Kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế theo tháng, quý
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp, nhiệm vụ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế theo tháng, quý; áp dụng công nghệ thông tin để đánh giá mức độ rủi ro của hồ sơ khai thuế.
Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế các tỉnh, thành phố phải tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế.. Nguồn: Internet.
Cụ thể, đối với công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Tổng cục Thuế yêu cầu phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra hồ sơ khai thuế.
Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng, quý, phải thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế; áp dụng công nghệ thông tin để đánh giá mức độ rủi ro của hồ sơ khai thuế.
Đối với hồ sơ khai thuế, quyết toán năm, cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế, quyết toán năm liền kề (2018,2019). Áp dụng bộ tiêu chí tĩnh và bổ sung tiêu chí động về đánh gía tình hình biến động các tiêu chí tài chính, tài sản, kết quả kinh doanh, hành vi phổ biến trên địa bàn... để đánh giá mức độ rủi ro cao, vừa, thấp để thực hiện kiểm tra.
Đối với hồ sơ rủi ro thấp thì thực hiện kiểm tra, lưu hồ sơ theo quy định. Bộ phận thanh, kiểm tra thuế lập danh sách hồ sơ có rủi ro vừa trình thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo đề nghị doanh nghiệp giải trình, bổ sung thông tin tài liệu theo quy định. Đối với hồ sơ rủi ro cao thì thực hiện lập danh sách người nộp thuế kiểm tra và giám sát trọng điểm về thuế báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra kiểm tra để trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch thực hiện phân tích chuyên sâu, kiểm tra và giám sát trọng điểm tại trụ sở cơ quan thuế.
Cơ quan thuế phải khuyến khích người nộp thuế gửi thông báo, tiếp nhận thông tin giải trình thông qua phương thức điện tử qua Cổng thông tin của Tổng cục Thuế hoặc email, điện thoại...
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu, đối với kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 tại trụ sở doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở kế hoạch thanh, kiểm tra, cơ quan Thuế thực hiện phân tích rủi ro của người nộp thuế trên ứng dụng TPR sau khi cập nhật hồ sơ khai thuế mới nhất (năm 2019) với điểm rủi ro khi lập kế hoạch thanh, kiểm tra lần đầu; so sánh tổng doanh thu của hàng hoá dịch vụ bán ra trên tờ khai thuế giá trị gia tháng 6 tháng đầu năm 2020 với cùng kỳ năm trước để xác định mức độ rủi ro cao, vừa, thấp và thực hiện điều chỉnh kế hoạch.
Riêng đối với trường hợp người nộp thuế không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, dịch bệnh thuộc kế hoạch kiểm tra được duyệt, nhưng có kiến nghị không thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, qua phân tích chuyên sâu dữ liệu báo cáo tài chính cập nhật mới nhất về kết quả phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tờ khai thuế, mức độ tuân thủ của người nộp thuế và các thông tin thu thập khác, nếu có mức độ rủi ro thấp hơn khi lập kế hoạch thanh, kiểm tra và doanh nghiệp bị giảm mức tăng trưởng thì cơ quan thuế xem xét trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và chuyển sang thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.
Nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước qua công tác thanh tra, kiểm tra trong thời kì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế các tỉnh, thành phố phải tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế.
Netflix sẽ bị truy thu thuế tại Việt Nam Tổng cục thuế cho biết, sẽ tiến hành truy thu thuế đối với dịch vụ truyền hình trả tiền Netflix của Mỹ. Thông tin được ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ thanh tra kiểm tra (Tổng cục Thuế) cho biết tại cuộc họp của Ban chỉ đạo 389 quốc gia mới đây. Theo ông Vũ Mạnh Cường, hiện nay Luật An ninh...