Thuê nhà 15m2 sàn mới thành người HN
Để được đăng ký thường trú ở nội thành TP Hà Nội, một công dân phải có diện tích ở nhà thuê trong nội thành tối thiểu 15m2 sàn/người và phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên.
Sáng 3/7, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú.
Trước khi Nghị quyết thông qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Vũ Hồng Khanh đọc tờ trình của UBND TP về nghị quyết này.
Theo ông Vũ Hồng Khanh, Nghị quyết này nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô về lĩnh vực quản lý dân cư, vừa có hiệu lực ngày 1/7.
Ông Vũ Hồng Khanh cho rằng, sở dĩ phải đưa ra quy định này vì Hà Nội là thành phố có nhiều lợi thế về kinh tế, xã hội, đã thu hút nhiều lao động từ các nơi khác về làm việc, sinh sống. Tuy nhiên, việc di dân cơ học đã khiến hạ tầng xã hội, giao thông Thủ đô quá tải, an ninh trật tự phức tạp.
Phạm vi áp dụng tại 10 quận nội thành của Hà Nội (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Long Biên, Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy) và các quận mới được thành lập (nếu có sau này); chỉ áp dụng đối tượng thuê nhà ở.
Video đang HOT
Ông Khanh giải thích, do chỉ áp dụng trong nội thành nên quy định có khắt khe hơn để tránh nhập cư ồ ạt vào các quận, tránh mẫu thuẫn với hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Do vậy, xem đây là giải pháp kỹ thuật hạn chế nhập cư, bảo đảm văn minh đô thị.
Theo đó, UBND TP Hà Nội đề nghị diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành đến hết năm 2015 là 15 m2/người.
Ngoài đảm bảo điều kiện trên, công dân còn phải đáp ứng điều kiện đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên.
Ông Vũ Hồng Khanh – Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội
Nói thêm về mức quy định 15m2/người, ông Vũ Hồng Khanh cho biết, trước đây UBND TP đề xuất 20 – 27m2/người. Sau đó UBND TP xin ý kiến các bộ, ngành, được trả lời đây là mức quá cao. Đặc biệt, Bộ Xây dựng đề xuất chỉ nên ở mức 15 – 20m2. Ý kiến của Thường vụ Thành ủy, và UBND Hà Nội cũng thống nhất ở mức 15m2/người như ý kiến của Bộ Xây dựng.
Phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội, ông Lê Văn Hoạt cho biết khi nghiên cứu về phần phản biện của Mặt trận Tổ quốc, ông thấy có lưu ý cần làm rõ căn cứ diện tích sàn với diện tích ở. Đồng thời đề nghị ghi diện tích tối thiểu là 15m2 sàn/người, không ghi “cứng” 15m2. Đề nghị trên của ông Lê Văn Hoạt được đa số các đại biểu biểu nhất trí.
Nghị quyết được thông qua với 100% đại biểu có mặt đồng ý.
Như vậy, kể từ ngày 13/7, sau 10 ngày Nghị quyết được thông qua, diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành TP Hà Nội đến hết năm 2015 là tối thiểu 15 m2 sàn/người.
Điều 19 Luật Thủ đô 1. Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. 2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành. 3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú. 4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành: a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú; b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Theo 24h
Đề nghị trục xuất người di cư bất hợp pháp
"Chính phủ cũng cho rằng sẽ giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp bằng giải pháp kinh tế xã hội mà không giải quyết bằng luật cư trú để hợp pháp hóa" - Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ phát biểu trong phiên họp của Ủy ban TVQH chiều qua (21/3).
Theo ông Ngọ, điều này là "không thể chấp nhận được", và biện pháp mà ông đưa ra là "trục xuất chẳng hạn".
Không thể chấp nhận được
Dù Luật Cư trú không có quy định đối với những trường hợp di cư bất hợp pháp, tuy nhiên, cả Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đã đề cập đến thực trạng này. Nói mình là người "thường xuyên đi miền núi", ông Ksor Phước phản ánh tình trạng có huyện có tới 4,5 vạn dân cư do nhập cư bất hợp pháp, do di cư tự do đến, do đó "Cần nghiên cứu kỹ để xử lý tình huống này", bởi "Giờ cơ hội điều chỉnh thì chúng ta lại không làm".
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ khẳng định: Vấn đề di cư tự do đến ở bất hợp pháp thì không thể cấp hộ khẩu.
Chính phủ sẽ giải quyết tình trạng di cư tự do và nhập cư bất hợp pháp bằng giải pháp kinh tế xã hội. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Nhắc lại quan điểm của Chính phủ "Giải quyết (di cư tự do và nhập cư bất hợp pháp) bằng giải pháp KTXH mà không giải quyết bằng Luật Cư trú để hợp pháp hóa", ông Ngọ cho rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được, và biện pháp đưa ra là "trục xuất chẳng hạn".
Con cháu không được nhập khẩu về với ông bà
So với Luật Cư trú cũ, Luật sửa đổi bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc "giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi".
Trả lời chất vấn của Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai về vấn đề trục lợi, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nêu hàng loạt dẫn chứng. Theo đó, thậm chí còn những trường hợp lệnh truy nã, trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương được cho tạm trú nhằm thu tiền mà không ở. Hay tình trạng "Hiện có trên 1.000 xe của Việt kiều hồi hương, nhưng không về nước, nhưng qua việc nhập hộ khẩu đăng ký xe để bán nhằm trục lợi, trốn thuế ".
Xung quanh các quy định xác nhận phải có công chứng, cấm cháu nhập hộ khẩu về với ông bà, nhiều ĐBQH tỏ ý băn khoăn. Trưởng ban Công tác đại biểu QH Trần Thị Nương cho rằng: Pháp luật không thể gây khó khăn cho công dân, phải để con cháu về ở với ông bà nếu họ có nhu cầu, kể cả bố mẹ vẫn còn tình trạng hôn nhân tốt.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nói nếu bỏ quy định này "sẽ ảnh hưởng rất lớn". Chẳng hạn vấn đề đáp ứng nhu cầu học hành, giáo dục sẽ không đủ với những người có hộ khẩu ở các quận nội thành...
Hôm nay (22/3), phiên họp thứ 16 của UBTVQH sẽ bế mạc sau khi tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT và Chánh án TAND Tối cao.
Theo 24h
Ở nội thành 3 năm mới mong nhập cư HN Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thủ đô với 377/466 vị đại biểu nhấn nút tán thành... Với 377 đại biểu tán thành, 75 vị nhấn nút không thuận và 14 vị không biểu quyết, tại phiên họp chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thủ đô. Đây là một dự án luật có rất nhiều ý kiến...