Thuê lạc đà làm chủ hôn đám cưới
Phong tục lạ lùng này diễn ra ở Nhật Bản.
Ở Tochigi Prefecture (Nhật Bản), cô dâu, chú rể có thể thuê một chú lạc đà để làm chủ hôn cho buổi lễ trọng đại của mình. Lạc đà được biết đến như một loài động vật biểu trưng cho hòa bình và sự phồn thịnh trong quan niệm của người Shinto bản địa cũng như trong Phật giáo ở Nhật Bản. Thậm chí nó còn được coi là thần may mắn đối với người Nhật.
Bên cạnh đó, nhiều cặp đôi tìm tới chủ hôn lạc đà chỉ vì thấy chúng rất đáng yêu và có bộ lông mượt mà.
Lạc đà làm chủ hôn đám cưới.
Khách sạn Epinard Nasu, nơi chuyên tổ chức và phục vụ đám cưới ở vùng Tochigi, đã cho xây dựng một khu nuôi lạc đà ngay tại cổng vào. Thời gian gần đây, dịch vụ thuê lạc đà để chứng giám hôn lễ trở nên khá phổ biến và được ưa chuộng.
Giá thuê một chú lạc đà tại Tochigi Prefecture khá “mềm” (khoảng 50 USD).
Video đang HOT
Theo nhiều người dân tại Tochigi Prefecture, việc mời lạc đà làm chủ hôn không chỉ thể hiện nét mới trong văn hóa đám cưới tại Nhật mà còn thể hiện phong cách phương Tây văn minh và yêu động vật. Giới trẻ Nhật đang khá sính ngoại nên việc thực hiện đám cưới có sự xuất hiện của lạc đà đang là mốt tại Tochigi Prefecture.
Những chú lạc đà xinh đẹp được trang điểm bắt mắt.
Tuy nhiên, đôi khi việc thuê lạc đà làm chủ hôn đám cưới cũng có một chút bất tiện khi chúng có thể phóng uế ra lễ đường bất cứ lúc nào.
Theo_24h
Khi đất đai Nga vào tay người Trung Quốc?
Kế hoạch của ban lãnh đạo vùng Zabaikal giao đất đai Nga vào tay người Trung Quốc đã gây ra những phản ứng trái chiều trong xã hội Nga.
Kế hoạch giao đất đai Nga vào tay người Trung Quốc - cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê 115 nghìn ha đất nông nghiệp - của ban lãnh đạo vùng Zabaikal đã vấp phải phản ứng dữ dội ở Liên bang Nga.
Đã có một số trường hợp người Trung Quốc "vắt kiệt" những mảnh đất đi thuê tại một số khu vực ở Liên bang Nga.
Phe phản đối kế hoạch này chỉ ra nguy cơ rủi ro địa chính trị đi kèm việc chuyển giao cho người Trung Quốc sử dụng một thời gian dài một phần lãnh thổ Nga có diện tích rộng bằng diện tích Hong Kong. Người ta nói rằng, hợp đồng thuê dài hạn 49 năm tạo điều kiện để các vị "du khách" thâm nhập bén rễ tại vùng đất này và chắc hẳn sẽ muốn bám trụ ở Nga mãi mãi.
Trả lời phe này, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov nói rằng vấn đề "bành trướng của Trung Quốc" ở Zabaikal chỉ là lo lắng hão huyền. Theo ông Denisov, "không hề có căn cứ nào dù nhỏ nhất" để nghi ngờ Bắc Kinh có ý đồ thôn tính lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, mối lo về sự "hăng hái quá độ" của người Trung Quốc trong việc dùng hóa chất để sản xuất nông nghiệp được nhắc đến khá thường xuyên. Dư luận Nga e ngại rằng những người Trung Quốc thuê đất chắc chắn vẫn giữ thói quen thâm canh khai thác đất hết mức và rồi đến khi kết thúc hợp đồng, người Nga nhận lại mảnh đất bị vắt kiệt không còn sức sống mà việc phục hồi chưa biết sẽ mất bao nhiêu thập kỷ.
Đã có một số trường hợp người Trung Quốc "vắt kiệt" những mảnh đất đi thuê tại một số khu vực ở Liên bang Nga. Nhưng theo chuyên gia nông học Nga Ivan Starikov, điều này không phải là nguyên cớ để từ bỏ giao kèo "đôi bên cùng có lợi", khi tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiện nhất định.
Chuyên gia nông học Ivan Starikov cho rằng trước hết, cần đòi hỏi bên thuê phải bảo tồn độ phì nhiêu của đất thuê và chấp nhận điều kiện nhất thiết này trong hợp đồng. Hơn thế nữa là ở khu vực Zabaikal ta đang nói về mảnh đất từ lâu chưa được sử dụng. Trong thời gian đó, đất đai được nghỉ ngơi và tích lũy lớp đất bề mặt rất màu mỡ dành cho canh tác.
Nhà khoa học nông nghiệp Starikov giải thích: "Chỉ số chính về chất lượng đất minh chứng cho giá trị của nó: đó là hàm lượng mùn, tức là chất hữu cơ. Người Trung Quốc có thói quen khai thác triệt để đất đai trong vòng 5-7 năm đầu và có những vụ thu hoạch năng suất cao do bóc lột khả năng sinh sản tự nhiên. Họ thu lợi không nhỏ từ điều này, nhưng sau đó Nga sẽ phải bỏ ra chi phí lớn để phục hồi chất đất. Vấn đề bảo vệ đất cần được đặt ra cho người Trung Quốc một cách rất nghiêm khắc. Hàm lượng mùn trong đất vào cuối hạn thuê không được thấp hơn so với thời điểm ký hợp đồng thuê. Điều này cũng phải ghi rõ trong văn bản giao kèo".
Theo quan điểm của chuyên gia nông học Ivan Starikov, tại khu vực Zabaikal với sự tham gia của các nhà đầu tư Trung Quốc có thể tạo ra vùng đất canh tác giầu lớp hữu cơ, trong đó dự trù ban hành lệnh cấm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng.
Đối với Nga, sử dụng phù hợp địa bàn rộng lớn để sản xuất nông nghiệp cho ra những sản phẩm thân thiện với môi trường là công việc đầy tiềm năng. Theo dữ liệu của Tổ chức Nông-Lương (FAO) Liên Hợp Quốc, thị trường thế giới về các sản phẩm hữu cơ đang gia tăng 20% mỗi năm và hứa hẹn đạt tới 200 tỷ USD vào năm 2020.
Theo chuyên gia nông nghiệp Ivan Starikov, nếu "hợp tác một cách văn minh", Nga và Trung Quốc có thể "đôi bên cùng có lợi" trong thỏa thuận cho thuê đất này.
Trong khi đó, Thống đốc vùng Zabaikal - ông Konstantin Ilkovsky - muốn hợp đồng cho thuê đất dài hạn với công ty Trung Quốc Huae Sinban được ký kết trong quý đầu của năm 2016. Ông Ilkovsky nói: "Chúng tôi muốn hoàn tất các thủ tục trước khi bắt đầu vụ gieo trồng".
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo Kien thuc
Campuchia: Đảng CPP bầu Thủ tướng Hun Sen làm Chủ tịch mới Sáng 20/6, tại Hội nghị lần thứ 38 Ban chấp hành Trung ương đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Thủ tướng Hun Sen, Phó Chủ tịch CPP đã được bầu làm Chủ tịch mới thay Chủ tịch Chea Sim, từ trần ngày 8/6 vừa qua. Chủ tịch CPP Hun Sen và Chủ tịch danh dự Heng Samrin điều khiển kỳ họp. (Ảnh: Chí Hùng/Vietnam...