Thực vật giống y hệt động vật
1. Nấm “bàn tay”
Loại nấm này còn có được gọi là “Bàn tay của quỷ”. Nó giống như bàn tay của người đã chết bị thâm lại đang cố gắng với một thứ gì đó. Phần dưới của cây nấm xoè ra giống như cái tay áo rách…
Nấm này ghê quá !!!
2. Quả phật thủ
Quả phật thủ này đã khá quen thuộc với người Việt Nam. Nó có hình giống như những ngón tay của bàn tay. Ở Việt Nam, quả phật thủ thường được dùng để trang trí, trong ẩm thực phương Tây cũng rất hay sử dụng phật thủ bởi mùi thơm của nó.
Phật thủ thường xuất hiện trong dịp Tết ở Việt Nam
3. Hoa “ sao biển”
Video đang HOT
Đây là một loại hoa chỉ có ở Namibia (Châu Phi). Tên thật là hoa Stapelia flavopurpurea, trông giống như 1 con sao biển tươi sáng.
Đẹp quá!
4. Hoa Eyeballs
Loài hoa này thật sự đặc biệt, trông chúng như có những đôi mắt thò ra và nhìn chằm chằm vào tất cả mọi thứ…
Hoa đang “nhìn” chúng ta đó…
5. Hoa “Faucaria tigrina”
Loài hoa này trông thật đáng sợ! Chúng giống như hàm răng của 1 loài động vật ăn thịt. Tên của loài hoa này được đặt theo tiếng La tinh, “Faucaria” có nghĩa là mồm của động vật và “tigrina” nghĩa là hổ. Nó có 1 biệt danh đó là ” Hàm răng của hổ”.
Nhiều “răng” quá!
6. Xương rồng “não”
Loài xương rồng này có hình dạng cực kì giống với não người chỉ có điều nó có màu xanh của thực vật.
Giống não của con người quá
7. Hoa “cười”
Các nhiếp ảnh gia đã chớp được khoảnh khắc ánh mặt trời chiếu xuống 1 bông hoa “Ceropegia monteroiae” để tạo ra 1 khuôn mặt cười vô cùng đáng yêu.
Thật đáng yêu
Theo kênh 14
Rau gia vị - Kháng sinh từ thực vật
Các chuyên gia y tế phương Tây luôn đề cao các loại thuốc dân gian của người phương Đông, trong đó có các loại rau gia vị được coi là kháng sinh thực vật có hiệu quả tốt.Các sách y học cổ truyền có uy tín như Bản thảo cương mục (Lý Thời Trân), Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh - Nguyễn Bá Tĩnh), Lĩnh Nam bản thảo và Dược phẩm vận yếu (Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác) đều có nêu tác dụng trị liệu của nhiều loại rau thơm, gia vị mà nhân dân thường dùng. Trong các bữa ăn của người Việt, nhất là vào các dịp cúng giỗ, lễ, Tết, đĩa rau thơm gia vị có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tính hàn nhiệt của các loại thực phẩm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh tật, kích thích tiêu hóa, đem lại sự ngon miệng. Dưới đây là các loại rau gia vị phổ biến:* Bạc hà: Vị cay thơm, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, hạ sốt. Thường dùng chữa cảm mạo nhức đầu, dị ứng nổi mề đay, viêm họng có sốt, đàm vướng ở cổ, đau họng khản tiếng, say nắng.* Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, đắng, tính ấm. Củ hẹ và lá hẹ thường dùng chữa ho (hấp với đường phèn), chữa kiết lỵ, giun kim, đau họng, hen suyễn.
* Hành: Vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, giải hàn tà, lợi khí, tiêu sưng. Thường được dùng chữa cảm cúm (cháo hành), đau bụng do lạnh, đau răng, lợi tiểu, trừ mụn nhọt, an thai.
* Ngò tây (ngò gai, ngò tàu): Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng thông khí, trừ hàn, tiêu thực, được dùng để kích thích tiêu hóa, trừ cảm mạo. Thường được dùng chung với rau húng quế trong món phở, tạo ra hương vị đặc biệt.
* Húng quế (húng lủi): Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu tiện, nấu nước để ngậm và súc miệng chữa đau răng, sâu răng. Hạt húng quế có tác dụng chống táo bón: cho từ 6-12gr hạt vào chén nước sôi để nguội hoặc nước pha đường, đợi cho hết chất nhầy nở ra rồi uống.
* Ớt: Vị cay, thơm, tính hơi ôn, dùng kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, chữa đau lưng, đau khớp. Lá ớt dùng chữa rắn cắn: giã nhỏ, đắp vào chỗ rắn cắn, ngày 2 lần.
Theo Lương y Lương Công Bảy
Thanh niên
Ngắm Sa Pa "đông cứng" trong băng (Dân trí) - Sáng nay 21/11, với nhiệt độ chỉ còn 1,5 độ C, một cảnh tượng thiên nhiên hết sức kỳ thú đã xuất hiện ở vùng du lịch Sa Pa: băng tuyết phủ trắng vùng đèo Ô Quý Hồ cao hơn 2.000m so với mặt nước biển. Anh Giàng A Kho, một người dân ở bản Ý Lình Hồ, xã San...