Thức uống tăng cường miễn dịch, ngừa cảm lạnh mùa mưa
Thời tiết chuyển lạnh dễ khiến sức đề kháng suy giảm, hãy bổ sung ngay những thức uống thiên nhiên này vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng cảm lạnh.
Bệnh đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh… rất thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Dưới đây là một số thức uống làm từ nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong bếp giúp giữ ấm cơ thể, phòng cảm lạnh hiệu quả. Chỉ cần dành vài phút thực hiện, bạn đã có ngay đồ uống thơm ngon, hấp dẫn lại giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng chữa cảm mạo, phong hàn, nghẹt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc cơ thể… Bên cạnh đó, nhờ khả năng chống viêm và kháng khuẩn mà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, ngăn ngừa hiệu quả cảm lạnh, đồng thời có tác dụng tiêu đờm, giảm đau họng nhanh chóng.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước ấm, sau đó thêm vào vài lát gừng tươi, ngâm khoảng 5 phút là có thể dùng ngay.
Sữa nghệ
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, nghệ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, đồng thời giúp làm đẹp da và giữ dáng hiệu quả.
Với khả năng kháng viêm mạnh mẽ, một cốc sữa nghệ ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh và bệnh về hô hấp. Ngoài ra, những dưỡng chất có trong sữa nghệ còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa nhanh chóng và giảm cân nhanh chóng.
Mật ong có tính kháng viêm, chống khuẩn và giàu chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó thường được sử dụng để làm phương thuốc tự nhiên chữa được nhiều căn bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng…
Mật ong có vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh tâm, tì, phế, vị, đại tràng, có tác dụng giảm mật độ axit của dịch vị, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa viêm gan, viêm túi mật, rất tốt cho người gặp các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Một ly nước ấm pha mật ong uống mỗi tối hoặc sáng sớm giúp tăng đề kháng, giảm đau họng và mệt mỏi.
Trên đây là một số thức uống tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh.
Thiên Bình (T/h) – Nguồn ảnh: Internet
Theo khoe365
Video đang HOT
Hướng dẫn mới nhất bằng hình ảnh giúp phân biệt cảm lạnh với cúm?
Cảm lạnh và cúm có chung nhiều triệu chứng, có thể khiến bạn gần như không thể xác định được mình đang bị loại nào cho đến khi quá muộn?
Hắt hơi, ho và nghẹt mũi là những dấu hiệu của cả hai bệnh, nhưng sốt và đau nhức cơ thể diễn ra nhanh và mạnh là những dấu hiệu chỉ điểm bệnh cúm.
Trong khi cảm lạnh khiến bạn khó chịu trong một vài ngày, thì cúm lại có thể dẫn đến các biến chứng có thể gây tử vong.
Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng của hai loại vi-rút này và khi nào thì cần đi khám bác sĩ
Sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể là những dấu hiệu báo động bệnh cúm chứ không chỉ là cảm lạnh thông thường
Các triệu chứng chung của cả cúm và cảm lạnh là hắt hơi, nghẹt mũi, ho và đau họng.
"Thường thì trong giai đoạn sớm nhất, có thể khó phân biệt giữa các bệnh này ", bác sĩ Brian Secemsky, bác sĩ nội khoa tại One Medical ở San Francisco, nói.
Chỉ điểm các triệu chứng
1. Bạn có bị sốt không?
Các triệu chứng đặc trưng của cúm bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau nhức người và buồn nôn.
Các triệu chứng cảm lạnh thường chỉ ở trong mũi, họng, tai và vùng ngực.
Bác sĩ nội khoa Gail Van Diepen tại Florida nói rằngsốt thường là dấu hiệu báo động lớn nhất cho thấy bạn bị cúm.
2. Bạn bị ốm có nhanh không?
Sự khởi đầu nhanh chóng của các triệu chứng cũng có thể giúp phân biệt giữa hai bệnh.
Hầu hết những người bị cảm lạnh thông thường đều trải qua các triệu chứng kiểu giống như cảm lạnh trong vài ngày trước khi đạt đến đỉnh điểm của bệnh.
Còn bệnh cúm thường phát ra nặng nề và nhanh chóng.
"Bệnh có thể nổ ra tức thời, phút trước bạn vẫn ổn và rồi ngay phút sau bạn đã bị đau đầu và bắt đầu toát mồ hôi lạnh", theo bác sĩ Van Diepen.
3. Chóng mặt, đau ngực, thở nông
Bác sĩ Secemsky khuyên bạn đi khám nếu bắt đầu cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc đau ngực vì đó là dấu hiệu cho thấy các triệu chứng cúm có thể đã phát triển thành viêm phổi hoặc nhiễm trùng.
"Các bà mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu trẻ bị sốt cao", bác sĩ Van Diepen nói.
4. Không thể ngừng thở khò khè và ho? Đừng quá lo lắng
Thông thường đây là những dấu hiệu của cảm lạnh.
Chỉ khi nó chuyển thành các vấn đề về hô hấp thì bạn có thể mới phải quan tâm.
Tự chăm sóc như thế nào?
1. Tiêm phòng cúm
CDC khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm để bảo vệ tốt nhất bản thân khỏi vi-rút và không bao giờ là quá muộn.
Ngay cả khi bị cúm, việc đã tiêm phòng cúm sẽ giúp cơ thể có cơ hội tốt hơn trong việc chống lại bệnh.
"Tiêm phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa cúm và giảm cường độ bệnh nếu nó xảy ra - rất khuyến khích cho bất cứ ai không có chống chỉ định với vắc-xin này!" BS. Secemsky nói.
Các bác sĩ nói rằng nên tìm sự trợ giúp y tế trong vòng 24 giờ nếu bị sốt và ớn lạnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già
2. Ngủ và bù nước
"Hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách nghỉ ngơi thật tốt và bổ sung nước đầy đủ có thể giúp giảm mức độ nặng của các triệu chứng", BS. Secemsky nói.
3. Giữ vệ sinh và đừng cố làm "kẻ tử vì đạo"
Nếu bạn nghĩ mình bị cúm, hoặc được chẩn đoán bị cúm, đừng đi làm và ngừng làm việc nhà.
Cả cảm lạnh và cúm đều là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên rất dễ lây lan và lây qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.
Bệnh có thể được lây qua hắt hơi, ho và chạm vào các bề mặt mang mầm bệnh.
Bất kể áp lực nào khiến bạn muốn đến văn phòng, sẽ tốt hơn cho mọi người nếu bạn không đến.
Để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh, bác sĩ Secemsky nói, "rửa tay thường xuyên [và] đeo khẩu trang...trong thời gian bị sốt có thể giúp giảm lây truyền vi-rút".
4. Có thể thử các thuốc không kê đơn - nhưng chỉ trong giai đoạn sớm
Các thuốc không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của cả cảm lạnh và cúm và thuốc kháng vi-rút có hiệu quả nhất nếu được uống trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Sau đó, đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn.
5. Khi nào cần đến bệnh viện
Không được mạo hiểm, nhất là với người già, người nghiện thuốc lá hoặc có bệnh lý từ trước.
Những người hút thuốc lá cũng dễ bị viêm phổi do cúm hơn, vì vậy họ cần tìm sự trợ giúp y tế ngay khi bắt đầu có triệu chứng.
Người cao tuổi và những người mắc các bệnh lý nội khoa từ trước, như đái tháo đường và bệnh phổi, đặc biệt nên tìm sự trợ giúp y tế vì họ dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
"Tuy phần lớn bệnh nhân mắc các triệu chứng cúm thường hồi phục khá tốt với tự chăm sóc tại nhà, song nên đặc biệt xem xét tìm sự trợ giúp y tế nếu người bệnh có tuổi cao và có bệnh mãn tính nghiêm trọng", BS. Secemsky nói.
Cho dù có phù hợp với những mục này hay không, nhưng nếu bị nôn, tình trạng người bệnh có thể xấu đi nhanh chóng.
"Nôn có thể dẫn đến mất nước, do đó đáng để đi khám bác sĩ ngay trong ngày", cô nói.
Cho dù các bệnh viện có đông đúc và quá tải, thì BS. Van Diepen nói rằng bạn vẫn nên xếp hàng.
"Đừng chần chừ quá lâu để đi khám, và nếu bác sĩ không thể thấy bạn thì hãy chủ động và đừng cho rằng đó chỉ là cảm lạnh và trì hoãn vài ngày vì kết cục bạn có thể bị viêm phổi".
Cẩm Tú
Theo DM
Bác sĩ bị tiểu đường 12 năm, ung thư trong 7 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản Những chia sẻ của bác sĩ Trịnh Di Hà sẽ làm cho bệnh nhân tiểu đường cũng như ung thư vững tin hơn vào cuộc sống này. Bác sĩ Trịnh Di Hà, nguyên trưởng Khoa Nội của Bệnh viện Bình An (Bắc Kinh) đã về hưu chia sẻ bí quyết sống khỏe của bản thân mặc dù ông đã bị ung thư 7...