Thức uống giải rượu hiệu quả
Uống nước sắn dây, gừng, đậu xanh, cà chua, nước dừa sau khi uống rượu giúp hồi phục sức khỏe, tinh thần sảng khoái.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên, nước chanh chứa rất nhiều axít, gây hại dạ dày nhất là khi bụng rỗng.
Bác sĩ khuyến cáo, khi người nhà bị say rượu, người thân cần chú ý theo dõi. Nếu người bệnh vẫn tỉnh và nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lưu ý thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn. Ngoài ra có thể uống cốc nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong… hoặc uống oresol bù nước, điện giải.
Nếu người say nói ú ớ, không thành rõ từ, gọi không biết, không thể ngồi được thì cần đặt nằm nghiêng sang một bên, tốt nhất nghiêng sang bên phải do dạ dày uốn cong, nằm vị trí này giúp dạ dày không bị kích thích nôn ra ngoài. Người say thở yếu, ngừng thở, tím tái, chân tay lạnh thì cấp cứu ngay.
Ảnh: Webzstudioz
Một số thức uống giúp giải rượu hiệu quả
Nước sắn dây
Sắn dây hay còn có tên gọi khác là sắn cơm, bạch cát… có nhiều công dụng hữu hiệu trong chữa bệnh. Ngoài lợi ích giải rượu, nước sắn dây giúp điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, làm mát gan, giải độc gan.
Thành phần chính của bột sắn dây là tinh bột và các chất soybean flavone, isofvane có tác dụng làm giãn động mạch vành và động mạch não, hạ thấp đường trong máu, làm hết co giật cơ bắp, hạ nhiệt, giải khát…
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Gừng phát tán phong hàn, chống ói.. Vỏ gừng giúp lợi tiểu. thanh lọc cơ thể.
Pha vài lát gừng tươi vào nước nóng hoặc dùng nước gừng nóng kết hợp với mật ong, chanh tươi là có thể có được hỗn hợp giải rượu bia, trị nhức đầu một cách hiệu quả.
Video đang HOT
Nước đậu xanh
Trong đông y, đậu xanh vị ngọt, tính hàn, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, đậu mùa.
Trong đậu xanh có chứa tannin, protein, những hợp chất flavone có thể kết hợp cùng với arsenic, thủy ngân, chì và một số hợp chất khác để tạo ra những trầm tích giúp giải bỏ độc tố nhanh chóng.
Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt.
Nước ép cà chua
Ép hoặc xay sinh tố cà chua vừa là một loại nước giải khát bổ sung nhiều vitamin E tăng năng lượng cho cơ thể vừa giải rượu rất tốt. Có thể thêm muối để giảm độ chua hoặc thêm chút đường nếu bạn thích ngọt.
Thức uống này còn có tác dụng phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì.
Nước dừa
Cốc nước dừa giúp bù đắp cho cơ thể lượng nước đã tiêu hao do uống quá nhiều bia rượu. Trong nước dừa chứa nhiều chất điện giải quan trọng như kali và natri. Chính vì thế, uống một ly nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì quá chén.
Thùy An
Theo VNE
Những 'cấm kỵ' khi ăn khoai lang ai cũng nên biết
Khoai lang là thực phẩm rất tốt, nhưng với một số người mắc bệnh sau đây thì nên hạn chế, thậm chí là 'cấm kỵ' với món ăn này.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.
Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không dều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.
Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể:
Người đang đói
Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.
Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Người bị thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A..., khi thạn yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Người có bệnh về dạ dày
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Không nên ăn khoai sống
Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...
Không nên ăn quá nhiều khoai lang
Thứ nhất, dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn "dưới ba lạng" khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính
Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.
Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả
Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.
Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.
Theo Tiền phong
Thực hư việc ngâm chân cho trẻ nhỏ trị khỏi ho Nhiều mẹ cho rằng khi con bị ho, thay vì điều trị, chỉ cần ngâm chân bằng nước gừng sẽ khỏi bệnh. - Gần đây tôi thấy nhiều phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội cách dùng gừng ngâm chân cho con để trị ho, sổ mũi. Tôi nghĩ cách này người lớn dùng có thể tốt, nhưng với trẻ con không...