Thức uống “đánh nhau”
Ngày Xuân không thể thiếu chén rượu, ly bia. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết dừng ở chừng mực nhất định và không nên pha lẫn các thức uống với nhau.
Xuân về – Tết đến là dịp để gia đình, họ hàng, bạn bè họp mặt cùng với những buổi tiệc tất niên, ăn uống. Trong đó không thể thiếu những ly rượu, lon bia, nước ngọt có gas, nước giải khát… Trong chừng mực, rượu bia, nước ngọt, nước tăng lực phần nào làm cho chúng ta thấy hưng phấn, mở lòng ra và làm cho các bữa tiệc vui, mọi người dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc cố ý pha chế, kết hợp một số thức uống không hợp lý sẽ gây nên những tác động xấu đến sức khỏe.
Chuyến du hành “chuếnh choáng”" của rượu
Chất cồn có trong rượu, bia sau khi được đưa vào cơ thể sẽ thấm vào máu, di chuyển đến gan nơi xảy ra quá trình chuyển hóa, hấp thu. Khi thấm vào máu, một phần rượu cũng sẽ theo lên não. Tại đây, chất cồn có thể “chiếm chỗ” một số khu vực có chức năng nhận, trao đổi các tín hiệu thần kinh, làm cho tế bào não không nhận được các tín hiệu một cách đầy đủ. Nếu uống nhiều, lượng cồn lên não tăng sẽ làm cho quá trình truyền nhận tín hiệu thần kinh tại não bị ảnh hưởng lớn, có thể gây nên những dấu hiệu của say rượu như nói không rõ ý, nói lặp lại 1 chuyện, đi không vững, quờ quạng, dễ kích động…
Ngoài ra, khi chất cồn vào cơ thể, phần lớn sẽ được chuyển hóa tại gan. Trong quá trình chuyển hóa, một chất trung gian có tên acetaldehyde được tạo ra. Nếu lượng chất acetaldehyde nhiều, có thể gây nôn ói, nhức đầu…
Thức uống lẫn lộn sẽ làm dạ dày tác động xấu đến sức khỏe (Ảnh minh họa)
Kết hợp thức uống bất hợp lý
Uống rượu, bia cùng lúc hay pha chung với champagne, nước ngọt… sẽ khiến say nhanh hơn. Do nước ngọt có gas và đường trong nước ngọt sẽ làm chất cồn trong rượu bia nhanh chóng lan tỏa vào máu, đồng thời sinh ra một lượng lớn CO2 gây hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.
Uống rượu mạnh pha với nước tăng lực: Có thể gây nhịp tim nhanh. Với những người có nguy cơ hoặc bị bệnh lý tim mạch, thì uống loại “cocktail” này có nguy cơ bị bệnh nặng hơn cả thức uống chứa hàm lượng caffeine cao. Ngoài ra, loại thức uống này có thể làm nặng hơn các triệu chứng say rượu như: nhức đầu, buồn nôn, nôn ói…
Pha rượu với mật hoặc máu động vật: Do máu động vật khi bị làm thịt thường dễ nhiễm bẩn, sinh độc tố hoặc độc tố có sẵn trong máu, nồng độ rượu để pha không đủ để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc độc tố, vì vậy, khi uống rượu có pha máu động vật dễ bị nhiễm bệnh hoặc ngộ độc. Người bị nhiễm độc có thể bị nhức đầu, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… nặng hơn có thể bị rối loạn tri giác, hôn mê thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Bí quyết giảm say, giã rượu
Trước khi uống
Nên ăn “lót lòng” trước khi tham gia buổi tiệc. Hoặc trong bữa tiệc nên vừa ăn vừa uống. Không nên chỉ uống mà không ăn. Thức ăn sẽ làm cho chất cồn trong rượu, bia chậm hấp thu vào máu, hạn chế lên não. Ngoài ra, còn làm giảm acetaldehyde trong dạ dày.
Nên nhớ rằng, ăn càng nhiều, bụng sẽ no giúp bạn không uống được nhiều nữa. Nếu bạn uống sữa mà không bị rối loạn tiêu hóa thì một ly sữa trước khi “nhậu” cũng giúp giảm nguy cơ bị say rượu bia. Sữa sẽ tạo nên 1 lớp “màng bọc” lên niêm mạc của dạ dày và làm chậm quá trình hấp thụ cồn vào máu.
Khi tụ tập mà có bia, rượu, bạn nên cố gắng uống ít lại để không bị say xỉn (Ảnh minh họa)
Trong khi uống
Bạn nên tuyệt đối tránh uống những loại “cocktail” được pha chế không hợp lý. Không nên uống hùa theo bạn bè. Nếu phải uống thì chỉ vừa phải. Tốt nhất là khi được mời, bạn chỉ nên uống đơn thuần bia, rượu, nước tăng lực, nước giải khát có gas…
Sau khi uống
Vì “hoàn cảnh” mà bạn phải uống đến mức bị say thì một số cách sau có thể giúp giã rượu:
- Cố gắng uống nước ép hoặc ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, dứa, ổi, cóc… hoặc có thể dùng viên vitamin C. Điều này sẽ giúp làm giảm tác động có hại của acetaldehyde đối với cơ thể.
- Uống nhiều nước sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu chất cồn vào máu, cũng như bù lại lượng dịch mất đi qua quá trình tiểu tiện trong buổi nhậu. Một ly trà xanh, có thêm vài lát gừng cũng giúp giải rượu, bia tốt.
- Ăn chén cháo loãng hoặc uống nước cơm cũng giúp làm giảm chất cồn trong rượu được hấp thu vào máu
- Nếu cảm thấy buồn nôn, khó chịu, thì có thể ói ra, không cố chịu đựng vì xấu hổ hay ngại. Nôn sẽ giúp loại bỏ phần rượu, bia chưa kịp hấp thu vào máu.
- Đi ngủ: Giấc ngủ có thể giúp cơ thể tập trung chuyển hóa và thải trừ lượng cồn và giúp bạn được nghỉ ngơi và tránh được tai nạn do không tỉnh táo gây nên.
Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là không hoặc hạn chế uống. Nếu tụ tập, bạn cũng chỉ nên uống rượu, bia ở mức vừa phải mà cơ thể “chấp nhận” được và nên uống chậm để chuyển hóa kịp. Không nên uống rượu bia pha với các thức uống hoặc thực phẩm khác một cách không hợp lý nhằm phòng tránh những tác động bất lợi cho sức khỏe. Khi uống rượu say thì không nên lái xe mà nhờ người thân chở về.
Ngoài ra, nhằm tránh bị ngộ độc rượu do uống phải những loại rượu, bia kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì bạn và người thân nên chọn những sản phẩm của các nhà sản xuất hoặc phân phối có uy tín, xuất xứ đáng tin cậy.
Theo VNE
Giải nhiệt cơ thể hiệu quả: Trà đóng chai hay thức uống bổ sung ion?
Trà đóng chai khá thuận tiện, chỉ cần mở nắp là uống ngay nên ngày càng được ưa chuộng cho mục đích giải khát và hạ nhiệt cơ thể nhanh. Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ sức khỏe, bạn sẽ bất ngờ vì những "điểm trừ" không mong muốn có trong loại thức uống này.
Vậy để giải nhiệt cơ thể, giữa 2 sản phẩm đang rất phổ biến hiện nay là trà đóng chai các loại và thức uống bổ sung ion, đâu là sự lựa chọn chuẩn xác cho sức khỏe của bạn?
"Soi" thành phần dưỡng chất
Hiểu một cách đơn giản thì mỗi loại thức uống đóng chai đều chứa những thành phần dinh dưỡng khác nhau thể hiện đặc tính của nguyên liệu chính trong thức uống đó. Tuy nhiên, không phải dưỡng chất nào cũng có thể được bảo toàn nguyên vẹn khi đưa vào chai nhựa.
Đầu tiên, nói đến trà đóng chai - loại thức uống vẫn được tin tưởng là cung cấp polyphenols, một loại chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư... có nhiều trong lá trà tươi. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Trong tất cả các loại trà đóng chai, polyphenols không bao giờ được giữ nguyên về chất và lượng. Lý do là vì các hoạt chất này khi càng để lâu trong chai sẽ tự phân hủy và giảm dần tác dụng của mình. Không kể đến một số loại trà đóng chai trên thực tế hoàn toàn không chứa polyphenol thì các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng polyphenol nếu có trong trà đóng chai cũng chỉ đạt ở mức dưới 10mg. Trong khi đó, một tách trà tự nhiên nguyên chất pha chế tại nhà thường có trung bình 50 - 150mg polyphenol, thậm chí, phải uống khoảng 20 chai trà đóng chai mới có thể hấp thụ được lượng chất chống oxy hóa bằng với lượng chất này có trong một tách nhỏ trà tự nhiên. (Theo nghiên cứu của Viện Hóa Học Hoa Kỳ).
Cần uống 20 chai trà đóng chai mới có thể hấp thụ được lượng chất chống oxy hóa bằng với lượng chất này có trong một tách trà pha
Bên cạnh màu nhân tạo, chất bảo quản, hương liệu tạo mùi trà... thì đường có lẽ là thành phần dễ nhận biết nhất khi uống trà đóng chai vì tạo độ ngon miệng. Đây cũng được coi là nguyên liệu không thể thiếu do nó có tác dụng dung hòa vị đắng đặc trưng của trà (mà thực chất đã được pha loãng rất nhiều), giúp nước trà có vị ngọt dễ uống với đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà khi uống nước trà đóng chai bạn rất dễ nạp thêm lượng đường không cần thiết cho cơ thể, khiến cơ thể không thể giải phóng hết lượng calories cần thiết, gây tình trạng thừa cân.
"Chọn mặt gửi vàng" với thức uống bổ sung ion
Như một giải pháp cho thức uống vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe, các sản phẩm thức uống bổ sung ion đã được nghiên cứu và sản xuất với thành phần ít đường, ít calori và không có chất bảo quản cũng như hương liệu và phẩm màu. Do thành phần tương tự như nước trong cơ thể với khả năng cung cấp ion và chất điện giải cần thiết như Na , Cl-, K , Mg2 ... thức uống bổ sung ion giúp bù đắp kịp thời và hiệu quả lượng nước cơ thể mất đi qua các hoạt động hàng ngày, thanh lọc độc tố trong các cơ quan, giải nhiệt cơ thể nhanh chóng. Như vậy, rõ ràng là nếu muốn giải nhiệt cơ thể hiệu quả và bảo đảm sức khỏe thì cán cân lựa chọn nên nghiêng về thức uống bổ sung ion thay vì trà đóng chai các loại. Điểm lại danh sách các loại thức uống bổ sung ion, chất điện giải trên thị trường hiện nay có thể kể ra rất nhiều cái tên như, Revive, Pocari Sweat, Icy Chanh Muối, U19, Gatorade, C ... khác Từ đó lại nảy ra một câu hỏi khác, loại thức uống bổ sung ion nào mới là tốt nhất cho sức khỏe?
Dễ thấy nhất, hãy xét đến thành phần của sản phẩm, ngoài chức năng bổ sung ion tương tự nhau, một số các thức uống bổ sung ion và nước thể thao vẫn có thể chứa gas, hoặc chất bảo quản. Điều này giải thích vì sao hiện nay, thức uống bổ sung ion Pocari Sweat luôn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, minh chứng là sản phẩm này đang được ưa chuộng số 1 tại Nhật Bản - quốc gia vốn rất chú trọng đến thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và thức uống - bởi trong thành phần Pocari Sweat không chứa màu nhân tạo, không caffeine cũng như hoàn toàn không có gas, hay chất bảo quản nào.
Đặc biệt nhất, với loại thức uống bổ sung ion có tỉ lệ ion gần sát nhất với tỉ lệ ion và chất điện giải trong dịch cơ thể như Pocari Sweat, bạn có thể sử dụng hàng ngày, hay ngay cả khi mất nước vì ốm sốt, nôn nói, say rượu bia hay tập thể thao... Cụ thể, Pocari Sweat giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng, kịp thời bù đắp chuẩn xác lượng nước và ion mất đi, các cơ quan chức năng có thể duy trì được hoạt động, giúp điều hòa thân nhiệt, đồng thời đảm bảo được sức sống từ bên trong của các tế bào, tránh tối đa tình trạng mệt mỏi.
Theo VNE
Hiểu về các nhóm thực phẩm Ăn cân bằng có nghĩa là phải gồm đủ các nhóm thực phẩm trong một ngày, ở mức độ phong phú khác nhau. Ảnh: Shutterstock Theo chương trình Sức khỏe cộng đồng và dinh dưỡng thế giới thì thực phẩm được chia thành 7 nhóm: Nhóm nước và thức uống: Trên thực tế chúng ta cần từ 2,5 lít nước mỗi ngày. Vì...