Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, thể chế được hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được tăng cường, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ đã tác động sâu rộng đến cấu trúc nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có dịch vụ tài chính.

Để bắt kịp xu hướng chung, thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ áp dụng công nghệ mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Bài viết đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển thời gian tới.

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam - Hình 1

DVTC được hiểu là một hệ thống cấu thành của loại hình dịch vụ mang tính chất thương mại, nói cách khác, đây là loại dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường. Nguồn: Internet.

Vai trò của thị trường dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính (DVTC) được hiểu là một hệ thống cấu thành của loại hình dịch vụ mang tính chất thương mại, nói cách khác, đây là loại dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường, bao gồm: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán, tư vấn đầu tư… Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, chưa có một định nghĩa chính xác thống nhất nào về DVTC, mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng rât phô biên. Chính vì vậy, vân đê liên quan đên sư vân hanh cua thi trương DVTC vân chưa thông nhât ca vê ly luân va thưc tiên.

Năm 1997, các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã ký kết một thoả thuận về DVTC như là một phần trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO đã thừa nhận: Một DVTC là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp DVTC cung cấp. DVTC bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và DVTC khác (ngoại trư bảo hiểm).

Theo đó, các loại hình DVTC có thể phân chia thành 4 nhóm sau: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ trên thị trường chứng khoán (TTCK), dịch vụ trên thị trường bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính. Việc bố trí phân ngành trên cho thấy, ngoài 2 nhóm ngành khác cụ thể là dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm, sự có mặt của “các DVTC khác” cho thấy tính đa dạng, phong phú và phức tạp của DVTC.

Điều này nói lên cách phân ngành mang tính chất mở cua WTO, nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào đang tồn tại hoặc các dịch vụ mới sẽ xuất hiện trong tương lai dù không được liệt kê trong danh mục WTO cũng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS nếu những dịch vụ này được cung cấp trên cơ sở thương mại…

Nhìn lại những đổi mới có tính cách mạng trong hệ thống DVTC của các nước phát triển suốt 30 năm qua cho thấy, với tốc độ tiến triển của lĩnh vực DVTC trong tương lai, thị trường này sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ đóng góp vào quá trình toàn câu hóa hoat đông tai chinh của thế giới. Qua đó, có thể nhận diện vai trò của thị trường DVTC như sau:

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam - Hình 2

Thứ nhất, thị trường DVTC góp phần tăng trưởng kinh tế. Lịch sử thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của thời kỳ phát triển DVTC tại các nước phát triển vào cuối thế kỷ XIX đến nay. Với sự đa dạng của các sản phẩm DVTC đã thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, từ đó không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp (DN) với các loại dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán, tham gia bảo toàn vốn với các dịch vụ bảo hiểm, giao dịch thanh toán như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng… mà còn giải quyết nhu câu đâu tư cho ngân sach quôc gia khi cac DN tai chinh luôn là khách hàng lớn với nhiều tiềm năng tham gia trên thị trường trái phiếu chính phủ.

Mặt khác, các thị trường DVTC còn là nơi mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia, tại các trung tâm tai chinh lớn trên thế giới, điển hình như: Hong Kong, New York hàng năm đóng góp khoảng 1/3 nguồn thu thuế cho ngân sách thành phố. Ngoài ra, trong quá trình chuyển dịch cơ câu kinh tê, nhiêu nươc đăt khu vưc dich vu vào vị trí mũi nhọn trong chiến lược phát triển; Từ đó, sự phát triển của thi trương DVTC se góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp tương thích cho nền kinh tế hiện đại và phát triển ngày nay.

Thứ hai, thị trường DVTC góp phần gia tăng tiện ích trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về quản lý tài sản cá nhân, bảo hiểm rủi ro cho sinh mạng và tài sản đã trở thành một nhu cầu khách quan trong đời sống của công chúng. Từ đó, những dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ quản lý tài sản, các dòng sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ… ngày càng được đa dạng hơn để đáp ứng yêu cầu của người dân.

Để nâng cao tiện ích của các DVTC phục vụ cho nhu cầu xã hội những thập niên vừa qua những thành tựu khoa học công nghệ đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực DVTC từ quản lý rủi ro, quản trị điều hành, thanh toán điện tử, công nghệ thẻ đến các giao dịch ngân hàng online, Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking… góp phần nâng cao chất lượng các DVTC đáp ứng theo nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Mặt khác, các loại DVTC còn giúp cho công chúng cải thiện đời sống vật chất cũng như giải quyết những khó khăn tạm thời về tài chính. Thị trường DVTC năng động còn góp phần kích thích ý thức tiết kiệm hình thành tập quán đầu tư sinh lợi từ những đồng vốn nhàn rỗi trong dân.

Thứ ba, thị trường DVTC góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Sự phong phú của các loại DVTC đã giúp cho nhà đầu tư trên thị trường có nhiều cơ hội lựa chọn kênh đầu tư nhằm phân tan rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, thông qua những dịch vụ tư vấn tài chính của các DN tài chính giúp cho người đầu tư có thêm nguồn thông tin nhằm khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, với dịch vụ tư vấn kế toán – kiểm toán không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho các DN mà còn đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính được minh bạch trước thị trường hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư tài chính.

Thứ tư, thị trường DVTC góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Sự phát triển của thị trường DVTC đã tạo nhịp cầu kết nối với các dòng vốn quốc tế một cách nhanh chóng trong tiến trình hội nhập. Ngoài những hình thức của đầu tư như: liên doanh, liên kết, mua cổ phần… thị trường này còn tạo điều kiện để thúc đẩy các dòng vốn đầu tư gián tiếp thông qua các dịch vụ chứng khoán… Từ đây các DVTC đã phát sinh mạnh mẽ để đáp ứng nhu câu khach hang từ thanh toán, bảo lành, đồng tài trợ, thuê mua đến hối đoái.

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam - Hình 3

Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, một số hệ thống thị trường DVTC đồng bộ dần được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng, cả về số lượng cũng như chủng loại của người dân và doanh nghiệp bao gồm: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ trên thị trường tài chính, dịch vụ bảo hiểm kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính. Các chủ thể tham gia thị trường DVTC ngày càng mở rộng, trong đó có các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Giá cả DVTC đang được đổi mới theo hướng tự do hóa, giảm dần sự can thiệp hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó, thị trường DVTC ở Việt Nam trong thời gian qua, đã có bước tăng trưởng tốt, thể chế được hoàn thiện, khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế cũng như chất lượng dịch vụ được tăng cường. Cụ thể như:

Khung khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện

Nhìn chung, khung khổ pháp lý về thi trương DVTC ngày càng được hoàn thiện. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và sửa đổi, bổ sung theo hướng: (i) Phat triên TTCK trơ thanh kênh huy đông vôn trung va dai han cua nên kinh tê, minh bach bao vệ quyên va lơi ich cua cac chu thê tham gia thi trương; (ii) Phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu của cac tổ chức, cá nhân, hô trơ phat triên san xuât kinh doanh; (iii) Phat triên thi trương dich vu kê toan, kiêm toan đap ưng yêu câu thông tin cho quan ly, điêu hanh va kiêm soat cac nguôn lưc cua nên kinh tê, thuc đây cac hoat đông trong lĩnh vực tai chinh ngay cang công khai, minh bach; (iv) Phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam - Hình 4

Video đang HOT

Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển

Trong giai đoạn 2011 – 2018, thị trường vốn ngay cang phat triên vê quy mô, cai thiên vê chât lượng va hiệu quả hoat đông; đong gop tich cưc vao viêc huy đông cac nguôn lưc cho hoạt động đâu tư phat triên kinh tê. Tính đến hết năm 2018, thị trường vốn đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của TTCK đạt 27% và thị trường trái phiếu (TTTP) đạt 24%.

Quy mô thị trường vốn đạt 111,2% GDP, trong đó giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 71,02% GDP, gấp 5,4 lần so với năm 2011; quy mô dư nợ TTTP đạt 39,12% GDP; thanh khoản TTCK được cải thiện ro rêt, giá trị giao dịch bình quân năm 2018 gấp 2,3 lần so với năm 2011. Quy mô TTCK và TTTP đã vượt các mục tiêu đê ra đến năm 2020 tại Quyết định số 450/QĐ-TTg vê Chiên lươc tai chinh đên năm 2020. Tính đến hết tháng 6/2019, quy mô thị trường vốn tăng khoảng 6,3% so với thời điểm cuối năm 2018.

TTCK sơ cấp khởi sắc từ năm 2013 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nước. Theo đó, các DN tăng cường huy động vốn trên TTCK, song song với việc Nhà nước đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và thoái vốn nhà nước tại các DN. Trong đó, một số DNNN được cổ phần hóa và thoái vốn có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả cao như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 1, Tổng công ty Xây dưng Công trinh giao thông 4, Tổng công ty Xây dưng đương thuy, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần bia Sài Gòn… đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đối với TTTP, khối lượng huy động vốn qua phát hành TPCP bình quân khoảng 185.000 tỷ đồng/năm, đáp ứng 50%-60% nhu cầu huy động vốn cho cân đối ngân sách hàng năm. Thị trường TPCP bảo lãnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu huy động vốn phục vụ cho vay các chương trình tín dụng đầu tư và an sinh xã hội với khối lượng vốn huy động bình quân khoảng 30.000 tỷ đồng/năm.

TTTP chính quyền địa phương trong giai đoạn 2012 – 2017 đã giúp các địa phương huy động được khoảng 35 nghìn tỷ đồng, bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cho địa phương trong bối cảnh nguồn lực của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương còn hạn chế. Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), khối lượng phát hành bình quân khoảng 80.000 tỷ đồng/năm, kỳ hạn phát hành chủ yếu từ 3-5 năm phù hợp với chu kỳ đầu tư của DN.

TTCK thứ cấp cũng phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, phát triển ổn định hơn so với giai đoạn trước đó mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, quy mô thị trường tiếp tục phát triển trên nhiều phương diện. VN-index tăng trưởng liên tục từ mức 413 điểm năm 2012 lên 908,56 điểm vào cuối năm 2018 và ở mức 996,56 điểm vào cuối tháng 9/2019. Thanh khoản trên thị trường liên tục được cải thiện qua các năm, từ mức bình quân 915 tỷ đồng/phiên của năm 2012 lên khoảng 6.500 tỷ đồng/phiên của năm 2018. Bước sang năm 2019, mặc dù có một số thời điểm thị trường “trầm lắng” nhưng tính chung 9 tháng năm 2019 giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.500 tỷ đồng/phiên.

Đối với TTTP, giao dịch trên thị trường thứ cấp năm 2018 đạt khoảng 8.700 tỷ đồng/phiên, gấp 8 – 9 lần so với năm 2012; tương đương 0,93% dư nợ trái phiếu niêm yết. Giao dịch bình quân trái phiếu trong 9 tháng năm 2019 tương đương với bình quân năm 2018. Hạ tầng giao dịch trên TTTP cũng được cải thiện, giúp giảm thời gian thanh toán, niêm yết trái phiếu từ T 6 (năm 2009) xuống T 2 (năm 2015), hệ thống thanh toán giao dịch TPCP qua Ngân hàng Nhà nước đã chính thức hoạt động từ ngày 1/8/2017, góp phần duy trì thị trường hoạt động ổn định, hiệu quả.

Cùng với sự phát triển của TTCK sơ cấp và thứ cấp, các sản phẩm dịch vụ mới được nghiên cứu, triển khai đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Cụ thể, TTCK phái sinh vận hành từ tháng 8/2017, mở ra kênh đầu tư mới, hấp dẫn cho nhà đầu tư. Hiện nay, trên thị trường đã có các sản phẩm phái sinh chỉ số VN30, sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP, sản phẩm chứng quyền có đảm bảo. Bên cạnh đó, các mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán đã đạt được. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán từng bước thu hẹp số lượng và nâng cao chất lượng, tăng cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro. Hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát, cưỡng chế thực thi đối với thị trường được nâng cao, niềm tin đối với thị trường được duy trì, góp phần để thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, ổn định.

Thị trường bảo hiểm phát triển ổn định

Những năm qua, thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ phát triển ổn định. Trong giai đoạn 2015 – 2018, thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Đến cuối năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm đạt khoảng 3% GDP đối với doanh thu bảo hiểm gốc; thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt khoảng 36.415 tỷ đồng; các DN bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế trên 300 nghìn tỷ đồng. Đến tháng 6/2019, thị trường bảo hiểm có khoảng 1.300 sản phẩm được phát triển theo hướng ngày càng đa dạng và linh hoạt đối với tất cả nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

Sự phát triển thị trường bảo hiểm trong thời gian qua là kết quả việc tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các DN bảo hiểm. Theo đó, một số giải pháp đã được triển khai như đa dạng hóa sở hữu nhằm hạn chế biểu hiện độc quyền, khép kín trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; nâng cao mức độ an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động đầu tư của các DN bảo hiểm, đảm bảo vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ đã duy trì khả năng thanh toán ổn định. Bên cạnh đó, các DN bảo hiểm thực hiện đầu tư theo nguyên tắc an toàn, thận trọng, thanh khoản và kiểm soát hạn mức đầu tư; thúc đẩy hoạt động khai thác tại các mảng thị trường tiềm năng, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng cường hiệu quả kinh doanh, khuyến khích các DN phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm; chuẩn hoá các khâu trong hoạt động kinh doanh, tăng cường quản trị rủi ro DN bảo hiểm theo thông lệ quốc tế.

Dịch vụ kế toán, kiểm toán và công tác quản lý được triển khai có hiệu quả

Dịch vụ kế toán, kiểm toán và công tác quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán được triển khai có hiệu quả, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trong nền kinh tế. Doanh thu cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán toàn thi trương năm 2018 đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 20,09% so với năm 2017. Tổng số vốn điều lệ toàn thi trương năm 2018 đạt gần 1.400 tỷ đồng, tăng 3,67% so với năm 2017. Bên cạnh mức tăng trưởng về doanh thu cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, khung khổ pháp lý và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đang từng bước sửa đổi, bổ sung và cập nhật theo thông lệ quốc tế.

Trong quá trình hoạt động, về cơ bản các công ty kế toán, kiểm toán tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến việc đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề, các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập; có kế hoạch đào tạo, cập nhật kiến thức hàng năm cho đội ngũ nhân viên, chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp cho từng cấp độ nhân viên; thường xuyên rà soát, nâng cấp hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ…

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng

Dịch vụ ngân hàng phát triển nhanh, có tính cạnh tranh cao với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Tín dụng được cung cấp dựa trên hiệu quả hoạt động của DN, phương án sản xuất kinh doanh, chú trọng nhiều hơn đến nhóm khách hàng là DN nhỏ và vừa. Các sản phẩm tiết kiệm được phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dân; dịch vụ thanh toán phát triển mạnh, gia tăng tiện ích, giảm thiểu chi phí, thời gian giao dịch cho khách hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) được cơ cấu lại theo hướng minh bạch tài chính, đa dạng cấu trúc sở hữu, củng cố năng lực hoạt động, nâng cao kỷ cương, nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của các TCTD đạt 10,98 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 200% GDP, gấp 2,36 lần so với quy mô tổng tài sản của các TCTD năm 2011.

Chất lượng cung cấp dịch vụ ngân hàng được nâng cao do các TCTD không ngừng củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính theo hướng an toàn, hiệu quả và từng bước đổi mới quản trị ngân hàng ngày càng phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Sau những tồn tại, yếu kém, tổn thất phát sinh từ nguyên nhân quản trị, điều hành thời gian trước đây, các TCTD đã ý thức và chú trọng hơn trong nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, phát triển các hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ; rà soát, hoàn thiện hệ thống các chính sách, quy trình, thủ tục về các lĩnh vực nghiệp vụ; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định, quản lý tín dụng…

Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng về tổng thể, thị trường DVTC ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, đối với thị trường chứng khoán

Tuy TTCK Việt Nam đã có bước phát triển nhanh nhưng còn tồn tại yếu tố chưa thực sự bền vững. Quy mô của thị trường cổ phiếu vẫn ở mức thấp. So với các thị trường trong khu vực ASEAN, giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu Việt Nam chỉ tương đương 26,8% của Indonesia; 23,3% của Thái Lan; 29,5% của Malaysia; 16,8% của Singapore và 50,1% của Philippines. Số lượng các DN niêm yết và đăng ký giao dịch tuy lớn nhưng quy mô còn nhỏ và không đồng đều (10 cổ phiếu lớn nhất chiếm 55% tổng vốn hóa thị trường và 30 cổ phiếu lớn nhất chiếm 80% tổng vốn hóa thị trường).

Các sản phẩm TPDN, các sản phẩm quỹ và phái sinh trên TTCK chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Các công ty đại chúng chưa chủ động công khai những thông tin về tình hình hoạt động, tình hình sử dụng vốn, tình hình quản trị công ty, đặc biệt là việc công bố thông tin bằng tiếng Anh để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…

Thứ hai, đối với thị trường bảo hiểm

Quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay ở mức thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực (3 – 5%) và thế giới (6 – 7%), chưa có các cơ chế quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong quản trị, điều hành.

Các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm cho người có thu nhập thấp chưa phát triển; phân khúc khai thác bảo hiểm con chưa đông đêu. Trong khi đó, các DN bảo hiểm chủ yếu tập trung khai thác tại các thành phố lớn (trên 70% tổng doanh thu) và các đối tượng có thu nhập cao (với phí bảo hiểm bình quân hàng năm của 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới là 12,5 triệu đồng).

Chất lượng và tính chuyên nghiệp của kênh phân phối đại lý bảo hiểm cũng cần phải tăng cường hơn nữa, như vậy mới có thể đảm bảo tốt vai trò là cầu nối giữa DN bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

Thứ ba, đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán

Sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán hiện nay phụ thuộc vào một số công ty kiểm toán nước ngoài; số lượng các kế toán và kiểm toán viên hành nghề có trình độ nghiệp vụ cao còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Thứ tư, đối với dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu các ngân hàng thương mại có quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh tầm khu vực. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam có quy mô nhỏ, mức độ lành mạnh, năng lực tài chính còn hạn chế, chất lượng cung cấp dịch vụ còn thấp, mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa cao. Trong đó, có một bộ phận các TCTD hoạt động kém hiệu quả, mức độ an toàn thấp; phương thức cạnh tranh còn nặng về giá/lãi suất, chưa coi trọng đúng mức chất lượng dịch vụ.

Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính của Việt Nam trong thời gian tới

Việt Nam đặt mục tiêu trong giai đoạn tới là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững. Đối với các ngành dịch vụ nói chung, chủ trương là cơ cấu lại để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đối với DVTC, chủ trương đặt ra là thực hiện Đề án tái cấu trúc TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, Đề án phát triển TTTP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các TCTD. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển thị trường DVTC Việt Nam theo hướng hiện đại, vận hành theo xu hướng và thông lệ quốc tế.

Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, đảm bảo phát triển thị trường DVTC Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần đẩy mạnh triển khai một số nội dung sau:

Thứ nhất, đối với TTCK

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Luật Chứng khoán sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn theo hướng minh bạch thông tin và xử lý tranh chấp, tạo điều kiện thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK.

- Nghiên cứu, ban hành các hướng dẫn, chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến, định danh khách hàng trực tuyến, giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động, quản lý danh mục tự động, tư vấn tự động. Việc số hóa các tài sản tài chính trên TTCK sẽ góp phần tạo nền tảng giao dịch cho các DN khởi nghiệp, sáng tạo

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch tái cơ cấu TTCK đồng bộ và toàn diện, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, an toàn hệ thống, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần của thị trường tài chính. Theo đó, cơ cấu lại sản phẩm trên TTTP nhằm tiếp tục nâng cao quy mô thị trường và đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động huy động, sử dụng vốn và công bố thông tin; phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp trong việc kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính; từng bước áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên TTCK; khuyến khích các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới hoạt động trên TTCK Việt Nam…

Phát triển thị trường TPCP để vừa đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách, vừa làm thị trường chuẩn cho thị trường tài chính; đẩy mạnh hoạt động thị trường TPDN, tạo điều kiện cho các DN huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, đối với thị trường bảo hiểm

- Rà soát, đánh giá triển khai Luật Kinh doanh bảo hiểm để nghiên cứu, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm phù hợp với thực tiễn; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm.

- Phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm để theo kịp sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, quản lý cac tổ chức cung cấp dich vu bô trơ danh cho bao hiêm theo hướng quy đinh điêu kiên, tiêu chuân hoat đông cua tô chưc cung câp dich vu bô trơ tương ưng vơi tưng loai hinh dich vu.

Thứ ba, đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy kiểm toán độc lập và dịch vụ kế toán phát triển ổn định; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Triển khai việc cập nhật các chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đổi mới chương trình thi và cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên nhằm mục tiêu đạt sự công nhận của quốc tế và khu vực.

Thứ tư, đối với dịch vụ ngân hàng

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế và đáp ứng nhu cầu hội nhập.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD và ban hành các văn bản hướng dẫn, nhằm xác định những chuẩn mực chung đối với việc ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các sản phẩm, DVTC ngân hàng dựa trên công nghệ mới.

- Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ ngân hàng theo hướng đơn giản hóa, tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhận tạo, đảm bảo an ninh bảo mật, làm nền tảng cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của mỗi ngân hàng. Phát triển các phương thức thanh toán điện tử phù hợp với xu hướng thanh toán của thế giới.

- Thực hiện tái cơ cấu các TCTD theo hướng lành mạnh hóa tình hình tài chính; nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của các TCTD, thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản…

Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020″;

2. Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″;

3. Đề tài “Giải pháp tài chính để thúc đẩy cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020″ của Viện Tài chính Ngân hàng;

4. Báo cáo thường niên thị trường bảo hiểm các năm từ 2011 đến 2018;

5. Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 10/2019

Theo tapchitaichinh.vn

ESOP sao cho lợi đôi đàng?

Không còn là câu chuyện nội bộ, nhà đầu tư ngày càng ưu tư đến phát hành cổ phiếu ESOP ở doanh nghiệp.

Theo diễn biến trên sàn chứng khoán, cổ phiếu BVH của Bảo Việt đã giảm giá nhiều phiên, tính từ ngày 24.4. Nguyên nhân được giới phân tích xác định, do lượng cổ phiếu ESOP giá rẻ, Bảo Việt phát hành cho cán bộ công nhân viên từ năm ngoái, nay đã được đưa vào giao dịch một phần (60%). Điều này khiến cổ phiếu BVH bị bán mạnh và cổ đông bị ảnh hưởng.

ESOP sao cho lợi đôi đàng? - Hình 1

Ảnh: TL

Thực tế, so sánh giá phát hành cổ phiếu ESOP và giá thị trường thì những cán bộ công nhân viên của Bảo Việt, mua vào cổ phiếu ESOP ở thời điểm năm ngoái đến nay đã có thể kiếm lời hơn 150%. Với mức lời hấp dẫn ấy, không có lý do gì mà người mua cổ phiếu ESOP lại không bán ra. Chính điều này khiến cổ đông ấm ức. Thị trường đã phản ứng tiêu cực bằng những phiên rớt sàn liên tục, bất chấp tình hình kinh doanh quý I/2019 của Bảo Việt khả quan, với lợi nhuận tăng 19% so với cùng kỳ.

Không riêng gì Bảo Việt, nhiều công ty cũng đã tỏ ra ưu ái khi phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên. Mức giá mà các doanh nghiệp này đưa ra thường bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) hoặc chiết khấu lớn so với giá thị trường. Chẳng hạn, PNJ quyết định phát hành cổ phiếu ESOP với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 1/5 so với giá thị trường. Hay Masan Consumer (MCH) dự tính phát hành cổ phiếu ESOP theo giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá MSC xấp xỉ 90.000 đồng/cổ phiếu.

Các cổ đông thường hiểu mục đích này của Công ty. Bằng chứng là phần lớn các kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP đều được đại hội đồng cổ đông thông qua. Tuy nhiên, khi cổ đông ngày càng chịu nhiều rủi ro từ biến động thị trường và khó kiếm lời trong đầu tư chứng khoán, thì họ dễ bất bình trước việc cán bộ công nhân viên công ty được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ cổ phiếu ESOP, với giá mua vào thấp, lại sớm được phép tự do chuyển nhượng cổ phiếu.

Một số doanh nghiệp như Coteccons (CTD) cũng muốn thông qua phát hành cổ phiếu ESOP để giảm sức chi phối từ các cổ đông lớn. Ý định này được cổ đông lớn nhìn thấy và căng thẳng giữa đôi bên là khó tránh khỏi. Kết cục là trong đại hội cổ đông vừa qua, Coteccons cũng gác lại dự tính phát hành cổ phiếu ESOP.

Điều này đặt ra những áp lực mới, buộc các công ty phải suy nghĩ đến giải pháp hướng đến cân bằng quyền lợi các bên.Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện là doanh nghiệp đầu tiên nghĩ đến phương cách phát hành cổ phiếu ESOP khác biệt. Cụ thể, MWG dự kiến phát hành cổ phiếu ESOP năm 2019 theo cách cho phép quyền chọn mua hoặc không. Điểm khác biệt nữa là cổ phiếu ESOP sẽ phát hành theo giá thị trường chứ không ưu đãi giá.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng Quản trị MWG, cho rằng, nếu thử nghiệm thành công, trong vòng 3 năm tới, MWG sẽ phát hành cổ phiếu ESOP dạng này và sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Vì còn trong giai đoạn thử nghiệm, MWG chỉ định phát hành với số lượng không đáng kể, khoảng 50.000 quyền chọn mua, tương ứng 50.000 cổ phiếu. Lâu dài, MWG vẫn định hướng không chế số lượng cổ phiếu ESOP, tối đa chỉ phát hành 3% lượng cổ phiếu lưu hành. Ngoài ra, MWG cũng dựa trên tăng trưởng lợi nhuận ròng và tăng trưởng giá cổ phiếu MWG để tính toán số lượng cổ phiếu ESOP phát hành.

Đây là cách phát hành cổ phiếu ESOP đang được giới tư vấn khuyến khích. Bởi cách này giảm được nhiều mâu thuẫn giữa cổ đông và nội bộ công ty. Khi số lượng phát hành cổ phiếu ESOP không nhiều so với tổng cổ phiếu lưu hành thì giao dịch cổ phiếu ESOP sẽ không tác động đáng kể lên thị trường. Phương án phát hành cổ phiếu ESOP dựa trên kết quả kinh doanh và diễn biến giá cổ phiếu cũng trở nên thuyết phục hơn. Đặc biệt, khi chào bán cổ phiếu ESOP theo giá thị trường, cổ đông sẽ rất yên tâm.

Vấn đề là để làm được cách này, cổ phiếu của doanh nghiệp phải thật hấp dẫn, đủ khiến cán bộ công nhân viên ham muốn sở hữu, còn nhà đầu tư không muốn bán đi. Khi đó, nhà đầu tư sẽ săn lùng cổ phiếu. Điển hình cổ phiếu VNM của Vinamilk, VJA của Vietjet từng rất thu hút giới đầu tư. Nhưng thực tế, không nhiều doanh nghiệp tự tin như vậy. Bởi ngoài câu chuyện kinh doanh, giá cổ phiếu còn tùy thuộc biến động thị trường và các yếu tố khác. Ví dụ, trong quý I/2019, nhiều cổ phiếu như SRA của Sara, LHG của Long Hậu, APG của Chứng khoán An Phát... vẫn giảm giá, trái ngược với kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp.

Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc, cho biết, doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu ESOP nên đưa ra các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về sự gắn bó của các nhà quản lý và nhân viên được quyền mua ESOP, gắn hiệu quả hoạt động trong dài hạn của họ với quyền mua cổ phiếu từ gói ESOP. Riêng cổ đông công ty cần trang bị kiến thức về ESOP để có thể đưa ra các quyết định phù hợp khi công ty đề xuất phát hành cổ phiếu ESOP.

Theo nhipcaudautu.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ
13:59:27 20/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

Thế giới

16:29:06 20/11/2024
Trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, thể chế được hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được tăng cường, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ...

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.