Thực trạng ngộ độc các loại ma túy trong giới trẻ đang diễn ra rất phức tạp
Ở Việt Nam ngày càng có nhiều loại ma túy xuất hiện, từ những loại cổ điển như heroin cho đến hàng chục nhóm ma túy mới. Mỗi nhóm ma túy có nhiều chất và gây nên tình trạng ngộ độc rất phức tạp.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho 4 bệnh nhân ngộ độc ma túy, trong đó, có 2 trường hợp ngộ độc nhóm Amphetamin với tình trạng rất nặng. 2 trường hợp còn lại ngộ độc nhóm ma túy đá methamphetamin và các chất khác cũng vào viện trong tình trạng quá liều như vậy.
Để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân, nhất là giới trẻ tránh xa ma túy cổ điển cũng như ma túy thế hệ mới.
Thạc sĩ Nguyễn Đăng Đức, Trung tâm Chống độc cho hay: Cách đây mấy ngày, Trung tâm tiếp nhận một bệnh nhân nam 36 tuổi (Phú Thọ) trong tình trạng ý thức chậm chạp, lơ mơ, nhịp tim rất chậm. Khi bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Chống độc, các bác sĩ đã chẩn đoán tình trạng thiếu máu cơ tim cấp do co thắt các hệ thống động mạch vành vì dùng chất kích thích. Sau 9 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn còn rất phức tạp về vấn đề tim mạch, các bác sĩ vẫn đang tiếp tục chữa trị.
Để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân, nhất là giới trẻ tránh xa ma túy cổ điển cũng như ma túy thế hệ mới.
Một bệnh nhân nam, 25 tuổi (Nghệ An) cũng được đưa vào Trung tâm Chống độc cấp cứu trong tình trạng hôn mê và có nhiều biến chứng do sử dụng ma túy tổng hợp. Tại đây, các bác sĩ đã kết luận bệnh nhân trong tình trạng sử dụng ma túy quá liều. Cũng may bệnh nhân được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, nếu chậm dẫn đến tử vong đó là điều không thể tránh khỏi.
Trước thực tế đó, bác sĩ Đức cảnh báo, dù là ma túy thế hệ mới hay cổ điển, người dân, nhất là giới trẻ nên cảnh giác, tránh xa và không sử dụng. Bởi các loại ma túy này đều gây biến chứng rất nặng, đặc biệt là biến chứng lên hệ thống cơ tim cũng như phổi bệnh nhân.
“Các cơ quan chức năng phải tăng cường quản lý, kiểm soát và kiên quyết xử lý thật nghiêm tất cả các đối tượng có liên quan buôn bán và sử dụng ma túy. Cộng đồng người dân phải thực sự cảnh giác; các gia đình tăng cường kiểm soát con em mình. Đặc biệt, bản thân giới trẻ hãy tránh xa, tẩy chay, không thử các loại ma túy”. TS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, tình trạng sử dụng và bị ngộ độc ma túy xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Đơn cử, trong 4 trường hợp ngộ độc ở Trung tâm, có 2 trường hợp ngộ độc ma túy heroin đã gây tổn thương não, tiêu cơ vân suy thận, hôn mê phải thở máy, điều trị hồi sức, tiên lượng rất nặng. Trong 2 bệnh nhân ngộ độc nhóm ma túy đá vào viện trong tình trạng rất nặng, có 1 người bị tổn thương cơ tim, suy tim cấp, loạn nhịp tim; 1 bệnh nhân bị phình mạch não, vỡ phình mạch, dẫn đến xuất huyết não, kèm theo là các biến chứng.
Trước đó, Trung tâm chống độc cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc tương tự. Theo TS Nguyên, hiện nay, trên thị trường có nhiều loại ma túy rất phức tạp, kể cả cổ điển và thế hệ mới. Nếu ma túy cổ điển kiểm soát dễ hơn thì các loại ma túy mới thay đổi liên tục, dễ bị bỏ lọt. Ma túy mới núp bóng dưới nhiều loại thuốc, trò chơi, nhằm trốn tránh sự kiểm soát, kiểm tra, xét nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Đây đang là một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý.
Bị ngộ độc sau khi ăn bí ngòi tự trồng trong vườn nhà
Một phụ nữ sống tại Anh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn những quả bí ngòi do chính tay cô trồng trong vườn nhà trong thời gian giãn cách xã hội do những hạt giống này có chứa độc.
Danielle Baxter với quả bí mình tự tay trồng. (Nguồn: DailyMail)
Một phụ nữ sống tại Anh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn những quả bí ngòi do chính tay cô trồng trong vườn nhà trong thời gian giãn cách xã hội.
Danielle Baxter, 38 tuổi, sống tại Southend, Essex, đã gieo trồng những hạt giống bí ngòi, thu hoạch, chế biến bằng cách nướng, sau đó ăn chúng và bị ngộ độc vài giờ sau đó.
Westland, công ty cung cấp các sản phẩm hạt giống Unwins mà Danielle sử dụng, đã ngừng bán sản phẩm sau khi sự cố diễn ra.
Một nhà cung cấp cho biết vào đầu tuần này họ đã phát hiện ra một lô hạt giống có chứa các các hợp chất gây độc cho con người với nồng độ cao bất thường.
Hợp chất được gọi là cucurrbitacin - mang đến vị đắng - là các steroid có trong các cây thuộc họ bầu, gồm bí ngòi, dưa chuột và bí ngô, nhằm ngăn chặn các loài săn mồi.
Những quả bầu thường được nhân giống với hàm lượng chất độc thấp và đủ an toàn để ăn - nhưng nồng độ chất độc có thể gia tăng trong quá trình thụ phấn chéo, hoặc khi chúng ở trong môi trường không đủ an toàn.
Khi ăn vào với số lượng lớn, chúng sẽ gây ra cái gọi là "hội chứng ngộ độc bí đao," có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, thậm chí rụng tóc và tử vong.
Cucurbitacin có thể sản sinh ra ngay trong những điều kiện nuôi trồng được cho là an toàn nhưng lại bị khô hạn do thiếu nước hoặc tưới nước không đều.
Theo The Sun, cô Baxter đã gọi cấp cứu sau khi bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Hiện tại cô đã khá hơn sau 5 ngày điều trị.
Cô cho biết: "Tôi thậm chí không biết rằng bí ngòi có thể gây rủi ro. Tôi thích làm vườn nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ lại trồng bí ngòi thêm lần nào nữa."
Guy Barter, trưởng nhóm làm vườn của Hiệp hội trồng trọt hoàng gia cho MailOnline, biết: "Những câu bầu bí an toàn khi thụ phấn chéo với những cây không an toàn do trồng từ hạt bị đắng có thể sản sinh ra những quả có vị đắng và gây ngộ độc."
Điều này hiếm khi xảy ra với những loại cây được trồng vì mục đích thương mại. Người trồng hạt giống thường có những biện pháp phòng ngừa để tránh hiện tượng thụ phấn chéo với các loại cây chứa các hợp chất có hại. Trường hợp này chỉ là một sự cố.
Ông cho biết thêm điều này thường sẽ diễn ra với những hạt giống được trồng trong vườn nhà, hoặc những cây nảy mầm tự nhiên. Nếu ăn phải quả bị đắng, cần vứt bỏ ngay quả đó và theo dõi sức khỏe nếu cần thiết. Tuy nhiên theo ông này, thường có rất ít những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng.
Theo Guy Barter, do vị đắng rất rõ rệt nên trong trường hợp vô tình ăn phải, người ăn cũng sẽ phát hiện ra ngay. Trong trường hợp của Baxter, có thể người phụ nữ kém may mắn này đã không nhận ra vị đắng trong món ăn của mình.
"Các loại bí trong siêu thị thường được thu hoạch từ những hạt giống lai với rất ít khả năng thụ phấn chéo, vì vậy các sản phẩm thương mại trên thực tế lại rất an toàn. Những loại quả lai thường tốt hơn so với những quả từ thụ phấn tự nhiên," Guy cho biết.
Những khách hàng tự trồng cây từ hạt giống nên nếm thử sản phẩm của mình. Đây là một cách an toàn để phát hiện những cây trồng không tốt cho sức khỏe, bởi quả của chúng rất đắng, và loại bỏ chúng.
Về vấn đề này, một nhà cung cấp đã từng phát hiện và viết trong một thông báo về thu hồi sản phẩm: "Chúng tôi phát hiện ra một lô hạt giống bí ngòi của chúng tôi có thể chứa một lượng nhỏ hạt sẽ tạo ra những quả có vị đắng."
Xác suất của sự cố này là cực kỳ hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Nó diễn ra trong quá trình thụ phấn chéo khi sản xuất hạt giống và khó có thể kiểm soát được cho đến khi hạt nảy mầm, ra quả và thu hoạch, công ty trên cho biết thêm.
Theo công ty này, đây là sự cố đầu tiên xảy ra trong lịch sử hơn 40 năm hoạt động của mình.
Ngoài ra, các loài thực vật mọc hoang dã hoặc dùng để trang trí - như loại bí ngô cảnh - có chứa hàm lượng cucurbitacin cao và có khả năng thụ phấn chéo cho các loại bầu ăn quả, khiến trái cây bị đắng và gây độc.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc sử dụng hạt của các loại quả an toàn vẫn có nguy cơ chứa độc tố ở mức cao, đó là lý do những người làm vườn không khuyến khích việc giữ lại hạt từ những trái cây, rau củ mình đã ăn để tiếp tục gieo trồng.
Theo một báo cáo đăng trên tạp chí y khoa JAMA Dermatology vào năm 2018, hai người phụ nữ đã bị nôn mửa và rụng tóc sau khi ăn bí đao và súp bí ngô.
Nghiêm trọng hơn, vào năm 2015, một người đàn ông 79 tuổi sống tại Baden-Wurmern, Đức, đã qua đời sau khi ăn món thịt hầm kèm 1 quả bí bị đắng do một người hàng xóm mang tặng./.
Nguy hiểm methanol 'đội lốt' cồn sát trùng Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra cảnh báo về nguy cơ kép khi các sản phẩm cồn sát trùng bị làm giả từ methanol. BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ về nguy hiểm của methanol. Ảnh: Tùng Đinh. Ngày 8/3/2020, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch...