Thực trạng ngân sách và lượng vũ khí viện trợ Ukraine của Mỹ
Hãng tin AP chỉ ra chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn còn tiền để viện trợ “nhỏ giọt” cho Ukraine trong vài tháng, nhưng có thể kho vũ khí không đủ để cung cấp.
Vài tuần gần đây Nhà Trắng không ngừng hối thúc Quốc hội Mỹ phê duyệt dự luật ngân sách an ninh quốc gia trị giá hơn 100 tỉ USD – trong đó có 61 tỉ USD cho Ukraine và 14 tỉ USD cho Israel – với lý do nguồn tiền viện trợ sắp cạn kiệt. Thế nhưng vào ngày 12.12, Tổng thống Biden lại thông báo viện trợ Ukraine thêm 200 triệu USD – động thái phản ánh tính phức tạp của tiền viện trợ.
Tiền vẫn còn
Trong thư gửi đến Quốc hội Mỹ ngày 4.11, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách thuộc Nhà Trắng (OMB) Shalanda Young ghi rõ: “Chúng tôi hết tiền viện trợ Ukraine. Đây không phải vấn đề có thể để sang năm tới”.
Video đang HOT
Thế nhưng, sau đó Nhà Trắng công bố 3 gói viện trợ với tổng giá trị 475 triệu USD. Điều này dường như mâu thuẫn với những gì bà Young viết trong thư.
Trên thực tế họ có đến hai nguồn tiền phục vụ việc cung cấp vũ khí và hỗ trợ an ninh. Một là cơ chế Quyền Điều chỉnh nguồn lực của Tổng thống (PDA) cho phép chuyển giao vũ khí sẵn trong kho dự trữ, hai là Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) cung cấp tài chính cho hợp đồng vũ khí dài hạn.
Nguồn tiền USAI đã tiêu hết và nguồn PDA dường như cũng đã rỗng. Nhưng Lầu Năm Góc vào giữa năm nay thông báo định giá quá mức số vũ khí đã gửi Ukraine đến 6,2 tỉ USD – khiến Nhà Trắng còn dư lại một khoản tiền. Số tiền hiện tại là khoảng 4,4 tỉ USD.
Cách vài tuần, lại có thông báo một gói viện trợ lấy từ nguồn PDA, vì tiền đang ít đi nên giá trị vài gói gần đây chỉ khoảng 200 triệu USD hoặc ít hơn (trước đó thường lên đến 400 – 500 triệu USD).
Vũ khí không đủ
Về lý thuyết, Nhà Trắng vẫn đủ tiền cho nhiều gói viện trợ nhỏ trong vài tháng. Tuy nhiên kho dự trữ chưa chắc đủ, một số vũ khí có thể không có sẵn.
Ngân sách Quốc hội cấp cho việc mua sắm bù đắp số vũ khí viện trợ Ukraine giảm xuống chỉ còn khoảng 1 tỉ USD. Tiền ít đi khiến giới chức quân sự lo ngại không thể mua đủ trang thiết bị cần thiết để quân đội dùng trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Lấy ví dụ đạn pháo 155mm – loại đạn dược được Ukraine kêu gọi viện trợ nhiều nhất. Nhu cầu về loại này lớn đến nỗi Lầu Năm Góc phải yêu cầu nhà máy Scranton ở bang Pennsylvania tăng mạnh sản lượng nhằm cung cấp cho Kyiv lẫn đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ.
Mùa đông đã đến nên cuộc chiến chững lại đôi chút, giao tranh dọc mặt trận dường như cũng lâm vào bế tắc, nhưng không vì vậy mà nhu cầu khí tài của Ukraine giảm đi. Quân đội Ukraine thành công chiếm lại một số cứ điểm và Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố muốn tiếp tục tiến công, không cho Nga củng cố lực lượng. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ vũ khí cho Kyiv là vấn đề nan giải.
Thêm động thái 'sưởi ấm' quan hệ Ai Cập - Thổ Nhĩ Kỳ
Thứ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Celal Sami Tufekci ngày 6/12 tuyên bố Ankara muốn chuyển giao năng lực công nghiệp quốc phòng cho Ai Cập và các nước châu Phi khác.
Triển lãm quốc phòng Ai Cập (EDEX) khai mạc ngày 4/12 ở thủ đô Cairo có sự góp mặt của khoảng 400 công ty, trong đó có các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ gồm Aselsan, Baykar, BMC, Sarsilmaz và Canik. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Phát biểu tại Triển lãm quốc phòng Ai Cập (EDEX), Thứ trưởng Tufekci khẳng định Ai Cập là đối tác lâu đời và thân thiện của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông, quan hệ song phương đã bị đình trệ do một số diễn biến chính trị, song "sự hồi sinh một lần nữa lại sắp xảy ra".
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ai Cập cho thấy dấu hiệu khởi sắc sau khi hai bên bổ nhiệm các đại sứ lần đầu tiên sau 10 năm.
Thứ trưởng Tufekci cho biết 23 công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã mở gian hàng tại EDEX. Ngoài ra, có 10 doanh nghiệp khác tham gia sự kiện này nhưng không mở gian trưng bày.
Ankara rất coi trọng Cairo và đang tìm kiếm cơ hội chuyển giao năng lực công nghiệp quốc phòng cho Ai Cập, từ đó làm bàn đạp để tiếp cận các nước châu Phi khác.
Ông nhấn mạnh, "những cơ hội lớn" đang chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập trong lĩnh vực hải quân, chế tạo đạn dược, khí tài cơ giới, máy bay không người lái, thiết bị có người lái và máy bay.
HĐBA LHQ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với chính phủ Somalia Trong cuộc bỏ phiếu ngày 1/12, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết dỡ bỏ những quy định hạn chế cuối cùng đối với các hoạt động chuyển giao vũ khí cho Chính phủ Somalia và các lực lượng an ninh của nước này, hơn 30 năm sau khi lệnh cấm vận vũ khí...