Thức trắng, lùng sục các chợ để xử lý vi phạm an toàn thực phẩm
Sau 3 năm hoạt động, lãnh đạo Ban An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM cho biết, cả lãnh đạo và cán bộ của ban đã phải nhiều đêm thức trắng, nhiều lần phối hợp hoạt động xuyên đêm với các lực lượng thanh, kiểm tra để phát hiện, xử lý vi phạm ATTP.
Trắng đêm “soi” thực phẩm bẩn
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban quản lý ATTP cho biết, từ khi thành lập cuối năm 2017, Ban đã sử dụng 300/400 nhân sự hiện có của Ban để cơ cấu vào các đội thanh tra, quản lý ATTP ở 24 quận, huyện.
Để tìm đường đi và phát hiện các sản ph ẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn, cả Ban đã nhiều đêm thức trắng, lùng sục tại các chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để kiểm tra, xử lý.
Ban ATTP TP.HCM kiểm tra lợn giết mổ tại lò mổ An Hạ (Củ Chi). Ảnh: T.H
Tuy nhiên, do vướng các quy định hành chính về xử lý vi phạm, tiêu hủy tang vật khi phát hiện thực phẩm không an toàn, có lúc cán bộ Ban phải áp dụng “đòn” tâm lý với các đối tượng vi phạm để họ chấp nhận tiêu hủy lô hàng.
“Chúng tôi vận động chủ hàng tiêu hủy ngay sau khi bị phát hiện, vì có những lô hàng số lượng quá lớn, muốn lưu kho chờ quyết định thì không có chỗ chứa. Còn nếu doanh nghiệp không chịu tiêu hủy ngay, sau khi có kết quả kiểm tra, xét nghiệm, chúng tôi phạt nặng hơn nữa để làm gương” – bà Lan cho biết.
Dù đã rất nỗ lực để đảm bảo ATTP cho người dân thành phố, nhưng với địa bàn rộng lớn, lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ hằng ngày “khổng lồ” nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được.
Bà Nguyễn Thị Huân – Giám đốc Công ty Ba Huân cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được nhờ chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của TP.HCM thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Đầu tiên chính là công ty trong chuỗi cung ứng toàn diện phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp thông thường khác có chuỗi cung ứng thiếu chặt chẽ.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp này thường chỉ tham gia ở khâu thu mua, xử lý trứng mà không đầu tư con giống, kiểm soát chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ cho gia cầm. Tuy vậy, họ vẫn nhận là trứng sạch “từ trang trại đến bàn ăn”.
Hơn nữa, những doanh nghiệp phát triển chuỗi phải đầu tư công nghệ cao trong chăn nuôi gia cầm, đầu tư dây chuyền xử lý trứng tốn kém nhiều chi phí cố định cho nhà máy, lại phải bán sản phẩm bằng giá với những cơ sở thu mua thông thường, không qua xử lý ngoài thị trường.
“Đó cũng là nguyên nhân phần nào làm cho những doanh nghiệp đổi mới phải chịu những tổn thất, riêng những hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác vô tình được hưởng lợi. Qua đó, cho thấy động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển những sản phẩm an toàn đến nhiều nhất vẫn từ nhận thức của người tiêu dùng” – bà Ba Huân cho biết.
Lúng túng với phụ gia thực phẩm
Ông Trần Đăng Hải – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Brenntag Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp này vẫn còn lúng túng trong việc công bố các nguyên liệu thực phẩm trong thành phần có các phụ gia chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Trong trường hợp này, Brenntag Việt Nam đã phải xin phép Cục ATTP cho phép sử dụng phụ gia đó. Doanh nghiệp này đề xuất Cục ATTP đưa vào quy định cho phép làm hồ sơ tự công bố sản phẩm cho sản phẩm nguyên liệu thực phẩm nêu trên.
“Chúng tôi cũng lúng túng trong việc công bố các chất hỗ trợ chế biến chưa có trong danh mục cho phép. Hiện nay, danh mục chất hỗ trợ chế biến theo QĐ 46/2007 là rất hạn chế và chưa được cập nhật” – đại diện Brenntag Việt Nam cho biết.
Đồng tình, đại diện DuPont Nutrition & Biosciences cho rằng, Nghị định 15/2018 thay thế Nghị định 38/2012 quy định một số điều của Luật An toàn thực phẩm là một cải cách đột phá trong quản lý hành chính lĩnh vực ATTP. Nghị định 15 cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Tuy vậy, Nghị định 15 và Thông tư 24/2019/BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm vẫn còn nhiều bất cập như chưa quy định hình thức công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia ngoài danh mục hoặc đối tượng sử dụng.
“Cũng chưa quy định thủ tục và thời gian xin phép bổ sung phụ gia thực phẩm, đối tượng thực phẩm chưa được quy định, chưa có trong danh mục. Riêng khái niệm “phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới” là một khái niệm mới tại Việt Nam. Trong quá trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật về công bố sản phẩm, doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc hiểu rõ khái niệm này” – đại diện DuPon Nutrition & Biosciences cho biết.
Theo Danviet
Tuyên chiến với thực phẩm bẩn, TP.HCM ấp ủ thành lập Sở An toàn thực phẩm
Ngày 2/11, nguồn tin từ Ban Quản lý an toàn thực (ATTP) TP.HCM cho hay, sau 3 năm tuyên chiến với nạn thực phẩm bẩn, hàng chục ngàn vụ vi phạm đã bị xử phạt trên địa bàn TP. Từ đây, lãnh đạo TP.HCM mong muốn sẽ thành lập một sở chuyên ngành về ATTP...
Tháng 3/2017, UBND TP.HCM đã quyết định thành lập Ban Quản lý ATTP. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước.
Hiện Ban đã xây dựng được 10 đội quản lý ATTP gồm: 2 đội quản lý 2 chợ đầu mối là chợ Bình Điền và chợ Hóc Môn, được phân công kiểm soát toàn bộ thực phẩm về chợ mỗi đêm, cùng với đó là 8 đội quản lý ở 24 quận, huyện.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởn Ban quản lý ATTP cho hay: "Đây được xem là những "cánh tay nối dài" của Ban đến tận các ngóc ngách của TP. Chúng tôi đã sử dụng 300/400 nhân sự hiện có của Ban để cơ cấu vào các đội này và lực lượng thanh tra. Và đây là lực lượng chủ chốt trong công tác thanh kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm tại các địa phương".
Trưởng Ban Quản lý ATTP Phạm Khánh Phong Lan kiểm tra thịt sách tại chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Bạch Dương
TP.HCM hiện có 239 chợ đang hoạt động (bao gồm 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức và 236 chợ truyền thống), 47 Trung tâm thương mại, 209 siêu thị (10 đại siêu thị) và 2.360 cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân thành phố.
Trong 2 năm (từ 2017 đến tháng 6/2019), các đoàn thanh kiểm tra cả 3 cấp của TP đã thanh kiểm tra 111.707 cơ sở, phát hiện vi phạm 29.260 cơ sở, xử phạt 9.125 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 61,8 tỷ đồng (trung bình 6,7 triệu đồng/cơ sở).
Song song với ngăn chặn thực phẩm bẩn, Ban Quản lý ATTP đã tập trung xây thực phẩm sạch với các đề án như xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc thịt heo, xây dựng mô hình chợ thí điểm thực phẩm an toàn... Những đề án nói trên góp phần không nhỏ trong việc cải thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.
Nhân viên Ban Quản lý ATTP kiểm tra chất lượng thực phẩm ở chợ Bình Tân. Ảnh: Bạch Dương
Trước khi thành lập Ban Quản lý ATTP, thực phẩm nằm trong chuỗi an toàn chỉ đạt 35.000 tấn mỗi năm. Con số đó sau khi thành lập ban đạt tới 200.000 tấn mỗi năm. Đồng thời, kết nối đưa thực phẩm nằm trong những chuỗi an toàn vào bếp ăn tập thể của trường học, nhà hàng, khách sạn...
Bà Lan cho biết, TP.HCM hiện có 16 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm trong chợ Kim Biên (quận 5). Các hộ này luôn được cơ quan chức năng giám sát nên không xảy ra tình trạng bán lén lút phụ gia công nghiệp.
Tuy nhiên, có rất nhiều điểm bán phụ gia thực phẩm lẫn phụ gia công nghiệp, nằm xung quanh chợ Kim Biên. Hiện vẫn chưa có quy định cấm bán lẫn lộn, do vậy không thể phạt. "Không riêng phụ gia thực phẩm và công nghiệp, ngay cả axit, chất độc hại, chất tiền ma túy cũng bán đầy", bà Lan nói.
Thịt heo sạch từ lò mổ mới chuyển về chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Bạch Dương
Do vậy, lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP.HCM mong mỏi TP.HCM cần tiến hành xây dựng sớm trung tâm kinh doanh hóa chất, để dễ quản lý hoạt động kinh doanh phụ gia thực phẩm và phụ gia công nghiệp.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM đã đề xuất trình Chính phủ thành lập Sở ATTP TP.HCM trong thời gian tới. Bởi trong 3 năm thực hiện thí điểm, Ban Quản lý ATTP nảy sinh nhiều khó khăn bất cập.
Là đơn vị được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp sở, nhưng cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp hiện nay không có hướng dẫn cụ thể.
Từ đó nảy sinh nhiều lúng túng trong công tác thanh kiểm tra, xử lý. Hệ thống đội quản lý ATTP thuộc phòng thanh tra đang thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ, vượt quá chức năng nhiệm vụ của mình...
UBND TP cho rằng việc đề xuất Ban quản lý ATTP thành Sở An toàn thực phẩm như một Sở chuyên ngành trực thuộc UBND TP là để tạo điều kiện cho Ban có đầy đủ cơ sở pháp lý, phát huy hiệu quả công tác, phù hợp với thực tế hoạt động. Khi ra đời Sở ATTP sẽ chịu sự quản lý chuyên môn của 3 bộ gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT.
Theo danviet
Cần khơi dậy ở người dân ý thức bảo vệ văn hoá, giá trị đạo đức truyền thống Đặt vấn đề về mạng xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của những trò tấn công trên mạng xã hội. Từ đó bà đề nghị Chính phủ cần có biện pháp quản lý mạng xã hội chặt chẽ hơn. Tiếp tục chương trình...