Thực trạng của Big Oil trong vấn đề chuyển đổi năng lượng
Big Oil đang đứng trên bờ vực, nhưng không ai có thể khẳng định đó là gì? Một sự suy giảm kéo dài, chậm chạp; sự suy sụp đột ngột, hay một quá trình tái tạo đáng chú ý?
Ảnh minh họa.
Sự cấp bách về biến đổi khí hậu cuối cùng đã đến thẳng các phòng điều hành của Exxon Mobil, BP, Shell và các công ty dầu khí quốc tế khác. Dưới áp lực mạnh mẽ, các công ty này trên toàn cầu cam kết chuẩn bị cho một tương lai carbon thấp hoặc “carbon thấp hơn”.
Nhưng không có sự đồng thuận nào về một tương lai với ít dầu mỏ hơn sẽ như thế nào đối với các công ty đã giàu lên nhờ nhiên liệu hóa thạch gây ra biến đổi khí hậu này.
Các công ty châu Âu chẳng hạn như Total của Pháp và BP có trụ sở tại Anh đang đặt cược lớn vào trục xoay chuyển từ dầu mỏ sang năng lượng tái tạo.
Video đang HOT
Trong khi đó, các đại gia Mỹ đang đầu tư một khoản tiền nhỏ hơn vào các công nghệ mới hơn, chẳng hạn như thu giữ carbon mà họ vẫn không có kế hoạch chuyển hướng khỏi dầu thô.
Tuy nhiên, bất kể số tiền cam kết dành cho năng lượng xanh (hầu hết các công ty dầu mỏ vẫn đang hướng nhiều tiền hơn vào các khoản đầu tư dựa trên dầu khí) là bao nhiêu, thì họ cũng không mong đợi một cuộc cách mạng xảy ra trong một sớm một chiều.
Ngay cả trong số các công ty châu Âu, các khoản đầu tư xanh cho đến nay vẫn bị lép vế so với các khoản đầu tư của họ vào dầu khí.
Dựa trên danh mục đầu tư hiện tại, nếu các công ty không thực hiện những thay đổi lớn, thì các nhà đầu tư vẫn sẽ đổ nhiều tiền hơn vào nhiên liệu hóa thạch mới hơn là năng lượng xanh trong thập kỷ tới.
Tất nhiên, các công ty tập trung vào biến đổi khí hậu đang hứa hẹn rằng họ sẽ thực hiện những thay đổi lớn. Nhưng họ là những ngoại lệ trong toàn ngành năng lượng, còn lại phần lớn là dựa trên hiện trạng.
Không rõ liệu sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu này có diễn ra nhanh chóng hay không, nhưng nếu nó xảy ra nó sẽ tàn phá lợi nhuận của các công ty dầu mỏ. Vì vậy, các cổ đông đang gây áp lực buộc các công ty phải chứng minh được các kế hoạch kinh doanh của họ trong tương lai, để tồn tại sau sự thay đổi khi giảm dầu mỏ.
EU ra quy định mới hạn chế các thương vụ thâu tóm của nước ngoài
Ngày 5/5, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới nhằm ngăn chặn các thương vụ thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài được nhà nước bảo trợ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: theflagshop)
Ngày 5/5, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới nhằm ngăn chặn các thương vụ thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài được nhà nước bảo trợ.
Một khi được các nước thành viên Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu thông qua, quy định mới sẽ cho phép các cơ quan về cạnh tranh của Liên minh châu Âu tiến hành điều tra các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách thâu tóm các công ty của Liên minh châu Âu hay các hợp đồng công của khối này.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nêu rõ: "Lợi thế bất công có được thông qua trợ cấp đang tác động bất lợi tới sự cạnh tranh quốc tế. Đây là lý do khiến chúng tôi đặt ưu tiên vào việc hủy bỏ những thủ tục bất công như vậy."
Theo quy định mới, cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu sẽ tiến hành điều tra những doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách thâu tóm các công ty châu Âu nếu các doanh nghiệp này được nhà nước bảo trợ và có doanh thu trên 500 triệu euro/năm.
Cơ quan trên cũng sẽ tiến hành điều tra các doanh nghiệp nước ngoài được trợ cấp khi đấu thầu giành các hợp đồng công lớn ở châu Âu có giá trị từ 250 triệu USD trở lên, ví dụ như hợp đồng trong lĩnh vực đường sắt hay viễn thông...
Trong trường hợp cần thiết, Liên minh châu Âu sẽ có thể thực hiện các biện pháp điều chỉnh để khắc phục nguy cơ xảy ra cạnh tranh không công bằng và thậm chí trong một số trường hợp sẽ cấm sáp nhập hay trao hợp đồng cho công ty mà EU quan ngại.
Theo Liên minh châu Âu, trợ cấp bất công có thể bao gồm cho vay không lãi suất, được hưởng thuế ưu đãi hay đơn giản là được trợ cấp trực tiếp.
Dù không đề cập cụ thể, song các quy định này được cho là nhằm tới Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa Liên minh châu Âu và với đối tác thương mại lớn thứ hai này đang ở mức thấp sau khi hai bên áp đặt trừng phạt trả đũa lẫn nhau.
Động thái này đã buộc Ủy ban châu Âu hoãn phê chuẩn thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc vốn được coi sẽ giúp mở đường cho mối quan hệ suôn sẻ hơn giữa hai bên.
Các công ty nhỏ đổ xô mua tài sản của "Big Oil" "Big Oil" đang giảm giá trị tài sản, các tổng giám đốc cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào năng lượng carbon thấp. Trong khi đó, các công ty dầu khí nhỏ đang thu hồi tài sản giảm giá của "Big Oil". Ảnh minh họa. Tờ Wall Street Journal đưa tin: trong tuần này các công ty năng lượng nhỏ độc lập...