Thức tỉnh lương tri
Chi phí quốc phòng đang có xu hướng tăng trở lại, gây nguy cơ với tình hình an ninh chung và nỗ lực xóa đói giảm nghèo trên thế giới.
Chi phí quốc phòng trên thế giới đang có xu hướng tăng trở lại
Phát biểu bế mạc Hội nghị quốc tế bàn về chi phí quốc phòng tổ chức tại Brussels (Bỉ), ông A. M. Moris De Zaias, chuyên gia của LHQ cho rằng hiện nay trên thế giới dường như không thể kiểm soát nổi lĩnh vực này, nghĩa là dường như không thể biết chính xác con người đã đổ ra bao nhiêu tiền bạc để mua sắm vũ khí và các phương tiện chiến tranh.
Báo cáo đánh giá ngân sách quốc phòng hàng năm do tổ chức IHS Jane’s Defence Budget Review công bố hồi đầu năm cho biết trong năm nay tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu dự kiến 1.547 tỷ USD, tăng 0,6% so với năm 2013. Như vậy đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2009, chi tiêu quốc phòng của toàn cầu lại gia tăng. Còn theo LHQ, thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua vũ trang không hạn chế, khiến chi phí quốc phòng toàn cầu mỗi năm có thể lên tới 1.750 tỷ USD.
Video đang HOT
Góp phần tạo ra xu thế này là do chi phí quân sự của khu vực Trung Đông, châu Á, Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh. Theo thống kê, Mỹ hiện vẫn là nước có chi phí quốc phòng lớn nhất thế giới, năm 2013 là 582,4 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc 139,2 tỷ USD và Nga 68,9 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Đông là khu vực có tốc độ chi phí quốc phòng tăng nhanh nhất, trong đó riêng Oman và Tiểu vương quốc Arập thống nhất trong hai năm qua đã tăng hơn 30%.
Đây là mối hiểm họa với thế giới bởi vũ khí càng nhiều thì nguy cơ xung đột càng lớn. Người ta tính rằng chỉ riêng trong 50 năm cuối của thế kỷ XX, trên thế giới đã xảy ra 260 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang. Còn trong suốt toàn bộ lịch sử nhân loại, con người chỉ được sống 292 năm trong điều kiện hòa bình. Thế mà hiện nay, nguy cơ chiến tranh bị sử dụng như một phương tiện giải quyết các mâu thuẫn vẫn chưa được loại trừ.
Trong khi người ta “hào phóng” mua sắm các loại vũ khí giết người, thì gần một nửa dân số thế giới – tức hơn ba tỷ người – sống dưới mức 2,50 USD một ngày. Theo con số thống kê của Quỹ Nhi đồng LHQ, mỗi ngày có khoảng 22.000 trẻ em chết do nghèo đói, không có thức ăn và thuốc men cần thiết. Và những trẻ em đó “chết lặng lẽ, âm thầm trong những thôn bản nghèo, xa xôi, hẻo lánh nhất trên trái đất, xa đến nỗi tiếng nói lương tâm của thế giới cũng không thể nào nghe biết chúng đã chết trong ngày hôm qua, chúng đang hấp hối ngày hôm nay, và chúng sẽ chết vào ngày mai.
Đó là một nghịch lý khó có thể chấp nhận bởi chỉ cần bỏ ra khoảng chưa đến 1% trong tổng số tiền mua sắm vũ khí bom đạn mà các nước trên thế giới đã chi tiêu hàng năm thì đã đủ để giúp cho tất cả trẻ em thất học vì hoàn cảnh nghèo đói trên khắp thế giới được đến trường. Những con số thống kê kể trên đang đánh thức lương tri của nhân loại, buộc người ta phải tìm cách giảm bớt chi phí quốc phòng để có thêm nguồn tài chính phục vụ sự nghiệp giáo dục, cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ sức khỏe con người và cải thiện môi trường sống.
Theo ANTD
Mỹ trừng phạt một loạt công ty Trung Quốc làm ăn với Iran
Trong một bước đi được nhìn nhận là tiếp tục gia tăng sức ép đối với chương trình hạt nhân của Iran, ngày 29/4, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một loạt công ty của Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE).
Tổng thống Mỹ Barack Obama. -Ảnh: TTXVN/Vietnam
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết có 8 công ty bình phong của Trung Quốc ở nước ngoài và một công ty của UAE nằm trong diện bị trừng phạt lần này vì đã dính líu vào việc giúp Iran mua sắm các linh phụ kiện cho tên lửa đạn đạo, lẩn tránh lệnh cấm vận dầu lửa của Mỹ.
Thông báo của bộ trên nói rằng lệnh cấm phản ánh rõ cam kết của chính quyền Obama tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt trong lúc cùng Nhóm P5 1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) theo đuổi các cuộc đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.
Ngoài việc cấm giao dịch làm ăn với các công ty trên, Bộ Tài chính Mỹ còn treo giải 5 triệu USD cho việc cung cấp thông tin để bắt giữ một thương gia Trung Quốc tên là Li Fangwei, còn có tên là Karl Lee, người bị kết tội đã cung cấp các phụ tùng tên lửa cho Iran.
Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính, ông David Cohen cho biết từ nhiều năm qua, Karl Lee đã bị Mỹ xác định là kẻ cung cấp các thiết bị, phụ tùng tên lửa đạn đạo cho Iran.
Phó Chủ tịch, đồng sở hữu công ty Al Aqili Group LLC của UAE, ông Saeed Al Aqili cùng chuyên gia môi giới tài chính Anwar Kamal Nizami, người Pakistan, cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt mới do bị cáo buộc giúp Iran có những hợp đồng buôn bán dầu lửa, vi phạm lệnh cấm của Mỹ.
Với lệnh trừng phạt này của Bộ Tài chính Mỹ, các công dân và doanh nghiệp nước này sẽ bị cấm giao dịch với những cá nhân và thực thể trên đây
Theo VNE
Tổng thống Putin muốn biến Crimea thành "thiên đường cờ bạc" Hôm (20/4), Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất một dự luật nhằm biến bán đảo Crimea thành một trung tâm đánh bạc hợp pháp nhằm giúp bán đảo này "xóa đói giảm nghèo". Theo hãng tin AFP, hiện Nga mới có 4 trung tâm đánh bạc hợp pháp. Nếu dự luật trên được thông qua, bán đảo Crimea sẽ trở thành trung...