Thực thi trên cơ sở nội luật hóa các quy định của Công ước thành pháp luật Việt Nam
Tham nhũng tồn tại ở nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới, bao gồm cả các quốc gia, các nền kinh tế phát triển và các quốc gia, các nền kinh tế kém phát triển…
Tham nhũng là hiểm họa toàn cầu, cần có sự chung tay hành động, hợp sức cùng đấu tranh của cộng đồng quốc tế. Ngày 4-12-2000, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 55/61 xác định cần phải có một văn kiện pháp lý quốc tế hữu hiệu chống tham nhũng.
Trên thực tế, việc giải quyết vấn đề thông qua Công ước phải trải qua không phải 6 mà là 7 phiên họp của các quốc gia trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Ngày 1-10-2003, tại phiên họp thứ 7, với tinh thần khẩn trương và xây dựng, Công ước đã được thông qua với 8 chương và 71 Điều. Theo Nghị quyết số 58/169 ngày 18-12-2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận đề nghị của Chính phủ Mê-hi-cô về việc đăng cai Hội nghị chính trị cấp cao về ký Công ước và mời các quốc gia tham gia Lễ ký Công ước tại thành phố Mê-ri- đa, Mê-hi-cô từ ngày 9 đến ngày 11-12- 2003.
Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng xác định mục đích của Công ước như sau: Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn; Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản; Thúc đẩy tính liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn việc công và tài sản công.
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Ngày 30-6-2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Ngày 19-8-2009, Bộ ngoại giao Việt Nam đã ra Tuyên bố về việc thực thi Công ước và gửi văn kiện bảo lưu đến Liên hợp quốc. Theo quyết định phê chuẩn năm 2009, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước này, có nghĩa vụ thực thi những cam kết thể hiện trong các điều khoản của Công ước, trừ những điều khoản tuyên bố bảo lưu.
Vấn đề đặt ra là, mức độ cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế qua việc ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng đặt ra cụ thể như thế nào. Trong Tuyên bố về việc thực thi Công ước gửi Liên hợp quốc, Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; việc thực hiện các quy định của Công ước trên sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc “có đi có lại”.
Như vậy, đối với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi, nhưng là thực thi trên cơ sở nội luật hóa các quy định của Công ước thành pháp luật Việt Nam. Vấn đề tuân thủ, thực thi Công ước ở Việt Nam sẽ phải trải qua các giai đoạn: Nội luật hóa các quy định của Công ước; Tổ chức thực thi các quy định đã nội luật hóa; Hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở những thỏa thuận song phương hoặc đa phương; Đánh giá kết quả thực hiện Công ước.
Để việc thực thi Công ước một cách có kế hoạch và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7-4- 2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước với lộ trình 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2010 đến 2011 với mục tiêu tổ chức triển khai, phân công thực hiện cơ bản, toàn diện nội dung Công ước trên diện rộng; bổ sung chi tiêt, hướng dẫn hoàn thiện quy định pháp luật phòng chống tham nhũng cho phù hợp với Công ước.
Giai đoạn 2 từ năm 2011 đến 2016: Tiến hành đánh giá việc thực hiện giai đoạn 1 của Kế hoạch gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng để hoàn thiện, bổ sung các giải pháp mới, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng với những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế; nghiên cứu kinh nghiệm về phòng chống tham nhũng các nước, có lựa chọn từng bước áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Giai đoạn 3 từ năm 2006 đến năm 2020: đánh giá toàn diện việc thực hiện nội dung Công ước, bổ sung cơ chế, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Đề xuất đầu tư thêm trạm đo mưa
Nhận định tầm quan trọng của hệ thống đo mưa đối với việc nâng cao chất lượng các bản tin cảnh báo thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang đề xuất tỉnh tăng cường mật độ của các trạm đo mưa trên địa bàn.
Toàn tỉnh có 65 trạm đo mưa
Theo lãnh đạo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, đến nay, toàn tỉnh có 65 trạm đo mưa. Trong đó, ngành Khí tượng thủy văn đầu tư 39 trạm; các dự án khác đầu tư cho tỉnh 26 trạm. Bên cạnh đó, đài cũng được trang bị 12 trạm truyền tin; 3 trạm hải văn tại Trường Sa và nhiều máy móc, thiết bị, mô hình hiện đại, góp phần tăng cường hiệu quả các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết.
Trạm đo mưa đặt tại xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh.
Ông Lê Xuân Thái - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, ngoài 39 trạm đo mưa do ngành Khí tượng thủy văn đầu tư (tự lo lắp đặt, vận hành và hoạt động từ nguồn kinh phí của đài), trong số 26 trạm đo mưa tự động do các dự án đầu tư cho tỉnh, có 16 trạm do Công ty Cổ phần Tài nguyên nước (WATEC) hỗ trợ lắp đặt, bảo trì và cung cấp số liệu. Hàng năm, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh hợp đồng với WATEC cung cấp số liệu đo mưa nhằm cập nhật số liệu dự báo, cảnh báo phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Kinh phí thuê bao cung cấp số liệu là 14,4 triệu đồng/trạm/năm. 10 trạm đo mưa còn lại được Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung hỗ trợ lắp đặt và bàn giao cho tỉnh để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. Tổng giá trị gói lắp đặt do quỹ thực hiện hỗ trợ cho tỉnh là 380 triệu đồng. Việc đưa vào khai thác, sử dụng số liệu các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã giúp cung cấp số liệu liên tục về lượng mưa tại khu vực đã lắp đặt, góp phần bổ sung vào hệ thống số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn tại các địa phương và nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh; kịp thời cung cấp các bản tin cảnh báo về mưa lũ phục vụ chỉ đạo, điều hành, ứng phó thiên tai của tỉnh. Số liệu còn được chỉnh lý, lưu trữ theo tiêu chuẩn ngành để làm cơ sở dữ liệu phục vụ các nội dung khác. Tuy nhiên hiện nay, các trạm này đã hết thời hạn hợp đồng cung cấp số liệu.
Xem xét bổ sung thêm trạm đo mưa
Theo ông Võ Anh Kiệt - Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, số lượng các trạm đo mưa cùng các hệ thống đo thời tiết khác góp phần quan trọng quyết định độ chuẩn của các bản tin thời tiết, đặc biệt là dự báo, cảnh báo mưa lũ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mật độ trung bình đảm bảo độ chính xác của hệ thống đo mưa phải là 15km 2/trạm. Hiện nay, hệ thống đo mưa trên địa bàn tỉnh chỉ mới đáp ứng 1/3 yêu cầu. Vì thế, những năm tới, tỉnh cần đầu tư thêm trạm đo mưa.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa đề xuất UBND tỉnh cho phép tiếp tục sử dụng kinh phí từ Quỹ Phòng chống thiên tai để thực hiện hợp đồng cung cấp số liệu đo mưa tự động đối với các trạm đo mưa tự động được lắp đặt trên địa bàn tỉnh từ năm 2020 đến 2025, dự kiến khoảng 350 triệu đồng/năm. Đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan rà soát nhu cầu, số lượng trạm đo mưa, tránh trùng lắp với các dự án khí tượng, thủy văn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh và đề xuất kinh phí cụ thể, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai để thực hiện theo các quy định hiện hành.
Mới đây, UBND tỉnh có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, căn cứ quy định của Luật Khí tượng thủy văn, đối chiếu với quy hoạch trạm đo mưa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn tỉnh, rà soát lại yêu cầu, số lượng trạm đo mưa đã có để làm việc với Sở NN-PTNT nghiên cứu, bổ sung, lắp đặt các trạm đo mưa cần thiết phục vụ nhu cầu dự báo khí tượng thủy văn đang thực hiện và vị trí lắp đặt theo quy hoạch của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, báo cáo UBND tỉnh quyết định trước ngày 30-7. Giao Sở NN-PTNT lập dự toán kinh phí cụ thể, Sở Tài chính thẩm định theo đúng quy định pháp luật, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí duy trì hợp đồng cung cấp dịch vụ đo mưa tự động năm 2020 từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai; số liệu đo mưa tại các trạm đo mưa do tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư, duy trì hoạt động được chuyển giao cho Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ xử lý để phục vụ chung cho công tác dự báo khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới, nâng chất lượng xe buýt thu hút hành khách Hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn thành phố thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập. Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ giao thông công cộng, TP Cần Thơ đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, tăng sức hấp dẫn cho xe buýt. Xe buýt xuống cấp Xe...