“Thực thể không thể giải thích” 13 tỉ năm trước hiện về
Barbenheimer là một thực thể đã “chết” chỉ ít lâu sau Vụ nổ Big Bang, hoàn toàn không phù hợp với hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.
Nhóm khoa học gia đến từ 34 cơ sở nghiên cứu của Mỹ, Đức, Úc, Anh, Hungary, Tây Ban Nha, Canada và Trung Quốc đặt biệt dành cho J0931 0038 là Barbenheimer cũng như gọi nó là “thực thể không thể giải thích được”, vì những tiết lộ sốc từ quan sát mới.
“Thực thể không thể giải thích” Barbenheimer hiện về từ thế giới 13 tỉ năm trước – Ảnh: SDSS
Cái tên Barbenheimer nhằm ám chỉ đến hai bộ phim tương phản “Barbie” và “Oppenheimer” phát hành năm ngoái, theo Live Science.
Barbenheimer với cái tên gốc J0931 0038 từng được coi là một ngôi sao khổng lồ đỏ bình thường.
Nó được phát hiện lần đầu vào năm 199 trong khuôn khổ dự án Khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS), một trong những cơ sở dữ liệu thiên văn quốc tế chi tiết nhất.
Trong nghiên cứu mới, kính thiên văn SDSS đặt tại New Mexico – Mỹ được nhắm thẳng vào Barbenheimer. Một kính thiên văn mạnh khác là Giant Magellan đặt tại Chi Lê cũng “tham chiến”.
Dữ liệu quang phổ mới tiết lộ Barbenheimer có thành phần hóa học hoặc kim loại cực kỳ kỳ lạ, với nồng độ các nguyên tố nặng cao bất thường, bao gồm những thứ chưa từng được tạo ra trên Trái Đất.
Chính điều đó biến Barbenheimer thành một thực thể không thể giải thích được.
Vào 13 tỉ năm trước, nó không còn là sao khổng lồ đỏ mà đã nổ tung thành siêu tân tinh. Đó cũng là lúc nó giải phóng ra những thứ kỳ lạ mà các nhà khoa học vừa nắm bắt.
Do độ trễ của ánh sáng, thứ mà chúng ta quan sát được từ Barbenheimer chính là hình ảnh của nó vào thời điểm 13 tỉ năm trước, tức khi vũ trụ chỉ mới trải qua vài trăm triệu năm sau Vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.
Tính kim loại của thực thể “chết” này kỳ lạ vì ba lý do. Thứ nhất, nó có hàm lượng các nguyên tố nhẹ như ma-giê, natri và nhôm thấp bất thường. Thứ hai, nguyên tố trung bình cao bất thường như sắt, niken và kẽm.
Thứ ba, kỳ lạ nhất, nó dư thừa các nguyên tố cực nặng như strontium và palladium, cũng như những thứ khác nặng hơn những gì từng được tạo ra trên Trái Đất.
“Đôi khi chúng tôi nhìn thấy những đặc điểm này, nhưng chưa bao giờ trong cùng một ngôi sao” – đồng tác giả Jennifer Johnson từ Đại học bang Ohio (Mỹ) cho biết.
Bởi lẽ việc tồn tại nhiều nguyên tố nặng như vậy là rất vô lý. Nguyên tố nặng phải được hình thành từ nguyên tố nhẹ hơn. Nó có quá ít nguyên tố nhẹ để làm điều đó.
Vô lý hơn, thực thể Barbenheimer đã hơn 13 tỉ năm tuổi.
Đó là thời điểm mà tất cả các mô hình vũ trụ học chỉ ra vũ trụ non trẻ vẫn còn rất đơn điệu về mặt hóa học.
Theo lý thuyết cơ bản, mỗi thế hệ sao sẽ tự rèn các nguyên tố mới nặng hơn từ các nguyên tố nhẹ bên trong lõi của nó, sau đó phát nổ và giải phóng các nguyên tố mới ra xung quanh. Thế hệ sao kế thừa tiếp tục hành trình, khiến vũ trụ ngày càng có nhiều nguyên tố nặng.
Vì vậy, thực thể bí ẩn này lẽ ra của tương lai chứ không phải của quá khứ.
Đó là một câu đố hoàn toàn bế tắc, mà các nhà khoa học chỉ có thể hy vọng tìm kiếm manh mối thông qua việc xác định những thực thể cổ xưa tương tự.
Sẽ thế nào nếu bạn rơi vào một ngôi sao neutron đen?
Nếu một ngôi sao đủ lớn, nó có thể tự sụp đổ để tạo thành lỗ đen. Những nếu ngôi sao đó rất lớn, nhưng không đủ lớn để trở thành lỗ đen, nó sẽ có xu hướng phát nổ thành siêu tân tinh, cuối cùng biến thành sao neutron.
Sao neutron đen là một vật thể bí ẩn, đen tối đã xuất hiện ở rìa ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó trông giống như tàn dư của một ngôi sao sắp chết. Nó không phải lỗ đen, nhưng nó lại hoạt động như một lỗ đen.
Một lỗ đen không khác nhiều so với bất kỳ vật thể nào khác có khối lượng trong vũ trụ. Ngoại trừ nó là một thực thể có vật chất dày đặc. Tất cả vật chất chứa trong nó được nén vào một điểm gọi là điểm kỳ dị, điểm này nhỏ và đặc đến mức hiểu biết của chúng ta về thời gian và không gian bên trong nó bị phá vỡ.
Điểm kỳ dị đó là nguyên nhân khiến các lỗ đen có lực hấp dẫn cực lớn. Còn về phía những ngôi sao neutron. Chúng hình thành khi một ngôi sao lớn sụp đổ vào cuối cuộc đời của nó. Thông thường những ngôi sao này nặng gấp 1,5 lần Mặt Trời của chúng ta nhưng chỉ rộng khoảng 20 km.
Tuy nhiên những ngôi sao neutron đen lại quá nặng để trở thành một ngôi sao neutron thông thường, nhưng lại quá nhỏ để trở thành một lỗ đen tiêu chuẩn. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta không có nhiều thông tin về những thực thể này.
Hãy tưởng tượng rằng các nhà khoa học giỏi nhất trên hành tinh đã nghĩ ra một cách để đi lang thang trong khu vực lân cận hành tinh của chúng ta thật nhanh. Và bây giờ bạn sẽ quan sát cận cảnh những thực thể hấp dẫn này. Bạn sẽ biết chính xác vị trí mà một ngôi sao neutron đen đang tồn tại.
Sau đó bạn sẽ mạo hiểm di chuyển ngay vào trung tâm của nó thì điều gì sẽ xảy ra? Nhiệm vụ này của bạn sẽ yêu cầu một số thiết bị bảo vệ đặc biệt. Và thiết bị này sẽ cần phải giữ cho bạn an toàn trước một số lực hấp dẫn mạnh nhất trong vũ trụ. Ngôi sao neutron đen này sẽ kéo bạn về phía nó với lực hấp dẫn mạnh hơn khoảng hai tỷ lần so với lực hấp dẫn mà bạn đã quen trên Trái Đất.
Vấn đề là loại thiết bị bảo vệ trọng lực cường độ cao mà bạn cần lại chưa xuất hiện ở thời điểm hiện tại. Không có nó, nhiệm vụ của bạn sẽ giống như tự sát. Khi bạn đến gần hơn một ngôi sao neutron đen, các bộ phận khác nhau trên cơ thể bạn sẽ chịu lực hấp dẫn khác nhau. Nếu bạn trực tiếp lao vào thực thể quái dị này, phần thân trên của bạn sẽ bị kéo căng ra nhiều hơn so với phần chân của bạn. Khi bạn đến gần trung tâm của nó, cơ thể của bạn sẽ bị kéo dài ra giống như những sợi mỳ spaghetti.
Nhưng nếu các nhà khoa học giỏi nhất của NASA có thể cung cấp cho bạn một bộ quần áo chống lại áp suất cực cao, nhiệt độ và chất phóng xạ bên trong ngôi sao neutron đen. Nhiệm vụ của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn sẽ đi qua từng lớp của một vật thể có khối lượng lớn đến đáng kinh ngạc.
Nhìn bên ngoài, ngôi sao neutron đen trông giống như bất kỳ loại sao nào khác. Các sao neutron thông thường sẽ có nhiệt độ cực kỳ cao, thường khoảng một triệu độ C. Vậy một ngôi sao neutron đen thì sao? Điều này có lẽ bạn sẽ phải tự tìm hiểu, bởi các nhà thiên văn học vẫn chưa có thông tin gì, nhưng có lẽ nó cũng có nhiệt độ rất cao.
Đầu tiên, bạn sẽ đi qua một lớp khí hydro và heli. Sau đó, bạn sẽ di chuyển vào lớp tiếp theo của ngôi sao. Các nhà khoa học cho rằng lớp thứ hai này có thể bao gồm sắt và silicon. Để tiếp tục nhiệm vụ của mình, bạn cần phải bằng cách nào đó đấm xuyên qua bề mặt rắn chắc, rực lửa này.
Mọi thứ sẽ bắt đầu trở nên dày đặc một cách nguy hiểm. Ở trung tâm của ngôi sao neutron đen, bạn sẽ nhận thấy một số vật chất độc đáo, có thể sẽ là một trong những vật chất kỳ lạ nhất trong vũ trụ. Bên trong sao neutron, các cụm hạt nhân được nén dày đặc đến mức chúng tạo ra vật chất cứng nhất từng được biết đến.
Bây giờ bạn sẽ ở sâu đến mức mức độ áp suất mạnh xung quanh bạn sẽ cao hơn khoảng ba lần so với mật độ của hạt nhân nguyên tử. Proton và electron sẽ kết hợp thành neutron. Khi các neutron mới hình thành này bắt đầu chồng lên nhau ngày càng nhiều, bạn sẽ tiếp tục di chuyển ngày càng xa hơn. Cuối cùng, bạn sẽ thấy mình đối mặt với các thành phần neutron và proton bị nén quark. Cuối cùng khi tiếp cận lõi của ngôi sao neutron đen, bạn sẽ gần đạt đến mức độ kỳ quái tối đa.
Trong số tất cả các quark yếu ớt xung quanh bạn, sẽ có một số kỳ lạ đến mức ngay cả các nhà khoa học cũng gọi chúng là "quark lạ". Các quark này nặng hơn các quark khác và chúng có được tên gọi nhờ sở hữu một tính chất được gọi là tính lạ. Tất cả điều đó có nghĩa là các quark lạ ít có khả năng bị xé toạc bởi điện từ của sao neutron đen.
Bên trong lõi này, các quark lạ sẽ tạo thành một hỗn hợp đặc quánh được gọi đơn giản là vật chất lạ. Vật chất lạ có tính lây lan. Điều đó có nghĩa là khi nó tiếp xúc với vật chất thông thường, như bạn, nó sẽ sinh ra nhiều vật chất lạ hơn.
Vì vậy, ngay khi bạn chạm vào nó, nó sẽ ngay lập tức phân rã bộ đồ bảo hộ của bạn và ngay sau đó là toàn bộ cơ thể của bạn.
Nếu một ngôi sao đủ lớn, nó có thể tự sụp đổ để tạo thành lỗ đen. Những nếu một ngôi sao vẫn còn rất lớn, nhưng không đủ lớn để trở thành lỗ đen, thì nó sẽ có xu hướng phát nổ thành siêu tân tinh, cuối cùng biến thành sao neutron.
Điều khiến các nhà khoa học bối rối từ lâu là các lỗ đen nhỏ nhất có khối lượng ít nhất gấp 5 lần Mặt Trời, trong khi các sao neutron có khối lượng nhiều nhất là 1,5 lần Mặt Trời. Và khoảng ở giữa những ranh giới đó được gọi là "khoảng cách khối lượng"- một phạm vi bí ẩn giữa khối lượng của lỗ đen và sao neutron - "sao neutron đen".
Mỹ đưa 36 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận công nghệ Bộ Thương mại Mỹ cho biết, việc đưa 36 công ty Trung Quốc vào 'danh sách thực thể' nhằm hạn chế những nỗ lực của nước này sở hữu và sử dụng các công nghệ tiên tiến cho các nỗ lực hiện đại hóa quân đội. SMIC nằm trong số các công ty Trung Quốc bị cho vào danh sách hạn chế tiếp...