“Thực tế không dễ chịu” của Mỹ – Trung
“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế”
Trong tháng 8 này, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức kỷ lục trong vòng hơn 20 năm qua, gây cú sốc lớn cho thị trường tài chính trong và ngoài nước. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tổn thất 5.000 tỉ USD trong 2 tháng qua và chính phủ nước này rất có thể đã phải tiêu tốn 144 tỉ USD để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Theo báo The Wall Street Journal, những gì xảy ra với nền kinh tế đất nước thời gian qua không chỉ gây tổn thương cho giới lãnh đạo Trung Quốc mà còn nhắc nhở họ rằng nước này đang tồn tại trong một bối cảnh rộng lớn hơn, không thể không cần đến các nước láng giềng, cần Mỹ.
Riêng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đối mặt thêm sức ép trong bối cảnh ông đang nỗ lực đạt được mục tiêu kép là cải cách thị trường tự do và trấn áp nạn tham nhũng. “Kinh tế chính là gót chân Achilles của ông Tập Cận Bình. Nếu như ông mắc sai lầm lớn trong lĩnh vực này, nguy cơ sẽ nhanh chóng xuất hiện” – chuyên gia Christopher Johnson thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, nhận định với báo The New York Times.
Trước mắt, thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng 9 tới đây.
Thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 9 tới đây.
Video đang HOT
Câu hỏi được đặt ra là Mỹ ứng phó ra sao với một Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu. Theo báo The Washington Post, điều nghịch lý ở đây là một Bắc Kinh “bị thương tích” luôn khó xử trí hơn khi khỏe mạnh.
“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế. Ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ lập trường cứng rắn hơn để tránh bị cho là yếu đuối hoặc dễ tổn thương” – ông Kurt Campbell, người từng giúp hoạch định chính sách châu Á của Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ nhất, nhấn mạnh.
Chứng kiến kinh tế thế giới đang biến động, ông Obama nhiều khả năng chỉ theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế khi gặp mặt chủ tịch Trung Quốc. Chủ đề bao trùm có lẽ là sự hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này vì sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu.
“Bất ổn trên các thị trường tài chính là lời nhắc nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới. Đây là thực tế không mấy dễ chịu đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nước đều muốn làm chủ số phận và định hình thế kỷ XXI theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh trong tháng 9 tới sẽ là minh chứng cho thấy ngay cả 2 cường quốc thế giới này cũng phải đối mặt với những giới hạn quyền lực” – báo The Washington Post nhận định.
Trước thềm cuộc gặp nói trên, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Stanley Fischer nhận định những tác động của chính sách phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tiến trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vấn đề tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 9 năm. Vì thế, theo ông Fischer, FED sẽ không đưa ra quyết định về vấn đề tăng lãi suất trước cuộc họp dự kiến diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-9 tới.
Theo Lục San
Người Lao động
Mỹ - Trung bàn chuyện Biển Đông
Chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cho thấy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không muốn đẩy quan hệ song phương lâm vào ngõ cụt.
Ngoại trưởng John Kerry gặp gỡ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trong chuyến công du đến Bắc Kinh ngày 16.5 - Ảnh: Reuters
Được Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả là một chuyến thăm bình thường và lên lịch từ trước, nhưng việc Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đến Mỹ không hề có vẻ như vậy.
Chuyến thăm kéo dài một tuần của ông Phạm chỉ được Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 8.6, khi ông đã lên máy bay cùng một phái đoàn quân sự hùng hậu, gồm Phó tổng tham mưu trưởng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Ngô Xương Đức và Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh Tống Phổ Tuyển.
Theo tờ China Daily, ông Phạm là lãnh đạo quân sự cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Mỹ kể từ năm 2012, khi Bắc Kinh tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Đặc biệt, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương trở nên căng thẳng trong vài tuần qua.
Cục diện đối đầu
Chỉ mới hơn một tuần trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai chỉ trích hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên các bãi đá tại quần đảo Trường Sa là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực.
Trước đó, Lầu Năm Góc quảng bá rầm rộ các chuyến bay tuần thám của hải quân Mỹ quanh các tiền đồn mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông và hứa hẹn sẽ thực hiện thêm nhiều chuyến bay như thế, thậm chí vào cả trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá. Đáp lại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc đe dọa Trung Quốc có thể sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, điều mà nhiều chuyên gia đánh giá là một "lằn ranh đỏ" đối với Mỹ. Tình trạng càng trở nên xấu hơn nữa trước hàng loạt cáo buộc từ giới chức Mỹ về hoạt động tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc, cũng như các cuộc đấu khẩu xung quanh những bất đồng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế...
Cuộc khẩu chiến giữa giới chức hai nước thể hiện một bức tranh ngày càng bất ổn trong quan hệ Mỹ - Trung. Dẫu vậy, cả hai nước đều ý thức rõ về những tổn thất khổng lồ từ một cuộc xung đột quân sự đối với hai phía. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế hiện là nhân tố lớn giúp mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát. "Cùng với vũ khí hạt nhân, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng có tác dụng như một sự răn đe, dựa vào viễn cảnh "lưỡng bại câu thương" nếu đổ vỡ quan hệ", theo một bài bình luận của tờ South China Morning Post về chuyến đi của ông Phạm.
"Nói chuyện phải quấy"
Ngoài việc dọn đường cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhu cầu kiểm soát mức độ leo thang đối đầu giữa hai nước có thể là một trong những lý do chính cho chuyến đi của ông Phạm Trường Long. Trang Defense News dẫn lời một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề trọng tâm trong cuộc thảo luận giữa ông Phạm và Bộ trưởng Carter vào hôm nay, 11.6. "Tôi chắc chúng tôi sẽ có cuộc thảo luận thẳng thắn nhất có thể", quan chức giấu tên này nói.
Theo nhận định của chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt trên tờ South China Morning Post, là quan chức chịu trách nhiệm về chiến lược quân sự và các vấn đề cốt lõi khác, chuyến thăm của ông Phạm thể hiện "nhu cầu khẩn bách" của hai phía nhằm thiết lập cơ chế kiểm soát quân sự hiệu quả để ngăn chặn đối đầu trong khu vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ lẫn Trung Quốc đều tỏ ra nghi ngờ về khả năng hai bên gặt hái được kết quả trong cuộc gặp giữa ông Phạm và ông Carter. "Tôi nghĩ nó chỉ nhằm mục đích duy trì các kênh liên lạc", chuyên gia về chính sách quốc phòng Mark Cozad thuộc Tổ chức Nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) nói với Đài ABC News. Trong khi đó, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhận xét: "Chưa có tín hiệu đáng kể về một giải pháp cho cả hai phía nhằm hạ nhiệt căng thẳng lúc này".
Công Chính
Theo Thanhnien
Trung Quốc giảm thế oai trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Khó khăn gần đây về kinh tế và chính trị có thể làm trầy xước thế oai phong của Trung Quốc khi ông Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng tới, nhưng chưa chắc khiến Bắc Kinh có lập trường mềm mỏng hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào tháng tới. Ảnh: Reuters Khi giới chức Mỹ...