Thực tế khách quan không thể phủ nhận
“Bổn cũ soạn lại”, năm nay, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) một lần nữa đưa ra những đánh giá thiên lệch, thiếu khách quan và hoàn toàn không có cơ sở khi xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia “có ít tự do báo chí”.
Nội dung đánh giá của RSF chẳng những không có gì mới, vẫn lặp lại tư duy cũ mòn của những năm trước, mà còn cho thấy tổ chức này đã cố tình phớt lờ thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
Các phóng viên là những chiến sỹ tuyến đầu trong cuộc chiến chống “đại dịch thông tin”. Ảnh tư liệu: Quốc Dũng/TTXVN
Cần phải khẳng định rằng Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận. Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…
Việc thực hiện các quy định định này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Điều 11 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 quy định rõ công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”.
Rõ ràng, Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 hoàn toàn tương thích về mặt luật định đối với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đáng tiếc, RSF lại cố tình không biết đến những văn bản luật đã được đưa vào thực hiện từ nhiều năm ở Việt Nam.
Video đang HOT
Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng được thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh-truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Trong khi đó, sóng của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam.
Những năm qua, báo chí ở Việt Nam đã thể hiện được quyền tự do ngôn luận và đều được quyền thông tin. Báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; luôn tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội, góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là cầu nối quan trọng với bạn bè quốc tế. Thông qua báo chí, nhân dân cũng có diễn đàn để trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời phản biện, đề xuất những ý kiến tâm huyết với Đảng, Nhà nước.
Một thực tế không thể phủ nhận về việc bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do báo chí ở Việt Nam là truyền thông quốc tế, khi đề cập tới những “bí quyết” giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả các đợt bùng phát dịch COVID-19 trong năm 2020, đã nhiều lần nhắc tới yếu tố “thông tin minh bạch, rõ ràng”. Các cơ quan báo chí được cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về các ca lây nhiễm cũng như các biện pháp mà chính phủ đang triển khai thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh. Nhiều tờ báo nước ngoài cũng đánh giáo cao việc Chính phủ Việt Nam sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ thông tin để cập nhật tình hình dịch bệnh cùng những khuyến cáo đối với người dân trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Nhà báo David Hutt chuyên về chính trị Đông Nam Á cũng khẳng định rằng khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất minh bạch, cởi mở trong việc chia sẻ, cập nhật dữ liệu về tình hình COVID-19. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người dân Việt Nam đặt niềm tin vào các biện pháp chống dịch của chính phủ.
Phóng viên TTXVN tác nghiệp trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Ảnh: TTXVN
RSF cũng đã cố tình bỏ qua thực tế rằng Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất thế giới với hơn 68 triệu người sử dụng Internet (chiếm 70% dân số). Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt ở Việt Nam, cho phép người dân được tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Trong bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam, ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.
Việc thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội luôn được đặt trong khung khổ pháp luật, qua đó mới bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ xã hội, tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào nước ta.
Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 cũng nêu rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”.
Tại Việt Nam, không ai bị xét xử, bắt giữ chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật; tung tin giả, tin “xấu độc” hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận… mới bị xử lý theo pháp luật. Đây cũng là biện pháp của Nhà nước Việt Nam để bảo vệ người dân trước những thông tin bịa đặt, sai sự thật, kích động thù hận…, đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền tiếp cận những thông tin chính xác cho công dân. Điều đó phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của nhiều nước.
Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới có một số chế tài đối với các hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, mà tại nhiều nước như Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,… đều có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc những hành vi đó.
Rõ ràng, bức tranh hiện thực về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là thực tế khách quan không ai có thể phủ nhận được. RSF đã cố tình phủ nhận những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm và tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin của người dân, đưa ra những đánh giá sai sự thật và hết sức phi lý. Những luận điệu của RSF cho thấy tổ chức này đang dùng thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam với dụng ý xấu. Chính RSF đang đi ngược lại tôn chỉ của người làm báo là tôn trọng và không được phép xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Jeff Bezos nghỉ hưu ở tuổi 57 với khối tài sản 197 tỷ USD
Jeff Bezos quyết định nghỉ hưu vào ngày 5/7. Khối tài sản nghỉ hưu của tỷ phú giàu nhất thế giới cao gấp 739.489 lần tài sản nghỉ hưu trung bình của một công dân ở tuổi 65 tại Mỹ.
Theo Bloomberg Billionaires Index , Jeff Bezos sẽ giã từ vị trí CEO Amazon vào ngày 5/7 với khối tài sản ước tính trị giá 199 tỷ USD. Khối tài sản chủ yếu bao gồm lượng cổ phần khổng lồ của Amazon và nhiều loại tài sản khác. Mức lương của tỷ phú giàu nhất thế giới tại Amazon lên tới 81.840 USD/năm. Năm 2020, Jeff Bezos nhận khoản tiền trợ cấp lương hưu 1,6 triệu USD.
Cục điều tra Dân số Mỹ chỉ ra khối tài sản tỷ phú Jeff sở hữu cao gấp 739.489 lần giá trị tài sản ròng trung bình của một công dân Mỹ ở tuổi 65 - độ tuổi nghỉ hưu trung bình của người Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố giá trị tài sản ròng trung bình của công dân nghỉ hưu tại Mỹ là 266.400 USD.
Jeff Bezos dự kiến khởi hành chuyến bay vào vũ trụ vào ngày 20/7. Ảnh: Yahoo Finance.
Độ giàu có của tỷ phú Jeff Bezos thậm chí tăng vọt trong hơn một năm qua khi đại dịch Covid-19 kích thích tốc độ tăng trưởng trên thị trường bán lẻ trực tuyến. Cổ phiếu Amazon cũng chứng kiến đà tăng mạnh mẽ. Theo sau đó, giá trị tài sản ròng của cựu CEO Amazon tăng 75 tỷ USD trong năm 2020.
Jeff Bezos giàu gấp đôi so với toàn bộ chế độ quân chủ của nước Anh. Được biết, khối tài sản của gia đình hoàng gia Anh ước tính trị giá 88 tỷ USD.
Lượng tài sản tỷ phú Bezos nắm giữ vượt quá tỷ trọng GDP ở một số quốc gia. Ngoài ra, mỗi giây, cựu CEO Amazon kiếm được nhiều tiền hơn so với mức lương trung bình nhóm lao động Mỹ nhận được trong một tuần làm việc.
Jeff Bezos cũng từng đối mặt với nhiều chỉ trích khi độ giàu có của ông liên tục tăng lên, trái ngược với tình trạng hàng nghìn nhân viên thuộc bộ phận kho hàng của Amazon chịu cảnh sống bằng tem phiếu thực phẩm và làm việc trong điều kiện tồi tệ.
Tỷ phú Jeff Bezos quyết định nghỉ việc vào ngày 5/7, trùng với ngày thành lập Amazon vào năm 1994. Vài ngày sau đó, Jeff Bezos sẽ khởi hành chuyến bay vào vũ trụ với công ty tên lửa Blue Origin của mình. Người tiếp theo kế nhiệm vị trí CEO Amazon là Andy Jassy - CEO Amazon Web Services, nền tảng đám mây của Amazon.
Các nước thành viên LHQ nhất trí về ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình Theo các nguồn tin ngoại giao, 193 nước thành viên của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 29/6 đã đạt được thỏa thuận về khoản ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình trong năm tới, theo đó tránh được nguy cơ các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ phải đình chỉ hoạt động. Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc...