Thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Một số loại thực phẩm có thể chứa chất gây ung thư, nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm nguy hiểm ấy.
Tiêu thụ quá nhiều khoai tây chiên không tốt cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Bỏng ngô. Những túi bỏng ngô trông rất hấp dẫn mà bạn ăn mỗi ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu, túi bỏng ngô để cho vào lò vi sóng thường được tráng bằng một hóa chất gọi là axit perfluorooctanoic (PFOA). Đây là một chất độc. Theo một nghiên cứu gần đây tại Đại học California (Mỹ), PFOA được tìm thấy có liên quan đến vô sinh ở phụ nữ. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tiến hành ở động vật và cả con người cũng cho thấy tiếp xúc với PFOA làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư thận, bàng quang, gan, tuyến tụy và tinh hoàn. Kế đến, dù mỗi nhà sản xuất lựa chọn những nguyên liệu nhẹ khác nhau, nhưng phần lớn không bao giờ thiếu dầu đậu tương (một sản phẩm biến đổi gen – GMO), cũng như chất bảo quản gallate propyl – hóa chất là nguyên nhân gây đau bụng, phát ban.
Trái cây phi hữu cơ. Trái cây được trồng theo kiểu công nghiệp thường nhiễm một số loại thuốc nguy hiểm như atrazine, thiodicarb và organophosphates cũng như phân bón nitơ. Atrazine bị cấm ở các nước châu Âu nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một loại thuốc diệt cỏ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Một nghiên cứu năm 2009 tại Mỹ cho thấy phụ nữ mang thai uống nước bị ô nhiễm atrazine, những đứa trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân. Ngoài ra, các loại thực phẩm hứng chịu một số lượng lớn các loại hóa chất cũng như kích thích tố có tác dụng làm cho trái cây và rau phát triển lớn hơn cũng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Táo, cam, dâu tây, nho có lẽ là những nạn nhân hứng chịu lượng thuốc trừ sâu nặng nhất so với các loại trái cây khác.
Cà chua đóng hộp. Các loại thực phẩm đóng hộp cũng được liệt vào danh sách dễ dẫn đến nguy cơ ung thư. Theo Naturalon, lớp niêm mạc của thực phẩm đóng hộp gần như được bao phủ bởi một chất hóa học gọi là bisphenol-A (BPA). Một nghiên cứu hồi tháng 5.2013 do Viện hàn lâm Khoa học Mỹ tiến hành cho thấy BPA ảnh hưởng đến cách các gen hoạt động trong não của chuột. Và cà chua đặc biệt nguy hiểm do độ axit nhiều nên màng lon đựng hỗn hợp cà chua thường có mức BPA cao. Mức BPA có thể dẫn đến nguy cơ gây ung thư ở người. Để an toàn, thay vì sử dụng cà chua đựng trong lon, hãy chọn cà chua tươi hoặc cà chua chứa trong lọ thủy tinh.
Thịt chế biến. Các nhà nghiên cứu phát biểu trên tạp chí BMC Medicine rằng muối và hóa chất sử dụng khi làm thịt chế biến có hại cho sức khỏe con người. Nghiên cứu phát hiện 1 trong 17 người tham gia vào nghiên cứu này đã chết và những người ăn 160 gram thịt chế biến hoặc nhiều hơn con số đó có khả năng tăng nguy cơ tử vong sớm tới 44% trong vòng 12 năm. Các nhà khoa học tin rằng, các loại thịt chế biến (xúc xích, thịt xông khói…) chứa rất nhiều hóa chất và chất bảo quản, bao gồm nitrat natri, giúp sản phẩm trông hấp dẫn nhưng đó chính là thủ phạm gây ung thư.
Cá hồi nuôi. Mặc dù cá hồi là một trong những loại thực phẩm lành mạnh, nhưng nếu là cá hồi nuôi thì cần xem xét lại. Hiện nay, những con cá hồi nuôi phần lớn đang sống trong điều kiện bị ô nhiễm bởi hóa chất, kháng sinh, thuốc trừ sâu, chất gây ung thư… Ngoài ra, do chế độ ăn uống của cá không được đảm bảo nên chúng chứa ít omega-3 lành mạnh hơn so với cá hồi hoang dã. Các nghiên cứu cũng phát hiện cá hồi nuôi chứa hàm lượng PCB, thủy ngân và dioxin khá cao.
Khoai tây chiên. Là một trong những thức ăn nhanh được ưa chuộng, tuy nhiên khoai tây chiên lại có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khoai tây chiên rất giàu chất béo và calo, nên dễ dẫn đến tăng cân. Một nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho thấy chỉ cần 1 ngày, ăn 1 lần khoai tây chiên có thể khiến cân nặng có chiều hướng tăng lên đáng kể. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa chất béo trans, tác nhân làm mức cholesterol tăng cao, dẫn đến huyết áp cao. Ngoài ra, khoai tây chiên còn có hương vị nhân tạo và chất bảo quản rất nhiều.
Dầu hydro hóa. Các loại dầu hydro hóa được sử dụng để bảo quản thực phẩm chế biến và giúp chúng trông hấp dẫn ảnh hưởng đến cấu trúc và tính linh hoạt màng tế bào của cơ thể, trong đó có liên quan đến ung thư.
Các loại thực phẩm chứa muối, ngâm, hoặc hun khói. Các loại thực phẩm này luôn có hàm lượng nitrat hoặc nitrit hoạt động như chất bảo quản cũng như tạo thêm sắc màu cho thịt. Mặc dù nitrat không gây ung thư, nhưng trong một số điều kiện nhất định, các hóa chất này thay đổi khi ở trong cơ thể biến thành hóa chất tổng hợp N-nitroso. N-nitroso được liên kết với nguy cơ làm gia tăng phát triển bệnh ung thư. Ngoài ra, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ăn các loại thực phẩm này làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng, hay ung thư dạ dày.
Video đang HOT
GMO. Là thực phẩm đã bị thay đổi do hóa chất. Trong một nghiên cứu được tiến sĩ Pusztai ở Viện Rowett tại Scotland tiến hành trên chuột phát hiện, sau 10 ngày cho ăn các loại thực phẩm biến đổi gen, đặc biệt là khoai tây, hệ thống miễn dịch của chuột có xu hướng bị tổn hại, tế bào tiền ung thư tăng trưởng khá nhanh, bên cạnh đó bộ não của chúng cũng có chiều hướng thu nhỏ lại.
Đường tinh luyện không chỉ được biết đến làm rối loạn mức insulin, mà còn là thủ phạm làm phát triển các tế bào ung thư – Ảnh: Shutterstock
Đường. Đường tinh luyện không chỉ được biết đến làm rối loạn mức insulin, mà còn là thủ phạm làm phát triển các tế bào ung thư. Ung thư dường như rất “hợp gu” với đường. Otto Warburg, một chuyên gia ở Đức, đoạt giải Nobel về y học năm 1931, lần đầu tiên phát hiện các khối u và ung thư đều rất thích đường. Để sinh sôi nảy nở, các tế bào ung thư có vẻ rất ghiền “ăn” chất ngọt giàu fructose như xi-rô fructose (HFCS), bởi HFCS “giúp” chuyển hóa các tế bào ung thư rất nhanh. Fructose thường có mặt trong bánh ngọt, bánh nướng, nước ngọt, nước trái cây, nước sốt, ngũ cốc…
Chất làm ngọt nhân tạo. Hầu hết những người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có mục đích hoặc là giảm cân hoặc là bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo thường xuyên có thể gây tăng cân cũng như chẳng giúp ích được gì cho bệnh tiểu đường.
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu tìm thấy chất làm ngọt nhân tạo thực sự gây khó khăn hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cũng như làm trầm trọng thêm các điều kiện có liên quan đến bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và rối loạn dạ dày. Đôi khi nó cũng gây ra co giật, mà một số người nhầm lẫn là một phản ứng của insulin; chưa kể, chất ngọt nhân tạo còn ức chế khả năng theo dõi mức calo tiêu thụ hằng ngày và khiến cơ thể thèm đồ ngọt nhiều hơn. Có bằng chứng còn cho thấy các hóa chất tạo nên chất làm ngọt, đặc biệt là aspartame khi bị phá vỡ trong cơ thể sẽ tạo thành một chất độc chết người được gọi là DKP. Khi dạ dày xử lý hóa chất này, nó sẽ sản xuất các hóa chất có thể gây ung thư, đặc biệt là các khối u não.
Thực phẩm đông lạnh. Các loại thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn hoặc dán nhãn “ăn kiêng” hay “chất béo thấp”, bao gồm cả chế độ ăn uống soda, thường chứa aspartame, một chất hóa học, chất tạo ngọt nhân tạo gây ra nhiều bệnh tật như ung thư, dị tật bẩm sinh và các vấn đề tim mạch. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy một số phụ gia thêm vào thực phẩm có thể gây nghiện đối với một số người.
Rượu. Uống rượu được biết đến là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư, sau thuốc lá. Trong khi tiêu thụ rượu với mức thấp có thể giúp bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tim; thì uống rượu quá mức có thể gây suy tim, đột quỵ và tử vong. Năm 2007, các chuyên gia tại Tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu về ung thư đã xem xét các bằng chứng khoa học liên quan đến ung thư từ 27 nghiên cứu khác nhau và có đủ bằng chứng để khẳng định uống rượu quá mức là nguyên nhân chính gây ung thư miệng, thực quản, gan, đại tràng và ung thư vú ở nữ.
Thịt đỏ. Nhiều bằng chứng cho thấy thịt đỏ thực sự tốt trong chế độ ăn uống, đặc biệt là thịt bò vì nó chứa axit linoleic giúp chiến đấu chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên, một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ trong thời gian 10 năm cho thấy, ăn thịt đỏ mỗi ngày, thậm chí dù chỉ một lượng nhỏ có thể làm tăng nguy cơ chết vì ung thư đến 22% ở nam giới và 20% ở nữ giới. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.
Soda. Nước ngọt không chỉ chứa nhiều đường mà là nguồn calo phong phú gây tăng cân và béo phì. Uống nước ngọt thường xuyên cũng gây đột biến lượng đường trong máu, dẫn đến viêm và kháng insulin. Soda cũng là nguyên nhân gốc rễ của bệnh dạ dày, trào ngược thực quản. Soda cũng chứa chất tạo màu nhân tạo và hóa chất thực phẩm gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Mối nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn từ thịt gà trong siêu thị
Thịt gà được bày bán trong siêu thị đang tiềm ẩn mối nguy cơ ngộ độc thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Thông tin trên vừa được hãng tin Telegraph dẫn lời các quan chức y tế Anh cho hay.
Các cuộc kiểm tra trong 9 tháng qua tại Anh cho thấy 73% thịt gà trong siêu thị chứa vi khuẩn Campylobacter (vi khuẩn gây tiêu chảy), khiến 280.000 người mắc bệnh mỗi năm và thậm chí gây nguy cơ tử vong.
Trung bình 1/5 sản phẩm thịt gà trong siêu thị chứa số lượng lớn vi khuẩn gây nguy hiểm. Trong đó có 7% vi khuẩn được tìm thấy trên bao bì.
Hơn 70% thịt gà trong siêu thị chứa vi khuẩn gây ngộ độc.
Trong một báo cáo mới nhất của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, các nhà chức trách đã đưa ra kết luận rằng tất cả thịt gà, bất kể chúng được bày bán ở siêu thị hay cửa hàng bán lẻ nào đi chăng nữa, đều có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Những quan chức này cũng đưa ra cảnh báo, khuyên các bà nội trợ nên cẩn trọng trong khâu xử lý và chế biến các món gà tại nhà.
Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA), đơn vị có trách nhiệm và tiếng nói trong việc bảo vệ người dân khỏi ngộ độc thức ăn, cũng đưa ra chỉ trích nặng nề nhắm vào các siêu thị vì đã không thực hiện nghiêm túc quy trình tiệt trùng và làm sạch thịt gà.Trong một báo cáo mới nhất của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, các nhà chức trách đã đưa ra kết luận rằng tất cả thịt gà, bất kể chúng được bày bán ở siêu thị hay cửa hàng bán lẻ nào đi chăng nữa, đều có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Bảng thống kê chỉ số nhiễm vi khuẩn trong thịt gà tại các siêu thị.
"Chúng tôi biết rằng có nhiều cách tích cực để làm giảm vi khuẩn Campylobacter, quan trọng là họ có quan tâm đến việc này hay không.
Trường hợp của siêu thị Marks & Spencer là một ví dụ tốt điển hình, thậm chí họ còn trao thưởng cho các chủ nuôi gà nào có thể loại bỏ vi khuẩn Campylobacter ra khỏi đàn gà. Không lý do gì một nhà bán lẻ có thể làm được điều này mà các nhà bán lẻ khác lại không làm được", Giám đốc FSA Steve Warne nói.
Các dữ liệu mới nhất được Cơ quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm châu Âu gần đây cảnh báo rằng vi khuẩn Campylobacter có khả năng đề kháng với kháng sinh.
Đây là một vấn đề đáng quan tâm bởi vì một khi mức độ đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn Campylobacter cao hơn thì điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có ít đi các phương pháp điều trị đối với những trường hợp nhiễm bệnh nặng, theo đại diện Cơ quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm châu Âu.
Được biết, vi khuẩn Campylobacter thường hiện diện trong ruột của các loài gia súc và gia cầm. Có thể nói ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter là bệnh tiêu chảy thường hay xảy ra nhất.
Triệu chứng của bệnh phát hiện ra sau khi ăn từ 2-5 ngày, và thường là đau bụng, nôn và tiêu chảy có thể có máu. Bệnh sẽ dứt sau một tuần lễ.
Cách để tự bảo vệ khỏi "thịt gà bẩn"
Thịt gà an toàn khi người nội trợ tuân theo các bước nấu ăn sau, theo hướng dẫn sau đây của Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA):
- Đối với thịt gà sống đông lạnh: Nên bọc kỹ xung quanh thịt gà cẩn thận và đặt chúng ở dưới đáy của tủ đông, tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm khác, trong đó có thức uống.
- Không rửa thịt gà sống: Việc nấu nướng sẽ giết chết bất kỳ vi khuẩn nào hiên nay, bao gồm cả vi khuẩn Campylobacter, trong khi đó việc rửa thịt gà sống không cẩn thận có thể làm lây lan mầm bệnh.
- Tẩy rửa kỹ các đồ dùng: Nên rửa thật sạch các đồ dùng nấu ăn, đặc biệt là chiếc thớt dùng để chặt thịt gà. Đồng thời rửa tay kỹ bằng xà bông và nước ấm sau khi xử lý thịt gà sống. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Campylobacter.
- Nấu chín thịt gà triệt để: Khi nấu thịt gà, hãy chắc rằng thịt đã được chín một cách triệt để trước khi bày biện món ăn ra bàn. Bạn có thể cắt thử vào phần thịt dày nhất của gà để kiểm tra xem liệu thịt đã chín hoàn toàn hay chưa.
Theo Hùng Phú/Báo VTC News
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga Cuộc chiến giữa CocaCola và Pepsi, nguồn gốc Mountain Dew, Fanta hay 7 Up từng chứa thuốc an thần... là những điều ít biết về đồ uống có ga. 1. Công thức gốc của 7 Up có chứa thuốc an thần lithium citrate Ra mắt năm 1929, ngay trước khủng hoảng phố Wall, 7 Up ban đầu là loại soda chanh đắt tiền...