Thực phẩm Sao Ta (FMC) dự kiến chào bán 9,8 triệu cổ phiếu giá 25.000 đồng
Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã chứng khoán: FMC – sàn HOSE) vừa thông qua giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, Thực phẩm Sao Ta dự kiến chào bán 9,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 5:1, cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu, giá mua dự kiến 25.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu phát hành thành công, doanh nghiệp sẽ huy động được 245,2 tỷ đồng, toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ cho dự án xây dựng công trình Nhà máy Thủy Sản Sao Ta, dự kiến thời gian xây dựng trong năm 2021.
Doanh nghiệp dự kiến thời gian chào bán trong năm 2020 hoặc cho tới Đại hội đồng cổ đông năm 2021 và sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 3.205,8 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 162,4 tỷ đồng, bằng gần 97% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 67,4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Được biết, trong năm 2020 Thực phẩm Sao Ta đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức tiền mặt dự kiến là 25%.
Video đang HOT
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của FMC tăng 40,3% lên 2.133,5 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu tồn kho đạt 898,5 tỷ đồng, chiếm 42,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 408,9 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 319,7 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản; tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 301,7 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng tài sản.
Đối ứng với tài sản là nguồn vốn khi vốn chủ sở hữu là 1.017,6 tỷ đồng, chiếm 47,7% tổng nguồn vốn; vay nợ ngắn hạn là 711,3 tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng nguồn vốn; phải trả người bán ngắn hạn là 302,7 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng nguồn vốn.
Được biết, trong kỳ tổng nợ vay đã tăng thêm 434,5 tỷ đồng, theo thuyết minh đây là các khoản vay tại ngân hàng bằng đồng tiền USD với lãi suất dao động từ 2,6% tới 2,8%/năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/11, cổ phiếu FMC giảm 100 đồng về 33.200 đồng/cổ phiếu.
Đại gia top siêu giàu Việt, bán bớt tài sản tính gom về 300 tỷ
Ông Trần Huy Thanh Tùng, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã có thông báo về việc đăng ký bán ra cổ phiếu.
Cụ thể, ông Tùng muốn bán 3,03 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động do có nhu cầu tài chính cá nhân. Nếu bán thành công, lượng cổ phiếu mà ông Tùng nắm giữ sẽ giảm từ 6,58 triệu đơn vị xuống còn 3,54 triệu đơn vị. Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian từ 11/11 đến 10/12.
Thời gian gần đây, cổ phiếu của Thế Giới Di Động đi ngang trong khoảng 105.000-106.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo khoảng giá này, số tiền ông Tùng dự kiến thu về nếu bán hết toàn bộ số cổ phiếu như đăng ký là 320 tỷ đồng.
Ông Trần Huy Thanh Tùng là 1 trong 5 sáng lập viên của Thế Giới Di Động. Tổng cộng, ông Tùng đang sở hữu khoảng 17,4 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động, tương đương giá trị hơn 1.800 tỷ đồng và hiện là người giàu thứ 38 trên sàn chứng khoán.
Ông Trần Huy Thanh Tùng là 1 trong 5 sáng lập viên của Thế Giới Di Động
Cũng đăng ký bán ra, ông Mã Ích Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta ( FMC) đăng ký bán 100.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công, ông sẽ giảm sở hữu từ 162.846 cổ phiếu về còn 62.846 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/11 đến 11/12.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 09/11, cổ phiếu FMC tăng 1.450 đồng lên 33.400 đồng/cổ phiếu. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 3.205,8 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 162,4 tỷ đồng, bằng gần 97% so với cùng kỳ năm 2019.
Tương tự tại Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy ( NBB) ông Mai Thanh Trúc, Phó tổng giám đốc NBB đã bán ra toàn bộ 112.500 cổ phiếu mà ông đang sở hữu.
Trong tháng 9, nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital đã liên tục bán ra cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 9,6% về còn 4,45% vốn điều lệ và chính thức rút tên khỏi danh sách cổ đông lớn của Công ty.
Xa hơn một chút, trong tháng 5/2020, ông Đoàn Tường Triệu, Thành viên Hội đồng quản trị NBB đã bán ra 450.000 cổ phiếu, chỉ còn sở hữu 50.000 cổ phiếu.
Ông Triệu vốn là cổ đông sáng lập của NBB và ngồi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 7/2005 cho tới tháng 5 năm nay. Ông cũng kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Công ty từ tháng 7/2005 cho đến tháng 4 năm vừa rồi.
Ở chiều mua vào, bà Trịnh Thị Nga, chị ruột của Chủ tịch HĐQT Vận tải Thủy - Vinacomin ( WTC) liên tục mua vào hơn 40.000 cổ phiếu, sở hữu 1,95% vốn. WTC có giá trần 4 phiên liên tiếp, nâng thị giá cao hơn 48%. Thanh khoản cổ phiếu chỉ 400-1.800 đơn vị, cá biệt có phiên đạt 11.492 đơn vị.
Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của Cao su Đà Nẵng ( DRC) vừa mua vào 52.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,03% lên 0,08% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ 04/11 đến 05/11 và phương thức giao dịch là khớp lệnh. Được biết, ông Nhựt vừa được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 01/11/2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 2.538,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 147 tỷ đồng, lần lượt giảm 12,2% và 13,4% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 58% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận.
Phiên giao dịch 9/11 khép lại với sắc xanh bao trùm toàn thị trường. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 13,7 điểm (1,46%) lên 951,99 điểm; HNX-Index tăng 1,65% lên 141,61 điểm và UPCom-Index tăng 0,71% lên 64,02 điểm.
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ tiếp tục bán ròng gần 200 tỷ trên toàn thị trường. Lực bán của khối ngoại tập trung vào các Bluechips như MSN (-183 tỷ đồng), HPG (-40,8 tỷ đồng), NVL (-27 tỷ đồng), MBB (-27 tỷ đồng).
Phó tổng giám đốc Thực phẩm Sao Ta (FMC) đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu Lãnh đạo Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã chứng khoán: FMC - sàn HOSE) đăng ký bán ra cổ phiếu. Theo đó, ông Mã Ích Hưng, Phó tổng giám đốc FMC đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công, ông sẽ giảm sở hữu từ 162.846 cổ phiếu về còn 62.846 cổ phiếu. Giao dịch dự...