Thực phẩm sạch “đổ bộ” chợ nông thôn
Nhằm đưa sản phẩm sạch tới tay người tiêu dùng, các tỉnh miền Đông Nam Bộ đang triển khai chuỗi an toàn thực phẩm bằng cách tổ chức nhiều sạp bán nông sản sạch trong các chợ truyền thống ở nông thôn.
Chỉ tính riêng 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hàng chục quầy bán nông sản sạch tại các chợ truyền thống. Những thực phẩm này do các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp sản xuất theo quy trình VietGAP cung ứng.
Bén hơi hàng sạch
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 20 điểm kinh doanh thịt lợn và rau sạch tại các chợ Phương Lâm, Phú Lập (huyện Tân Phú) và chợ Vĩnh An, Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu). Các điểm này được gắn bảng công nhận “thịt không chất cấm” và “rau được kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật”. Đây là chương trình thí điểm nằm trong hoạt động xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất đến cung ứng, tiêu thụ tại các chợ truyền thống.
Ông Phan Minh Báu (phải) – Phó Giám Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, kiểm tra một điểm bán thịt sạch trong chuỗi an toàn thực phẩm của tỉnh. Ảnh: T.Đ
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Liễu – chủ sạp rau được gắn bảng rau an toàn tại chợ Phương Lâm cho biết, các loại rau trong sạp được lấy mẫu kiểm tra, đều đạt chuẩn an toàn mới bán cho khách. Trong khi đó, chỉ mới khai trương thời gian ngắn, gian hàng thịt gia cầm của chị Phạm Ngọc Mai ở chợ Rạch Dừa (phường Rạch Dừa, TP.Vũng Tàu) đã trở thành điểm đến quen thuộc của các bà nội trợ. Được biết, sạp hàng kinh doanh thịt gia cầm của chị Mai được cấp giấy chứng nhận và được treo bảng thông báo bán sản phẩm thuộc chuỗi thực phẩm an toàn từ cuối năm 2016.
Nhân rộng điểm bán
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho hay, để triển khai chuỗi thực phẩm an toàn cung ứng cho người tiêu dùng, từ năm 2014, Chi cục đã khảo sát 40 cơ sở chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh thịt lợn. Qua đó, đã chọn được trên 30 cơ sở tham gia vào chuỗi.Theo ông Phan Minh Báu – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, đây là chương trình thí điểm nằm trong hoạt động xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất đến cung ứng, tiêu thụ tại các chợ truyền thống của tỉnh. Theo đó, sản phẩm đạt chuẩn an toàn mới đưa ra sạp bán đến tay người tiêu dùng. Tỉnh đã triển khai thực hiện được các chuỗi sản phẩm nông nghiệp an toàn với mặt hàng trứng gà, thịt lợn, thịt gà và chuỗi tiêu thụ sản phẩm rau, quả, thịt an toàn tại các chợ trên địa bàn 2 huyện Vĩnh Cửu và Tân Phú.
Theo ông Giao Văn Sỹ – Trưởng Phòng Chăn nuôi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn đã góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng và niềm tin cho người tiêu dùng. Chi cục sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Theo Danviet
Nhờ Tết, người trồng rau sạch trúng mánh
Nếu Sở Công Thương TP.HCM nhận định giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Đinh Dậu sẽ ổn định, khó xảy ra tình trạng biến động về giá, trên đồng ruộng hiện nay giá rau sạch đã nhích lên hơn 50% so với thị trường ngày thường.
Nhiều hộ nông dân trồng rau phục vụ mùa Tết Nguyên đán tại các vùng làm rau trọng điểm của TP.HCM như: Thới An, Hiệp Thành (quận 12), Thái Mỹ, Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi), Tân Quý Tây (huyện Bình Chánh ), Xuân Thới Thượng, Nhị Bình (huyện Hóc Môn)... đều cho rằng, thời gian qua, do thời tiết bất lợi nên lượng rau tết sẽ khan hiếm, giá cả tăng mạnh.
Chợ - tăng, siêu thị - đứng
Anh Phạm Chí Tâm đang thu hoạch khổ qua cung ứng cho thị trường Tết Đinh Dậu. Ảnh: T.Đ
Để chuẩn bị cho thị trường Tết Đinh Dậu, UBND TP.HCM đã thông qua kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trên địa bàn với tổng trị giá đến 17.000 tỷ đồng, chủ yếu là nhóm hàng lương thực - thực phẩm. Dự báo giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm tết sẽ ổn định, khó xảy ra biến động giá, đảm bảo cân đối cung cầu bình ổn thị trường.
Những ngày này, về các vùng sản xuất rau sạch của thành phố mới thấy hết cái tất bật của bà con nông dân. Trên cánh đồng rau sạch rộng 3ha, anh Phạm Chí Tâm (xã Thái Mỹ, Củ Chi) đang lăng xăng cùng nhân công thu hoạch khổ qua. Anh Tâm cho biết, thị trường tết năm nay, lượng rau sẽ khan hiếm do thời tiết cực đoan. "Không chỉ nông dân thành phố, các nơi khác nông dân cũng gặp thiệt hại khi sản xuất rau. Tôi nghĩ lượng rau đổ về thành phố sẽ giảm nhiều so với tết năm ngoái. Thực tế, giá rau trên đồng hiện nay đang tăng cao và sẽ còn tăng cao nữa vào những ngày giáp Tết Nguyên đán" - anh Tâm đánh giá.
Theo anh Tâm, để phục vụ rau tết, năm nay anh trồng 2 loại rau ăn quả là khổ qua và mướp hương. Tính chung, anh sẽ tung ra khoảng chục tấn rau cho thị trường tết thông qua ngõ chợ đầu mối Hóc Môn.
Cũng như anh Tâm, ông Nguyễn Văn Trãi - người trồng gần chục ha rau (xã Nhuận Đức, Củ Chi) cũng bán qua thương lái chứ không qua hệ thống siêu thị. Theo ông Trãi, năm nay ai có rau bán phục vụ thị trường tết sẽ bội thu vì thị trường tết sẽ khan hiếm rau nên giá cả tăng mạnh. "Hiện giá khổ qua trên đồng đã là 12.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi ngày thường 7.000 đồng/kg, giá này sẽ còn tăng nữa lúc giáp tết" - ông Trãi nói.
Nếu như nhiều nông dân trồng rau khác bán hàng qua hệ thống chợ, thì ông Trần Văn Nghĩa (xã Tân Nhựt, Bình Chánh) lại bán hàng qua hệ thống hợp tác xã. Tết năm nay, ông Nghĩa dành 4.000m2 đất để trồng khổ qua, cải thìa, cải ngồng phục vụ thị trường, tất cả có khoảng chục tấn rau. "Tôi trồng rau sạch chỉ bán cho HTX Nông nghiệp Phước An. Tết năm nay, HTX tham gia bình ổn thị trường, nên nhìn chung giá mua vào của HTX cũng không tăng" - ông Nghĩa cho biết.
5.000 hộ nông dân vào vụ rau tết
Bà Nguyễn Thị Nhã Trúc - Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, hiện TP có 91 xã, phường trồng rau an toàn với khoảng 5.000 hộ nông dân tham gia cung cấp khoảng 61.000 tấn rau/năm đạt chứng nhận VietGAP. Mùa tết năm nay, Sở giao nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm cho Chi cục Thú y. Riêng về rau an toàn, hiện nay Sở đã kiểm tra các vùng sản xuất rau an toàn đủ điều kiện sản xuất và 2 điểm truy xuất nguồn gốc là HTX Phước Lộc và Phước An.
Cũng theo Sở Công Thương, tại 3 chợ đầu mối thành phố, lượng hàng hoá nhập về dịp tết dự kiến khoảng 8.500 tấn/ngày, chủ yếu là rau củ quả, thịt gia súc, thủy hải sản, chiếm khoảng 60 - 70% thị trường.
Theo ông Trần Văn Thích - Giám đốc HTX Phước An, HTX đảm bảo đủ số lượng rau, củ, quả cung ứng cho thị trường tết, khoảng 5 - 6 tấn/ngày. "Vì tham gia bình ổn giá thị trường của thành phốtrong mùa tết nên hàng hóa của HTX bán ra thậm chí giảm 20%. Chúng tôi sản xuất theo kế hoạch nên không chạy theo giá thị trường"-ông Thích khăng định.
Theo Danviet
Sản xuất lúa theo VietGAP, nông dân hưởng lợi kép Chuyển đổi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) giảm chi phí, tăng năng suất, mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường. Chi phí giảm, năng suất tăng Hợp tác xã (HTX) Đông Thôn, xã...