Thực phẩm sạch: Đặc sản Đà Lạt, thơm ngon “chuối tiến vua” Laba
Giống chuối Laba đặc biệt thơm ngon được người dân cung tiến cho vua Bảo Đại trong thời gian ông sống ở Đà Lạt. Từ đó chuối La Ba còn được gọi là “chuối tiến vua”. Nhiều năm trở lại đây loại chuối này đã được phục tráng và trồng theo quy trình công nghệ cao. Hiện chuối Laba đã được công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Nhiều nông dân đã giàu lên nhờ trồng chuối Laba
Ông Phạm Ngọc Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà giới thiệu: “Chuối Laba ở đây phát triển rất tốt, cho năng suất cao, mỗi buồng nặng trung bình từ 25 – 35 kg. Quả chuối Laba thon dài, hơi cong, cuống buồng nhỏ, khi chín có màu vàng óng mượt mà, vỏ mỏng, vị thơm dẻo ngon lại bổ dưỡng. Năm 2000, người dân trên địa bàn bắt đầu trồng lại chuối và tính đến hiện tại, toàn xã đã có trên 20 hộ gia đình trồng chuối xen canh với cây cà phê…”.
Anh Nguyễn Đức Văn, thôn Ngọc Sơn 1 cho biết, gia đình anh trồng khoảng 5 sào chuối Laba xen canh cây cà phê, chuối Laba rất phù hợp với địa hình và khí hậu vùng đất này, sau khi bén rễ, cây phát triển rất nhanh, trồng khoảng 1 năm là cho thu hoạch lứa đầu tiên và khoảng 2 tháng cho thu hoạch một lần, với giá bán là 6.000 đồng/kg. Vừa trồng chuối kết hợp với trồng cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng chất lượng cuộc sống của gia đình anh. Trong tương lai, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng chuối.
Video đang HOT
Tương tự, hộ gia đình anh Đỗ Văn Thương, ngụ tại thôn Ngọc Sơn cũng trồng chuối Laba xen canh cây cà phê. “Mỗi gốc chuối Laba cho thu hoạch liên tục trong vòng 15 năm mới phải trồng lại, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản, có thể nói là rất nhàn, chỉ cần bón phân lót và phân hữu cơ theo giai đoạn phát triển của cây chuối. Bên cạnh đó, chuối Laba cũng rất ít sâu bệnh nên người trồng rất ít tiếp xúc hay sử dụng thuốc hóa học. Đặc biệt, người trồng chuối không phải lo sản phẩm đầu ra vì chất lượng sản phẩm cao, luôn thu hút khách hàng. Hơn thế, chúng còn có ưu thế cạnh tranh vì cây ngắn ngày, tuy nhiên hiện nay không ít người trồng chuối cũng như thương lái cứ gán mọi loại chuối với nhãn hiệu Laba khiến cho người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng chuối. Chính vì vậy, tôi nghĩ cần xây dựng thương hiệu chuối Laba trong lòng người tiêu dùng”, anh Thương cho hay.
Chuối Laba quả thon, dai, vỏ dày và bóng
Những thành quả bước đầu khôi phục giống chuối Laba đã mở ra hướng phát triển kinh tế đối với nhân dân nơi đây, nhưng việc xây dựng thương hiệu và tìm chỗ đứng trên thị trường không phải là chuyện đơn giản. Quy hoạch vùng trồng, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu là những giải pháp cấp thiết hiện nay của người dân xã Phú Sơn nói riêng cũng như tỉnh Lâm Đồng nói chung, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của chuối Laba trên thị trường.
Loại chuối Laba có các đặc điểm sau: loại chuối này quả thon và dài, vỏ dày và bóng, cuống buồng nhỏ trái úp vào buồng thành hình trụ, quả chín có hương vị thơm đặc trưng, ngọt và dẻo.
Theo Yến Thy (Báo Lâm Đồng)
Lâm Đồng: Thiệt hại gần 50 tỷ đồng do mưa lũ
Ngày 9/11, tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ từ ngày 3-7/11, tại Lâm Đồng có 1 người mất tích và trên hàng nghìn ha cây trồng bị hư hại, ước tính thiệt hại gần 50 tỷ đồng.
Theo thống kê, thiệt hại nặng nhất là địa bàn huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), vùng rau trọng điểm của tỉnh đã có trên 2.000 ha rau, màu bị ngập, trong đó gần 740 ha bị thiệt hại nặng do hồ thủy điện xả lũ, ước thiệt hại lên đến hơn 36 tỷ đồng.
Ngoài ra, nước lũ còn làm đập dâng Tám Muống (xã P'Róh), kênh dẫn đập dâng Mrăng 2 (xã Lạc Lâm), kênh N4-B thị trấn Thạnh Mỹ (Đơn Dương), cùng nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện bị hư hại nặng; 20 căn nhà dân bị ngập nước, trong đó một căn nhà bị sập. Ước thiệt hại khoảng 36 tỷ đồng.
Còn tại huyện Lạc Dương, mưa lũ đã nhấn chìm hơn 132 ha rau, hoa, cây trồng của người dân và doanh nghiệp tại xã Đạ Chais, làm 4 cây cầu bị hư hỏng nặng, không thể lưu thông.
Cây trồng ngâm trong nước lũ.
Riêng huyện Đức Trọng, mưa lũ làm thiệt hại khoảng 50 ha rau, màu, tiêu, cà phê của người dân tại các xã Ninh Gia, Liên Nghĩa, Phú Hội và Tân Thành. Trong đó, xã Ninh Gia có 5 căn nhà và 15 chòi canh vườn bị ngập sâu trong nước; hai cây cầu tại xã Phú Hội và Đa Quynh bị ngập và hư hại nặng làm giao thông bị gián đoạn từ 3-7 ngày.
Tại huyện Đam Rông (các xã Đạ Tông, Đạ M'Rông, Đạ R'Sal), nước lũ đã cuốn trôi một căn nhà, hai máy tưới của người dân. Làm ngập hoàn toàn 8ha cà phê đang vào vụ thu hoạch, hơn 65ha bắp đang giai đoạn trổ cờ, 1,7 ha lúa, 9ha dâu tằm và 0,3 ha khoai lang Nhật, ước thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng.
Đặc biệt, trên địa bàn huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) xảy ra vụ 3 người bị nước lũ cuốn khi đi qua cầu trên sông Đạ Dâng, trong đó nạn nhân K'Duyên (ngụ xã Phú Sơn, Lâm Hà) hiện đang mất tích và vẫn được lực lượng cứu hộ tìm kiếm.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Hồng Đà Lạt ế ẩm vì bị hồng Trung Quốc lấn át Hồng ăn trái Đà Lạt - Lâm Đồng là một đặc sản đặc trưng của địa phương, đang bị lấn át bởi hồng nhập từ Trung Quốc. Chính vì vậy, trái hồng Lâm Đồng trở nên ế ẩm, địa phương cũng không còn mặn mà với loại cây trồng này. Mấy ngày nay, nhiều chủ vựa chuyên thu mua trái hồng ở thị...