Thực phẩm rất tốt cho sức khỏe
Hãy tham khảo một số thực phẩm tạo vị ngọt tự nhiên dưới đây để thay thế cho đường trong chế độ ăn của bạn.
Mật ong
Mật ong không chỉ tạo vị ngọt mà còn có các thuộc tính kháng khuẩn, chống nấm. Vì vậy hãy sử dụng mật ong làm chất tạo ngọt tự nhiên thay thế cho đường.
Hãy sử dụng mật ong làm chất tạo ngọt tự nhiên thay thế cho đường.
Sữa hoặc kem tươi
Video đang HOT
Bạn muốn thêm vị ngọt cho cà phê? Hãy sử dụng sữa hoặc kem tươi thay cho đường. Ngoài tác dụng tạo ngọt, sữa và kem tươi còn chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Cà rốt
Bạn có thể dùng cà rốt thái nhỏ hoặc nước ép cà rốt để tạo vị ngọt cho nước xốt. Cà rốt không chỉ giúp nêm vị cho món ăn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Cam
Hãy tận dụng vị ngọt tự nhiên của cam để thay thế cho đường khi làm món salad hoặc các món ăn yêu thích khác.
Hãy tận dụng vị ngọt tự nhiên của cam để thay thế cho đường khi làm món salad
Thay vì dùng đường bạn có thể sử dụng củ cải đường để thêm vị ngọt cho một số món ăn.
Theo An ninh thủ đô
Tác dụng kì diệu của củ cải đường
Kết quả của các nhà khoa học từ nhiều trường đại học danh tiếng cho biết, củ cải đường có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức chịu đựng và làm giảm huyết áp.
Với hương vị ngọt ngào và vẻ ngoài bắt mắt, củ cải đường là một nguyên liệu yêu thích trong giới ẩm thực, nhưng các nhà khoa học khám phá ra loại thực vật này ẩn chứa nhiều điều hơn thế nữa.
Phần lớn tác dụng của củ cải đường xuất phát lượng nitrat cao gấp khoảng 20 lần so với hầu hết các loại rau khác. Trước đây, nitrat "mang tiếng xấu" vì được sử dụng như một phụ gia thực phẩm. Nhưng theo các nghiên cứu được đại học Queen Mary công bố vào năm 2010 cho thấy, nếu uống 250ml nước ép củ cải đường mỗi ngày, huyết áp cao có thể giảm xuống trong vài giờ. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy với người bị huyết áp rất cao.
Củ cải đường chữa bệnh huyết áp cao
Khả quan hơn là viện nghiên cứu tim mạch tại thành phố Melbourne - Úc công bố kết quả cho thấy, uống 500ml nước ép của loại củ này, huyết áp sẽ giảm đáng kể 6 giờ sau đó. Nếu được sử dụng rộng rãi, các nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch có thể giảm tới 10%. Điều này được lí giải bởi khuẩn trong miệng và ruột hấp thụ nitrat và chuyển đổi thành khí oxit nitric cho phép các mạch máu lưu thông dễ hơn.
Bên cạnh đó, củ cải đường còn góp phần tăng cường sức chịu đựng- đặc biệt có tác dụng với các vận động viên. Giáo sư Stephen Bailey cho biết, vận động viên khuyết tật David Weir đoạt huy chương vàng tại Paralympic London mùa hè 2012, bởi anh thường xuyên sử dụng nước ép củ cải đường và có thể theo sát chương trình huấn luyện. Lí do được đưa ra là nitrat làm giảm lượng ô-xy cần thiết cho cơ bắp giúp các vận động viên tăng cường sức dẻo dai tới 16% khi áp dụng các chương trình luyện tập.
Một tác dụng hữu hiệu nữa không thể bỏ qua đó là tăng hiệu quả hoạt động của trí não. Năm 2011, Đại học Wake Forest -Bắc Carolina công bố kết quả cho thấy củ cải đường có thể làm chậm sự phát triển của chứng mất trí. Họ cho rằng điều này là bởi nitric oxide làm tăng lưu lượng máu đến não. Chỉ cần ăn 2 đến 3 lát củ cải đường mỗi ngày cũng được xem là kẻ thù cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Theo Trang Hà (Người lao động)
Các loại rau nên ăn trong ngày lạnh Mùa đông, thời tiết lạnh dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái buồn bã, thậm chí trầm cảm. Các loại thực phẩm dưới đây sẽ không chỉ giữ cho bạn ấm áp mà còn giúp bạn khỏe mạnh, phấn chấn hơn trong mùa đông. Theo các nhà khoa học, một số loại thực phẩm có thể giúp con người cảm thấy vui...