Thực phẩm phổ biến hằng ngày có thể gây dị ứng ở trẻ
Sữa, trứng, đậu phộng,… là một số thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ.
Theo Healthline, dưới đây là một số thực phẩm được biết đến là một trong những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ở trẻ em:
Trứng
Mặc dù trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe nhưng đây là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng, thông thường dị ứng chủ yếu với các protein ở lòng trắng trứng. Chính vì thế, khi cho trẻ ăn trứng cha mẹ nên lưu ý.
Các protein ở lòng trắng trứng có thể gây dị ứng ở trẻ. Ảnh: Internet
Lúa mì
Lúa mì có chất gluten, chất này có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Dị ứng với lúa mì có thể sẽ gây ngăn cản sự hấp thu khoáng chất và vitamin từ thực phẩm, từ đó dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.
Lúa mì có chất gluten, chất này có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Ảnh: Internet
Đậu phộng
Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ. Một số triệu chứng của dị ứng đậu phộng là mẩn đỏ, phát ban,… nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Sữa
Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng phổ biến ở trẻ. Trẻ bị dị ứng sữa có một số triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban,… Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dưới một tuổi uống sữa dê, sữa bò… do trong những loại sữa này có hàm lượng protein cao dễ gây dị ứng cho trẻ.
Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng phổ biến ở trẻ. Ảnh: Internet
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Sữa rất tốt nhưng không phải ai cũng uống được, đặc biệt là 7 đối tượng này
Chúng ta đều biết sữa là loại đồ uống rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng uống được sữa vì nó có thể đem lại tác dụng ngược với sức khỏe.
Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ những tác động tích cực của sữa đối với sức khỏe người.
Trong một cốc 250ml sữa bò có chứa:
- 28% (276 mcg) của nhu cầu canxi mỗi ngày
- 24% (205 mcg) phốt pho
- 15% (112 mcg) vitamin A
- 10% (322 mcg) kali
- 18% (1,10 mcg) vitamin B-12
- 11% (0,9 mcg) of kẽm
- 14% (6-7 g) protein
- 3% (2,4 g) chất béo
- 26% (13 g) đường
Bổ dưỡng như vậy xong liệu sữa có phải là loại đồ uống bổ dưỡng cho tất cả mọi người không? Hóa ra không. Dù loại nước này đem lại nhiều giá trị sức khỏe xong đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những đối tượng nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Nếu thuộc nhóm người không nên sử dụng sữa, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác để thay thế cho sữa như: Ngũ cốc, phô mai, kem...
Trang QQ mới đây đã chỉ ra 7 đối tượng không nên uống sữa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
1. Những người bị dị ứng với sữa
Dù sữa rất bổ dưỡng nhưng có một số người bị dị ứng với chất protein và các thành phần dinh dưỡng khác của loại đồ uống này. Triệu chứng dị ứng sau khi uống sữa là: Tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa... Bạn không nên tự ép bản thân phải uống sữa nếu có những tác động tiêu cực nói trên.
2. Bệnh nhân bị sỏi thận
Theo các bác sĩ, trong sữa có nhiều canxi. Người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương nhưng với bệnh nhân bị sỏi thận, canxi có thể gây hình thành sỏi trong thận, làm bệnh tình thêm trầm trọng.
3. Người có chức năng túi mật hoặc tuyến tụy có vấn đề
Trong sữa có chứa một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đó là chất béo. Khi chúng ta hấp thụ chất béo vào cơ thể, cần phải nhờ đến mật và tuyến tụy để tiêu hóa hết. Đối với bệnh nhân có hai cơ quan này không khỏe mạnh thì không thể tiêu hóa được chất béo, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày.
4. Người không dung nạp lactose
Một nghiên cứu năm 2015 đã ước tính rằng khoảng 75% dân số trên thế giới không dung nạp đường sữa ở một mức độ nào đó. Mặc dù hầu hết những người không dung nạp đường sữa vẫn có thể tiêu thụ sữa với số lượng nhỏ mà không có tác dụng phụ, nhưng một lượng lớn sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn, tiêu chảy, táo bón.
Ngoài ra, có nhiều người nhạy cảm với casein - một protein trong sữa. Triệu chứng là gây viêm tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đi kèm với các triệu chứng đau nửa đầu, tắc nghẽn xoang, và trứng cá hoặc phát ban trên da.
5. Người đang bị cảm lạnh
Các nhà nghiên cứu Úc cho rằng uống sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh. Đặc biệt, nó có thể làm cho bạn nhiều đờm hơn và gây kích thích cổ họng và mũi.
6. Bệnh nhân đang đau bụng
Những bệnh nhân đang bị đau bụng thì không nên uống sữa vì sữa sẽ bị lên men trong dạ dày, điều này làm nặng thêm các triệu chứng đau bụng.
7. Người có nguy cơ bị một số bệnh ung thư
Các nghiên cứu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt tăng lên khi cơ thể dư thừa canxi. Hơn nữa, các loại đường trong sữa cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Sữa được lấy từ những con bò được nuôi với hormone tăng trưởng giúp kích thích sản xuất sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của cơ quan sinh sản và ung thư vú.
Kết lại, mặc dù sữa là một thức uống dinh dưỡng tốt, nhưng một số người đặc biệt, tốt nhất không nên uống, không những không thể được hấp thụ như chất dinh dưỡng mà còn rất có thể tạo ra tác dụng phụ.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người đang mắc chứng trầm cảm... được khuyến khích uống nhiều sữa.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
10 thực phẩm nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi Trong 1 năm từ lúc chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu. Lựa chọn thực phẩm không phù hợp không những gây hại cho cơ thể trẻ, còn khiến trẻ bị dị ứng. Vì vậy trong khoảng thời gian này, các bậc cha mẹ cần tránh một số loại thực phẩm sau. Hãy thận trọng với những thực phẩm cho trẻ...