Thực phẩm người mắc tiểu đường cần kiêng
Chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng giúp bệnh nhân tiểu ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.
Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h:
Vì vậy một chế độ ăn hợp lý rất quan trọng giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:
- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Không ăn mặn
Video đang HOT
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
- Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
- Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Minh Trang
Theo PLXH
Bệnh tiểu đường là "bom hẹn giờ"
Theo kết luận của bác sĩ, tình trạng sưng phù chân của Robert Carew-Hunt là dấu hiệu của hội chứng phù bạch huyết. Tuy nhiên, thực tế đó lại là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Vị chuyên gia y tế này đã nói sai vì vì thế, việc điều trị theo đơn kê không đạt kết quả như mong đợi.
Nếu có vòng bụng ngoại cỡ, nên thường xuyên đi kiểm tra chỉ số đường huyết
Bệnh khó phát hiện
Mặc dù Robert vẫn có các biểu hiện truyền thống khác như loét ngón cân cái (vết thương không thể tự lành) nhưng các bác sĩ đã bỏ qua những dấu hiệu lâm sàng này. Chỉ đến khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng khá nguy kịch mới xác định được nguyên nhân chính xác.
Hai ngón chân ở bàn chân phải đã phải cắt bỏ và bàn chân trái biến dạng charcot và tình trạng suy thoái xương nghiêm trọng. Nguyên nhân là do mức độ đường huyết trong máu cao tới mức gây nguy hiểm cho các tế bào máu và các mô. Và cuối cùng, nó sẽ dẫn tới sự biến dạng mãn tính.
"Mọi con đường đều trở nên dài bất tận kể từ khi nhiều ngón chân của tôi bị mất đi và lúc nào tôi cũng cảm thấy đau đớn. Tôi không trách cứ tạo hóa đã mang căn bệnh này đến nhưng tôi vô cùng chán nản và tức giận vì rất nhiều bệnh viện, bác sĩ không hề nghi ngờ tôi mắc tiểu đường trong nhiều tháng ngày đi khám vừa qua", Robert chia sẻ.
Với căn bệnh này, Robert sẽ phải về hưu trước 50 tuổi. Và ông cũng không phải là trường hợp duy nhất - thực sự việc chẩn đoán nhầm hay thiếu hiểu biết về các dấu hiệu và các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng có nhiều người bị cắt cụt chi. Không chỉ vậy, tiểu đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, suy thận và mù lòa.
Vậy tại sao bệnh tiểu đường lại khó phát hiện ở 1 số người đến vậy? Có 1 thực tế là những người thừa cân thường đến bác sĩ vì ho, cảm lạnh, viêm nhiễm hơn là vì các bệnh khác. Trong khi thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiểu đường. Vậy nên, theo các chuyên gia, khi khám cho người thừa cân, bác sĩ không nên quên kiểm tra đường huyết cũng như các câu hỏi về các dấu hiệu mơ hồ như sự tái phát nấm Candida thường xuyên, kém tập trung và thiếu ham muốn.
Khát - Biểu hiện điển hình của tiểu đường
Robert đã bị tiểu đường trước khi bị sưng chân là 3 năm. Lúc đó, ông bắt đầu cảm thấy khát và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Mặc dù cân nặng của Robert không thừa nhiều dù ông là người hảo ngọt.
"Tôi không bao giờ nghĩ mình bị tiểu đường. Tôi chưa bao giờ ăn sáng và vẫn nhớ mình đã xỉu trên đường đi làm vì chuyện này. Tôi cũng bắt đầu uống nước ngọt vô độ mà chẳng bao giờ thấy đã khát.
Khát là một triệu chứng điển hình của bệnh do tình trạng đường trong máu rò rỉ vào nước tiểu và thận phải làm việc nhiều hơn, gây khát.
Tôi bắt đầu có ý thức về sự mất cảm giác ở chân mình, dù nó chỉ thoáng qua và không hề rõ rệt. Tôi nghĩ có thể là do công việc ngồi nhiều gây ra", Robert chia sẻ.
Hai năm sau đó, Robert đến bệnh viện khi chân sưng nề. Thực tế là tình trạng sưng nề này chỉ làm ông cảm thấy không thoải mái. Và việc chụp X-quang cùng một số chẩn đoán y khoa đã cho kết luận ông mắc chứng lymphoedema.
Chẩn đoán chính xác chỉ có 1 năm sau đó, khi vết loét ở ngón chân cái của ông không "chịu" lành và trở nên viêm nặng hơn. Lúc này, các bác sĩ mới thực hiện xét nghiệm đường huyết.
Trở thành "quả bom nổ chậm"
Không phải trường hợp nào cũng như Robert. Có những trường hợp hoàn toàn không hề có bất kỳ biểu hiện đáng ngờ nào. Chẳng hạn như trường hợp của bà Gail Wellings. Bà đã bị ngã xuống lề đường và ngón chân cái ở bàn chân phải của cô đã bị gãy.
Mặc dù không hề cảm thấy đau nhưng ngón chân cái ngày càng đỏ và lan xuống gót chân. Sau 3 tuần, bà Gail mới tới bác sĩ và lúc này thì đã muộn. "Tôi không thể quên thái độ lo lắng của bác sĩ. Ông nhìn chân tôi và nói: "Ồ không, Gail, cô đã bị mất bàn chân này rồi". Tôi không tin", bà Gail nhớ lại.
Xét nghiệm máu và chụp X-quang cho thấy các ngón chân của bà đang bị tổn thương. Máu không tuần hoàn tới đây và các mô đã bị hoại tử từ lâu. Và không có bất kỳ một lựa chọn điều trị thay thế nào khác ngoài việc phải cắt cụt bàn chân đó.
Đó thực sự là cơn ác mộng đối với Gail nhưng điều khiến bà bàng hoàng là bác sĩ nói rằng cô bị tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, nhìn nhận lại, bà mới thấy mình đang ở độ tuổi 56 (độ tuổi có nguy cơ tiểu đường cao) và thừa tới 12kilo so với cân nặng chuẩn. Và các bác sĩ đoán bà đã bị tiểu đường từ cách đây 4-5 năm.
Câu chuyện của bà Gail chính là một lời cảnh báo đối với các bác sĩ và bệnh nhân về những dấu hiệu tưởng như không liên quan đó là thừa cân hay 1 vòng bụng lớn.
Tiểu đường týp 2 gây ra do cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin hay insulin được sản xuất nhưng không hoạt động hiệu quả (hiện tượng kháng insuline). Điều này là do tình trạng béo bụng đã tiết ra 1 loại protein mà ngăn ngừa insulin "dọn sạch" đường thừa trong máu. Không như tiểu đường týp 1, tiểu đường týp 2 có thể âm thầm phát triển trong cả thập kỷ mà không bị phát giác bởi các biểu hiện có diễn tiến rất từ từ. Khoảng 1/2 các trường hợp được chẩn đoán, bệnh nhân có các biểu hiện rất phức tạp như đau thần kinh, có vấn đề về thị lực chứ không phải là các dấu hiệu rõ ràng như khát nước hay tiểu nhiều hơn bình thường.
Theo Phương Uyên
Dân trí/DM
Để duy trì đường huyết ổn định Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh đái tháo đường và tim mạch. Những bí quyết sau giúp bạn giữ được mức đường huyết ổn định. Đi dạo 30 phút mỗi ngày Nếu có thời gian ngồi xem một tập phim truyền hình Hàn Quốc, chắc chắn bạn có đủ thời gian để đi bộ. Việc tăng...