Thực phẩm người đau mắt đỏ ‘cấm’ ăn
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như: tiêu, ớt, tỏi, hành tây,…
Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi bệnh viêm kết mạc, nó lây lan nhanh và dễ phát thành dịch nên khi có người mắc bệnh mà đang ở trong cộng đồng đông người như công sở làm việc, trường học, bệnh viện, những nơi công cộng có mật độ dân cư đông thì nên nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho cộng đồng xung quanh.
Kiêng ăn các gia vị cay nóng khi bị đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như: tiêu, ớt, tỏi, hành tây,… Những gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Kiêng ăn đồ tanh khi bị đau mắt đỏ
Người bệnh đau mắt đỏ cần kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh.
Quan niệm dân gian cho rằng, đồ ăn tanh như cá, mực, tôm, cua…. có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nghiêm trọng và nặng nề hơn. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ cần kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh.
Mỡ động vật
Mỡ động vật chứa nhiều chất béo no, không những không tốt cho mắt khi sử dụng nhiều mà còn không tốt cho tim, não, máu hay qúa trình chuyển hóa, cho nên bạn nên sử dụng dầu mỡ thực vật nhiều hơn.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng gậy ra rất nhiều tổn hại cho cơ thể, nếu khi gây dị ứng ban đầu không kiểm tra có thể dẫn đến viêm loét miệng, da, giác mạc…
Cần tránh
Thuốc Lá
Video đang HOT
Thuốc lá là một trong những chất kích thích độc hại nhất với cơ thể con người. Nicotin tác động vào hệ thần kinh, giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt. Đặc biệt thuốc lá gây hại lâu dài, nếu không bỏ sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
Rượu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu có thể giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể. Ngoài ra rượu còn khiến tình trạng đỏ mắt trở nên nghiêm trọng.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài các vitamin tổng hợp cần bổ sung như A, B12, C, D… các thực phẩm khác như rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… cũng rất tốt cho những người đang bị đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.
Đặc biệt, khi đang mắc bệnh, việc bổ sung vitamin C kịp thời là vô cùng quan trọng. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.
Cơ thể cần một lượng khá lớn vitamin C. Dâu tây, hạnh nhân là các loại thực phẩm giàu loại vitamin này, chỉ cần khoảng60g hạnh nhân mỗi ngày có thể cung cấp tương đối lượng vitamin cần thiết. Nhưng nếu bạn di ứng với hạnh nhân thì hãy bổ sung bằng các thực phẩm khác.
Tránh bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng, ví dụ như hít phải khí độc hại trong không khí sẽ dễ dàng mắc ung thư vòm họng.
Theo Khỏe & Đẹp
Cách xử lý khi bị đau mắt đỏ
Mùa mưa là lúc bệnh đau mắt đỏ dễ phát triển thành dịch trong cộng đồng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những điều bạn cần biết để "ứng phó" với loại bệnh này.
Bệnh đau mắt đỏ, bản chất là viêm kết mạc cấp do virus. Adenovirus là loại virus phổ biến nhất trong việc lây nhiễm bệnh. Mùa mưa, điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm không khí...) phù hợp cho sự phát triển của virus, tạo điều kiện cho virus lây lay nhanh chóng và phát tán gây thành dịch bệnh trong cộng đồng.
Khi bị đau mắt đỏ, mắt người bệnh thường bị sưng nề, sưng húp làm khe mi hẹp lại, kết mạc đỏ lừ, nước mắt chảy nhiều kèm theo dử mắt làm mắt dấp dính, lèm nhèm và nhiều lúc nhòe đi, cảm giác rất ngứa và khó chịu, chỉ muốn day, dụi mắt.
Ảnh minh họa
Về mặt lâm sàng, bệnh đau mắt đỏ gồm có hai thể chính là viêm kết mạc - họng - hạch và viêm kết giác mạc. Người bệnh bị viêm kết mạc - họng - hạch có các triệu chứng như mắt đỏ, họng đau, ho, sờ thấy hạch nổi lên ở trước tai, sau tai hoặc dọc theo cổ; với những trẻ nhỏ có thể kèm theo sốt. Thể viêm kết giác mạc (chỉ có ở mắt) vừa tấn công vào kết mạc - lòng trắng làm mắt đỏ, vừa tấn công vào giác mạc - lòng đen gây ra viêm giác mạc đốm, dưới biểu mô. Cả hai thể này đều lây lan rất mạnh.
Sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Trong thời gian đó virus vào cơ thể tiếp tục sinh sôi, nảy nở cho đến khi đủ số lượng nhất định để gây bệnh. Với những người có sức đề kháng tốt sẽ kìm hãm sự phát triển của virus khiến nó không thể gây bệnh.
Các nguồn lây bệnh
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây theo đường trực tiếp khi tiếp xúc với nước mắt, dử mắt tiết ra. Trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ thường hay lấy tay day, dụi mắt làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó bàn tay có chứa virus gây bệnh lại đặt lên bàn học, ghế hay lên tay, mặt trẻ khác... làm lây nhiễm bệnh. Các bác sỹ đôi khi cũng là nguồn lây bệnh khi họ khám cho bệnh nhân đau mắt đỏ xong, tay không sát trùng cẩn thận và đặt vào mi mắt khám cho bệnh nhân khác, vô tình gây nên bệnh.
Một nguồn lây bệnh trực tiếp khác là do dùng chung khăn mặt, thau, chậu và thuốc nhỏ mắt. Theo khuyến cáo, các loại thuốc nhỏ mắt cần được nhỏ cách mắt vài cm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này và nhỏ thuốc mắt sai cách (nhỏ sát vào lông mi, bờ mi) làm đầu lọ thuốc nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân làm bệnh lây lan.
Nhỏ thuốc mắt sai cách làm cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh lây lan. Ảnh minh họa
Bệnh có thể lây qua đường không khí như khi ho làm virus phát tán ra ngoài không khí. Chẳng vậy người xưa có câu "Đừng nhìn vào nó, nó bị đau mắt đấy" là muốn nói về việc lây bệnh qua đường không khí chứ không phải nhìn đơn thuần mà bị đau mắt đỏ.
Hướng xử lý khi bị bệnh
Hiện chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. Trong phác đồ điều trị, hầu như điều trị các triệu chứng và làm cơ thể tăng sức đề kháng chống lại sự hoạt động của virus. Gồm có: thuốc chống viêm nhẹ (một số loại chỉ dùng cho người lớn mà không dùng cho trẻ nhỏ) để chống sưng lề, thuốc giảm xuất tiết, kháng sinh phòng bội nhiễm do vi khuẩn và thuốc giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhìn chung bệnh có xu hướng tự khỏi. Sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ giảm dần và khỏi, sự điều trị chủ yếu mang tính hỗ trợ. Riêng thể tấn công vào giác mạc thì những đốm trắng có thể mất đi sau một tháng và làm thị lực bị suy yếu.
Với thể viêm kết mạc - họng - hạch thì cần kết hợp điều trị họng, hạch. Có thể súc miệng bằng nước muối và dùng thuốc bổ (đường uống) cho cơ thể.
Một số trường hợp nặng gây ra viêm kết mạc có giả mạc. Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh đang có chiều hướng nặng thêm và độc tính của virus cao. Những trường hợp này mắt sưng rất nặng và kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được tổ chức bệnh. Do vậy cần có sự can thiệp của bác sỹ giúp bóc bỏ lớp màng để thuốc phát huy tác dụng. Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc phải viêm kết mạc có giả mạc.
Bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều nếu giả mạc không được bóc đi. Bệnh kéo dài và lâu khỏi. Khi khỏi, giả mạc bị xơ hóa, co rút lại làm cho bề mặt sau kết mạc mi dúm dó, gây cạn cùng đồ làm mắt khó liếc nhìn về các phía.
Các biện pháp phòng tránh
Biện pháp chung là cách ly người bị mắc bệnh. Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường vài ngày. Người bệnh có thể là nguồn lây tiếp tục sau khi khỏi bệnh một tuần. Do đó cần cắt đứt hai đường lây bệnh, nguồn lây trực tiếp và qua đường không khí bằng cách tránh chạm vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi sử dụng các loại thuốc để nhỏ mắt.
Ảnh minh họa
Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn tay, vứt bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý khăn mặt, khăn tắm cần giặt sạch bằng xà phòng, đem phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc các nước súc miệng khác. Nhỏ nước muối 0,9% vào mắt hàng ngày.
Khử trùng các bề mặt như bàn ăn, bồn tắm, bồn rửa mặt và tay nắm cửa để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này.
Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt khi bị bệnh. Không tự đắp lá dâu, lá trầu,... vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh đau mắt đỏ đã được chữa khỏi. Việc trang điểm mắt và sử dụng các loại kem mỹ phẩm cũng nên tránh vùng mắt cho đến khi các triệu chứng của đau mắt đỏ không còn.
Bệnh viện cũng là môi trường phát tán dịch trong mùa dịch do tần suất gặp gỡ giữa người bệnh với người khỏe mạnh ở bệnh viện rất cao. Do đó, vào mùa dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết và nên tránh những nơi đông người như chợ, siêu thị, thang máy.
Theo Giadinh
Cảnh giác với bệnh đau mắt đỏ khi thời tiết chuyển mùa Ở nước ta, đau mắt đỏ thường xuất hiện nhiều vào lúc giao mùa đặc biệt là vào thời điểm từ hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao... Bệnh rất dễ lây lan Những ngày gần đây, bệnh nhân bị đau mắt đỏ vào điều trị tại khoa mắt của các bệnh...