Thực phẩm làm tăng khả năng thụ thai
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm có chứa các dưỡng chất giúp làm tăng cơ hội thụ thai cho những cặp đôi đang muốn có con.
Nếu đang mong chờ sự xuất hiện của thành viên “tí hon” trong gia đình, bạn có thể tập trung nhiều vào những loại thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
1. Thịt nạc
Thịt gia cầm và các loại thịt nạc khác có chứa nhiều kẽm, sắt và protein. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể của phụ nữ. Nếu thích thịt gà, bạn nên chọn thịt gà ta thả vườn vì chúng được nuôi tự nhiên, không chỉ có mùi vị thơm ngon mà còn hạn chế nguy cơ hấp thu các loại kháng sinh và hóc-môn tăng trưởng có trong thịt gà.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều những thực phẩm giàu protein vì chúng làm giảm khả năng thụ thai.
2. Hạnh nhân
Hạnh nhân là một trong những lựa chọn lý tưởng để cải thiện cơ hội mang thai của bạn. Loại hạt có vị thơm bùi này rất giàu vitamin E, giúp bảo vệ DNA của trứng, tinh trùng và giữ cho tinh trùng luôn khỏe mạnh. Do đó, nếu đang có kế hoạch sinh em bé, bạn hãy nhâm nhi hạt hạnh nhân thường xuyên trong các bữa ăn vặt.
3. Hàu
Ngoài công dụng kích thích ham muốn phòng the, hàu cũng rất có ích cho những cặp đôi đang mong ngóng tin vui do chúng cung cấp nhiều kẽm, vitamin B12 và D. Vitamin D giúp tiết chế lượng đường glucose, cải thiện sự khỏe mạnh cho tử cung và hỗ trợ quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn.
Bạn cũng đừng quên chia sẻ những món ăn ngon làm từ hàu với “ông xã” vì lượng kẽm trong loại hải sản này còn giúp cải thiện chất lượng của tinh trùng.
Video đang HOT
4. Rau có nhiều lá
Những loại rau xanh có nhiều lá cung cấp dưỡng chất dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả việc cải thiện khả năng sinh sản. Cải bó xôi hay cải xoăn có chứa vitamin A, có khả năng kích thích sự phát triển của nang trứng và làm tăng lượng dịch nhờn ở cổ tử cung. Chất sắt có trong cải bó xôi cũng cải thiện cơ hội thụ thai cho các cặp đôi.
5. Chuối
Chuối là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng như bổ máu, dễ tiêu, giảm sưng tấy, điều chỉnh hóc-môn và cải thiện tinh thần. Chuối cung cấp một lượng vitamin B6 dồi dào giúp bình thường hóa lượng hóc-môn, đảm bảo cho hoạt động bình thường của tinh trùng cũng như sự phát triển của phôi thai trong gia đoạn đầu.
6. Cá hồi
Nhờ có nhiều các a-xít béo thiết yếu và selen, cá hồi cũng nằm trong danh sách những thực phẩm được khuyên dùng đối với những người đang mong con. Selen là dưỡng chất có tác dụng bồi bổ cho tinh trùng, bảo vệ trứng và tinh trùng khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra. Chúng còn được cho là có khả năng ngăn ngừa tình trạng đứt gãy ở các nhiễm sắc thể, dẫn đến hậu quả là thai bị dị tật hoặc sẩy thai.
7. Sữa tươi nguyên kem
Các sản phẩm từ sữa luôn cần thiết cho những ai đang mong muốn đậu thai. Chúng giàu can-xi nên vừa tốt cho xương lại vừa có ích cho sức khỏe của hệ thống sinh sản.
Chỉ cần bổ sung 1 khẩu phần các sản phẩm từ sữa mỗi ngày như sữa tươi nguyên kem là bạn đã có thể vượt qua được những trở ngại trong vấn đề rụng trứng và nâng cao cơ hộ thụ thai.
Hãy hướng đến mục tiêu bổ sung khoảng 1.000mg can-xi mỗi ngày từ các loại sữa, sữa chua hay phó mát ít béo. Trong trường hợp bị dị ứng với đường lastose, bạn có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp can-xi từ thực vật như rau có nhiều lá, đậu hủ hay nước ép trái cây dạng cô đặc.
8. Lương thực thô
Để cải thiện cơ hội thụ thai, bạn cần giữ cho mức đường huyết luôn ổn định, vì mức insulin tăng cao có thể gây cản trở quá trình tái sản xuất hóc-môn trong cơ thể. Tiêu thụ các loại lương thực thô là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để giữ cho mức insulin và đường huyết luôn ổn định.
9. Các loại dâu
Hàm lượng các chất chống ô-xy hóa dồi dào của nhóm trái cây này rất có lợi cho việc ngăn ngừa những tổn hại xảy ra ở các tế bào. Khả năng cải thiện chất lượng tinh trùng của việt quất và mâm xôi đã được chứng minh bằng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể. Do đó, đừng quên bổ sung nhóm thực phẩm vào vào thực đơn hàng ngày của “anh xã”, bạn nhé!
Lưu ý: Thực phẩm cần tránh
Để đảm bảo cho khả năng mang thai thành công, bạn còn phải chú ý loại bỏ một số loại thực phẩm như cá có hàm lượng thủy ngân cao hay chất béo trans.
Thủy ngân gây hại cho bào thai nên bạn cần tránh các loại cá như cá ngừ, cá kiếm, cá thu loại lớn. Chất béo trans thường có trong những thức ăn chiên xào hoặc chế biến sẵn cũng là một trong những thủ phạm phá bĩnh mong ước có con của nhiều cặp đôi.
Chính vì vậy, cần đọc kỹ nhãn mác sản phẩm để tìm kiếm chất béo có lợi cho sức khỏe như chất béo không bão hòa dạng đơn thường có trong các loại quả hạch, dầu thực vật hay dầu cá.
Theo Phunuonline
Khi nào thì cơ thể cần bổ sung các loại vitamin?
Chỉ bổ sung các vitamin A, D, E bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi có các dấu hiệu thiếu hụt.
Các vitamin tan trong dầu được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất là vitamin A, D, E... Chúng có thể ở dạng đơn lẻ hoặc phối hợp với các vitamin và khoáng chất khác. Vậy 3 loại vitamin này quan trọng như thế nào với cơ thể? Và khi nào cần bổ sung?
Vitamin A: Rất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị giác (nếu thiếu sẽ gây bệnh quáng gà, khô mắt, loét giác mạc); trên biểu mô và các tổ chức da, vitamin A (đặc biệt axít retinoic) kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, sinh tiết nhầy, ức chế sự sừng hóa tế bào biểu mô. Người thiếu vitamin A dễ bị mẫn cảm với các chất gây ung thư và các tế bào nền của biểu mô ở những vùng khác nhau tăng sản rõ rệt và giảm khả năng biệt hóa.
Tuy nhiên, cơ chế tác dụng chống ung thư của vitamin A vẫn chưa được giải thích đầy đủ nhưng có thể vitamin A điều hòa sự sinh tổng hợp protein, đặc biệt cần thiết cho sự biệt hóa tế bào của tổ chức biểu mô này và ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư. Trên chức năng miễn dịch, vitamin A tăng sức đề kháng của cơ thể.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị giác Ảnh: Seatimes.com.vn
Vitamin A được dùng trong các trường hợp: Bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ chậm lớn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng; bệnh trứng cá, da, tóc, móng khô, bệnh á sừng, bệnh vẩy nến; hỗ trợ trong điều trị ung thư da, cổ tử cung, đại tràng, phổi và phòng, chống lão hóa.
Khi cơ thể bị thiếu vitamin A sẽ có các triệu chứng như tăng sừng hóa biểu mô, da khô, thoái hóa tuyến mồ hôi, nhiễm trùng da, quáng gà, khô màng tiếp hợp, khô giác mạc có thể gặp viêm loét giác mạc dễ dẫn đến mù lòa và cơ thể dễ bị nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, sinh dục và chậm lớn, chán ăn...
Vitamin D: Được dùng trong phòng và chống còi xương ở trẻ em, phòng và chống loãng xương, nhuyễn xương ở người lớn, người gãy xương lâu lành; phòng và chống co giật trong suy cận giáp... Vitamin D có tác dụng tăng hấp thu canxi ở ruột và tái hấp thu canxi ở ống thận; phối hợp với hormone cận giáp điều hòa nồng độ canxi trong máu và tăng tích tụ canxi trong xương...
Việc thiếu vitamin D có thể do giảm hấp thu ở ruột, suy cận giáp, dùng thuốc ức chế enzym gan, người ít tiếp xúc với nắng. Thiếu vitamin D có dấu hiệu giảm canxi và phosphat trong máu, có thể gặp cơn hạ canxi máu. Thiếu lâu dài dẫn đến còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn.
Vitamin E: Người ta thấy vai trò của vitamin E là làm tăng sản xuất tinh trùng và khả năng thụ thai, làm tổ của trứng đã thụ thai; ngăn cản sự tạo thành gốc tự do, làm vững bền màng tế bào đặc biệt khi có mặt vitamin C và các chất có chứa nhóm SH; tăng hấp thu và dự trữ vitamin A nhưng lại làm giảm một số triệu chứng của sự thừa vitamin A... Vì vậy, vitamin E được dùng trong các trường hợp: dọa sẩy thai, phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp, vô sinh; teo cơ; thiếu máu, tan máu, bệnh xơ cứng bì ở trẻ em và lipid máu cao...
Ngoài ra, vitamin E còn được dùng để chống lão hóa (thường dùng chế phẩm phối hợp vitamin E với coenzym Q, axít amin chứa lưu huỳnh hoặc - caroten, vitamin C và selen); cận thị tiến triển do giảm sự ôxy hóa của - caroten ; chứng đái dầm sau đẻ hoặc rối loạn kinh nguyệt...
Thiếu hụt vitamin E kéo dài sẽ gây giảm phản xạ, giảm nhạy cảm xúc giác, yếu cơ, teo cơ phì đại, giảm sản xuất tinh trùng, giảm khả năng thụ thai, dọa sẩy thai, đẻ non, tổn thương cơ tim, thiếu máu, tan máu và rung giật nhãn cầu...
Cần lưu ý: Chỉ bổ sung các vitamin trên bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) khi có các dấu hiệu thiếu hụt như đã nêu trên. Lý do là khi dùng thừa sẽ tích lũy trong cơ thể gây nên các rối loạn do thừa vitamin. Vì vậy, phải dùng hết sức thận trọng.
Theo Nld
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh từ thuốc tránh thai Thuốc tránh thai được sử dụng để kiểm soát khả năng thụ thai. Tuy nhiên, mỗi năm lại có khoảng 40% phụ nữ bị bệnh do hiểu biết kém về nhược điểm của thuốc tránh thai. Tăng huyết áp Việc uống thuốc tránh thai thường xuyên khiến người phụ nữ phải đối mặt với áp suất tâm thu trên 160 mmHg và áp...