Thực phẩm làm hỏng bộ não của con
Trẻ thông minh hay không là do di truyền, do cách dạy dỗ của cha mẹ, phương pháp giáo dục của nhà trường. Vậy nhưng trí não trẻ có được tạo điều kiện để phát triển tốt nhất không, lại phụ thuộc lớn lượng dinh dưỡng mẹ cho bé ăn hàng ngày.
Dưới đây là những đồ ăn có thể “giết chết” trí thông minh của con trẻ.
Xúc xích
Hầu như bé nào cũng thích món khoái khẩu này bởi nó vừa dễ mua, lại tiện lợi. Vì vậy, bạn không nỡ từ chối món này khi dắt con đi chơi ở công viên, siêu thị… Hãy cẩn thận! Có thể bạn chưa biết xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng. Bởi thế, món ăn vặt này không hề có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, trong xúc xích có chứa hóa chất, phụ gia, chất bảo quản… sẽ khiến gan của trẻ phải tăng gấp đôi năng suất để có thể đào thải những chất độc này khỏi cơ thể. Hơn nữa, trẻ có thể chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài… nếu ăn xúc xích quá nhiều.
Không có gì ngạc nhiên khi 8/10 đứa trẻ đều khoái ăn món khoai tây chiên. Tuy nhiên, rắc rối là khoai tây chiên chứa rất nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì. Hơn nữa, trong thành phần món ăn này chứa lượng muối nhiều hơn so với quy định nên khi tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Trẻ có thể bị viêm dạ dày nếu thường xuyên nhai kẹo cao su? Đúng như vậy. Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể hình thành ra kiểu cắn khít răng không đúng, nước bọt và dịch đầy tiết ra một cách vô ích dẫn đến bệnh viêm dạ dày.
Hơn nữa, các nhà tâm lý nhận ra rằng trẻ thường xuyên nhai kẹo cao su bị giảm trí tuệ, mất khả năng tập trung, kém sắc sảo và tư duy không nhanh nhạy…
Video đang HOT
Bánh kẹo, đường
Không riêng gì trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều thì về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, làm suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, đồ ngọt sẽ gây cho trẻ kém ăn, giảm lượng protein và vitamin tổng hợp… khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, tập trung học tập… Đây là lý do tại sao các mẹ thông thái nên tránh cho con ăn quá nhiều bánh kẹo, đường.
Bỏng ngô
Trong quá trình chế biến, bỏng rất dễ bị nhiễm chì, trong khi chì lại là nguyên tố kim loại nặng có hại cho hệ thần kinh, sau khi ngấm vào máu sẽ gây cản trở cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tổn hại đến hệ thống thần kinh. Không những thế còn có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của khu thần kinh trung khu não, khiến trí lực của trẻ bị giảm sút.
Quẩy
Lượng chất nhôm chứa trong bánh quẩy tương đối cao, nếu cơ thể trẻ nhỏ hấp thu quá nhiều chất này có thể khiến thần kinh hoạt động chậm, dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút, gây trở ngại cho sự phát triển trí lực.
Cá thu, cá ngừ
Cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, cá pecca vàng và cá ngừ lại không phải là những thực phẩm tốt.
Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kĩ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.
Mì chính
Mì chính gây hại đối với trí não của trẻ ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Trong thời kì mang thai, nếu người mẹ dùng nhiều mì chính, não của trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí có thể dẫn đến trường hợp bị thiểu năng.Trong vòng 1 tuổi, không nên dùng bột ngọt trong đồ ăn của bé. Ngay cả với những bé lớn hơn, dùng mì chính trong thực đơn cũng là một điều nên tránh.
Nước ngọt
Tại sao không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt? Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh. Sự thật, dù nước ngọt có thể làm dịu cơn khát tức thì nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với trẻ.
Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có gas bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Nếu những chất này được nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư…
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng, trẻ 1-6 tuổi không tiêu thụ quá 4-6 ounce (100-150ml) nước ngọt/ngày. Với trẻ 7-18 tuổi thì giới hạn nước ngọt/ngày là 8-12 ounce
Cá khô, tôm khô
Cá, tôm phơi khô thường rất mặn và chứa một hàm lượng muối “khổng lồ”. Ăn mặn chưa bao giờ là tốt cho trẻ. Thiếu máu, thiếu oxi sẽ khiến não bé chậm phát triển hơn các bé ăn nhạt khác, khả năng suy nghĩ cũng vì thế mà thua kém.
Thịt hun khói
Thịt hun khói được làm chín qua một thời gian dài tiếp xúc với khói, vì thế có chỉ số oxy hóa rất cao. Những chất có chứa hàm lượng oxy hóa cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đại não, hoặc khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh ở con người. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.
Ăn sáng là tốt nhưng ăn sáng với bánh mì thịt hun khói liên tục thì cũng thành “công cốc”.
Theo Megafun
Những thực phẩm nguy hiểm cấm cho trẻ ăn vào mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt khiến trẻ dễ bị ốm. Để giúp các bé không bị các bệnh mùa đông các mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm sau.
Mùa đông là lúc sức đề kháng của bé yếu nhất, bé rất dễ bị mắc các bệnh như viêm họng, viêm phổi... do bị nhiễm lạnh. Ngoài các biện pháp như giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con.
Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước trái cây vào mùa đông.
Với thời tiết này, mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con. Những thực phẩm điển hình có tính hàn như dưa hấu, củ cải, rau câu, lươn, nghêu sò. Ngược lại, mẹ có thể thay bằng những loại như thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt, thịt.
Hầu hết trẻ em thích ăn vặt thế nên việc hạn chế trẻ ăn vặt ở mùa này là vô cùng cần thiết. Không phải cấm bé tất cả đồ ăn vặt, mà nên khuyến khích con lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho con, bạn cũng nên cố gắng đưa hoa quả và rau xanh vào thực đơn ăn nhẹ của bé.
Ngoài ra, trong mùa đông vẫn nên duy trì thói quen uống nước, đây là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón...
Nên cho con dùng đa dạng các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam...) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nhớ rằng, những loại nước này cũng phải ấm để không ảnh hưởng đến họng của bé.
Nếu cho con ăn những sản phẩm như sữa chua, phế phẩm sữa thì mẹ hãy lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 tiếng để giảm lạnh, sẽ tăng cường khả năng chống ôxy hóa tự nhiên của hệ miễn dịch. Dù là mùa nào, cũng phải đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đầy đủ nguồn lợi khuẩn mỗi ngày.
Về đồ uống, tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem trong mùa này. Cái lạnh làm giảm sức đề kháng của yết hầu nên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản. Đây là những căn bệnh diễn biến dai dẳng, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và mau chóng bị sụt cân.
Theo Khoevadep
Những thực phẩm "cấm kị" cho trẻ sơ sinh Một số loại thực phẩm nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn có thể khiến con tử vong. Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh...