Thực phẩm làm hạ cơn say
Để bảo vệ cơ thể, tốt nhất là ít dùng rượu bia. Tuy nhiên, trong những trường hợp chẳng đặng đừng, ta vẫn có thể giảm say nhờ thực phẩm.
Hạnh nhân – Ảnh: Đ.N.Thạch
Khoai lang: Hàm lượng đường trong cơ thể thường tăng vọt khi bạn uống rượu bia. Ăn khoai lang trước khi vào bàn tiệc sẽ giúp bạn êm bụng cũng như cân bằng được lượng đường trong máu.
Hạnh nhân: Các chuyên gia cho biết ăn hạnh nhân giúp bạn giữ được trạng thái ổn định khi uống rượu bia. Bạn nên ăn một ít hạt hạnh nhân nếu không muốn ngã gục sau chầu nhậu.
Gà nướng: Thịt nạc với hàm lượng chất béo và tinh bột thấp là một bữa ăn lý tưởng trước khi uống bia rượu. Món ăn này giúp giữ hàm lượng đường ổn định và cung cấp năng lượng trong một thời gian kéo dài.
Nước ép rau củ: Hãy dùng các loại nước ép từ cải bó xôi thêm một chút bạc hà để tạo hương vị. Nước ép từ rau củ ngăn rượu khử nước và cung cấp các chất điện giải cần thiết.
Video đang HOT
Trứng: Chứa một số a xít amin thiết yếu có thể giúp tiêu hủy các chất độc có trong rượu. Nó giúp bạn cảm thấy no và tràn đầy năng lượng.
Dưa leo: Chứa tới 95% nước. Ăn dưa leo trước và trong khi uống rượu bia chắc chắn có thể ngăn chặn các triệu chứng của say rượu.
Măng tây – Ảnh: Hạ Huy
Nước: Lý do chính khiến bạn say rượu là do mất nước. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước trước khi dự tiệc để giữ cơ thể không bị thiếu nước.
Sữa: Uống một ly sữa trước lúc vào bàn chắc chắn sẽ giúp bạn tỉnh táo. Điều này là do sữa tạo thành một lớp lá chắn trong bụng làm chậm sự hấp thu của rượu.
Măng tây: Nghiên cứu cho thấy các a xít amin trong măng tây có thể giúp tiêu hủy chất cồn và bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn hại.
Theo Nhất Linh
Thanh Niên
Năng vận động giúp cải thiện trí nhớ khi về già
Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy người lớn tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày rõ ràng ít quên hơn người thích ngồi yên tư lự.
Năng vận động giúp cải thiện trí nhớ khi về già.
Năng vận động giảm tai biến về não
Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Người ta cũng đã chứng minh là tỷ lệ tai biến mạch máu não cũng như bệnh trầm uất thấp hơn thấy rõ ở nhóm người cao tuổi nhưng còn hăng hái hoạt động. Không cần nhiều nhưng đều đặn. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi như đi bộ, bơi lội, chạy xe, khí công... miễn là ngày nào cũng có.
Giấc ngủ tốt giúp chăm sóc não bộ
Tất cả tín hiệu thần kinh trong ngày được bộ não tập trung nhưng để đó. Chính trong lúc ngủ là lúc não sàng lọc để đưa vào bộ nhớ, thường ưu tiên cho tín hiệu nào có đi kèm nhiều cảm xúc. Giấc ngủ vì thế, theo hiểu biết mới nhất của ngành y, là giai đoạn tốt nhất để học tập và sáng tạo. Nhưng muốn được vậy thì giấc ngủ phải sâu, phải ngon đến độ có nhiều giấc mơ. Khéo hơn nữa là làm sao để có được giấc ngủ trưa. Không cần ngủ lâu, không cần hơn 30 phút, đã đủ để cho công việc nhập dữ liệu vào phần cứng của não bộ.
Người càng có nhiều hoạt động xã hội càng có trí nhớ tốt.
Não kỵ nhất chuyện gì? Đó chính là cô đơn. Thầy thuốc khoa thần kinh đã chỉ ra rằng, trí nhớ không mai một theo tuổi đời nếu như người cao tuổi từ độ tuổi về hưu vẫn giữ được mối liên hệ mật thiết với người thân, bạn bè. Người càng có nhiều hoạt động xã hội càng có trí nhớ tốt. Bằng chứng là đại đa số bệnh nhân của bệnh trầm uất là đối tượng trước đó hoặc tự ý tách rời khỏi cộng đồng vì quan điểm sai lầm theo kiểu "mình già rồi nên an phận", hoặc bị biệt lập một cách oan uổng với người chung quanh do định kiến "người già khó hợp với trẻ".
Chăm vận động não để cải thiện trí nhớ
Muốn não bén nhọn như hồi trẻ thì người già phải chăm không tập luyện. Những trò chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh... đều tốt. Đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước ti vi vì đó là hình thức tai hại vô cùng cho bộ não, ngay cả ở người còn trẻ và trẻ nhỏ.
Bạn nên chăm thể dục thể thao, thiền định,...miễn khiến bạn vui và bớt căng thẳng trong cuộc sống. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... là những thứ dễ khiến bạn hay quên.
Theo BS. Lương Lễ Hoàng
Gia đình Online
Vì sao người say rượu thường nói nhiều và hành động kỳ quặc? Sau khi men rượu bia ngấm vào người, chúng ta thường có biểu hiện nói nhiều, lảm nhảm, không kiểm soát được hành vi, nhiều người điều khiển xe máy nhanh và liều lĩnh hơn. Ảnh minh họa. Từ xa xưa, rượu đã gắn liền với đời sống của người Việt Nam, trong những bữa ăn hàng ngày hay gỗ chạp, đình đám,...