Thực phẩm hữu cơ “nóng” lên với sự tham gia của nhiều “ông lớn”
Bắt tay sản xuất rau củ quả, dược liệu hữu cơ (organic), dự kiến sẽ cho ra mắt sản phẩm sữa tươi organic trong tháng 7 tới và hàng loạt dự định mới về sản xuất thực phẩm hữu cơ ở Thái Bình, Sơn La… Tập đoàn TH- một “ông lớn” trong ngành chế biến sữa tiếp tục khẳng định giá trị cốt lõi của mình trên con đường “vì sức khỏe cộng đồng”.
Việt Nam: Thị trường tiềm năng cho sản phẩm thực phẩm organic
Theo Viện Nghiên cứu NNHC FiBL (Research Institute of Organic Agriculture FiBL) và Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ trên thế giới (IFOAM), doanh thu bán lẻ các sản phẩm organic trên toàn cầu năm 2015 đạt 75,702 triệu euro (báo cáo “The world of organic agriculture. Statistics and Emerging Trends 2016″ dựa trên kết quả khảo sát từ 172 quốc gia). Trong đó, thị trường châu Á có giá trị khoảng 6,255 triệu euro, thì Trung Quốc đã gần đạt con số này (4,712 triệu euro). Còn tại thị trường Việt Nam chiếm chưa tới 1% giá trị của thế giới (chỉ khoảng 5 triệu euro) và cũng chưa bằng một nửa của Thái Lan (12 triệu euro).
Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của Nielsen cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam khi được phỏng vấn sẽ chọn các sản phẩm về địa phương, tự nhiên và hữu cơ khi có thể.
Đàn bò sữa organic của Tập đoàn TH được nuôi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Dựa trên những số liệu được nghiên cứu kể trên cùng với sự xuất hiện của thực phẩm bẩn, không an toàn, kém chất lượng trong một vài năm gần đây tại Việt Nam cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch an toàn và thực phẩm hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu phát triển của ngành nông nghiệp.
Nhận thấy tiềm năng thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ là rất lớn, nhiều doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạnh đầu tư, thực hiện chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Là Tập đoàn nổi tiếng với dự án sữa tươi sạch TH true MILK, năm 2013 TH đi vào đầu tư sản xuất các dự án rau củ quả sạch mang thương hiệu FVF, tiếp đó là dự án dược liệu TH Herbals. Quá trình triển khai thực tế ở trang trại rau hữu cơ FVF, trang trại dược liệu TH Herbals cho thấy sự tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe nhất để có những sản phẩm hữu cơ ở đẳng cấp quốc tế.
Sau hơn 1 năm thực hiện tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu và Mỹ tại Trang trại FVF, Trang trại Dược liệu TH (tại xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An), ngày 17.12.2015, Tập đoàn TH đã có chứng nhận hữu cơ USDA-NOP và EC 834/2007 cho 37 loại rau sạch và 5 loại dược liệu từ Tổ chức Control Union.
Video đang HOT
Thành công khi áp dụng tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, trong sản xuất rau, dược liệu hữu cơ, Tập đoàn TH tiếp tục hướng đến con đường sản xuất sữa tươi hữu cơ. Ngay tại buổi lễ ngày 17.12.2015, TH ký cam kết với Control Union về việc thực hiện sản xuất sản phẩm sữa tươi organic theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ đầu tiên tại Việt Nam. Với Lễ ký kết này, tập đoàn TH ghi dấu ấn là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam tiên phong thực hiện các tiêu chuẩn hữu cơ của châu Âu và Mỹ áp dụng cho sản xuất, chế biến sữa tươi TH true MILK.
Sau khi ký kết việc sản xuất sữa tươi hữu cơ, TH thực hiện chuyển đổi những cánh đồng trồng cây thức ăn theo chuẩn organic của châu Âu và Mỹ. Trong thời gian này những cánh đồng trồng cây thức ăn và chăn thả của TH không sử dụng giống cây biến đổi gen, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hoá học, diện tích chăn thả 0.5ha/bò. Sau khi cánh đồng, chuỗi thức ăn được chứng nhận hữu cơ, tập đoàn TH đã tiến hành chuyển đổi đàn bò tơ thông thường sang chăn nuôi hữu cơ
Đến thời điểm này, tập đoàn TH đã gây dựng đàn bò, bê chuyển đổi hữu cơ quy mô lớn nhất trên chính đồng đất Việt Nam với tổng đàn lên tới gần 1.000 con. Đầu tháng 5 vừa qua, tập đoàn này đã lấy chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu cho trang trại bò sữa TH và toàn chuỗi sản xuất. Dự kiến, tháng 7 tới tập đoàn sẽ chính thức giới thiệu sản phẩm sữa tươi hữu cơ ra thị trường.
Sản xuất theo tiêu chuẩn organicvì sức khỏe người tiêu dùng
Tập đoàn TH hiện đang nỗ lực thúc đẩy các dự án đầu tư trong nông nghiệp, cho ra đời các nhóm sản phẩm gồm: Sữa và các sản phẩm từ sữa kết hợp với các cây thảo dược Việt Nam; Nhóm dược liệu quý hiếm Việt Nam như lan Thạch Hộc (trồng tại Hà Giang, Yên Bái…); chè và các sản phẩm từ chè theo các phong cách cung đình Việt Nam và Nhật Bản; các giống gạo có chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng được đánh giá cao hơn gạo Nhật (như gạo Nang Oi-Mường Lống, nếp Rồng-Đô Lương, Nghệ An); lạc; vừng; nhãn lồng Hưng Yên; sầu riêng; bơ; cam.
Khi thăm trang trại bò sữa TH tại Nghĩa Đàn (Nghệ An), ông Andre Leu – Chủ tịch Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ trên thế giới vô cùng ấn tượng với đàn bò, chuồng trại, đồng cỏ và đánh giá trang trại bò sữa hữu cơ TH không khác gì những trang trại ở Australia, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đồng thời ông cũng đánh gia cao sự chuyên nghiệp khi TH đã làm đúng theo chuẩn organic quốc tế.
Không chỉ sản xuất rau sạch, hữu cơ tại trang trại Nghĩa Đàn, Nghệ An, vào hồi cuối tháng 2 năm nay, Tập đoàn TH tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất này tại Thái Bình. Theo đó, Tập đoàn đã khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao. Dự án được vận hành bởi Công ty cổ phần Sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế (FVF) có quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, diện tích sản xuất khoảng 3.000ha. Trong đó diện tích sản xuất rau, củ quả sạch dự kiến sử dụng khoảng 1.000ha; diện tích trồng lúa và sản xuất dầu gạo dự kiến sử dụng khoảng 2.000ha. Tập đoàn đầu tư sản xuất theo chuỗi từ xây dựng vườn ươm, trồng trọt, chiết xuất, thu hái thành phẩm, xử lý và đóng gói, phân phối sản phẩm.
Những vụ rau đầu tiên đã lên xanh tốt dưới chân cầu Tân Đệ (huyện Vũ Thư, Thái Bình). Theo đại diện FVF, sản phẩm sản xuất theo hướng không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản và không giống biến đổi gen. Tất cả các tiêu chí này đều hướng tới mục tiêu mà bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH đã cam kết là “một người nội trợ tử tế cho cộng đồng”.
Có thể thấy, việc định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trong hội nhập là yêu cầu tất yếu hiện nay. Ở vị trí doanh nghiệp tiên phong đầu tư nông nghiệp hữu cơ với quy mô lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn TH đang thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại ngang tầm quốc tế./.
Theo Danviet
Khó tin: Tay không thu trăm triệu chỉ nhờ trồng rau?
Bằng những vườn rau đặc sản trên quê hương Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng), người dân nơi đây đã có của ăn của để. Đặc biệt nhờ áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, nhiều hộ nông trong vùng đã "lên đời" với thu nhập hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi năm.
Nông dân Trần Quốc Thịnh thu hoạch bắp sú trồng trong nhà lưới để cung cấp cho công ty bao tiêu sản phẩm.
Tay không thu trăm triệu
Về Đơn Dương - vùng trồng rau lớn nhất của tỉnh với cánh đồng rau phủ màu xanh bát ngát. Thấp thoáng trong cánh đồng rau ở thôn Suối Thông B, khu nhà lưới của gia đình ông Trần Quốc Thịnh (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) càng thêm nổi bật. Khác với phương pháp canh tác truyền thống như bà con trong vùng, các vườn bắp sú, cà chua, cải thảo... được ông Thịnh đưa vào khu nhà lưới để tránh mưa nắng.
Mặc cái oi nóng của mùa khô cao nguyên, ông chủ vườn vẫn cắm cúi chặt từng cây bắp sú đã đến kỳ thu hoạch. Vừa thoăn thoắt chặt sú, ông Thịnh hớn hở khoe: "Mấy tháng trước nhiều vườn sú của người dân trong vùng không bán được hoặc bán với giá rất rẻ nhưng gia đình tôi thì vẫn thu hoạch đều đặn, bán cho công ty bao tiêu sản phẩm với giá bình quân 4.000 đồng mỗi kg đấy".
Bắt đầu làm vườn, làm nông dân trồng rau cách đây 10 năm trước. Hơn ai hết, ông Thịnh thấu hiểu những khó khăn của một người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Mặc dù không có vườn tược rộng lớn như những người dân trong vùng, ông bắt đầu làm vườn bằng những mảnh đất đi thuê lại. Tích cóp từng chút một, làm hết vườn này ông lại thuê thuê thêm vườn khác. Đến nay nông trại của ông được mở rộng lên 3 ha đất đi thuê để trồng rau các loại và đem lại thu nhập khá cho gia đình.
Đặc biệt, hơn 1 năm nay, ông Thịnh bắt tay sản xuất theo hợp đồng cho công ty VinEco (thuộc Tập đoàn VinGroup) giúp sản phẩm nông sản có đầu ra ổn định, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. "Tôi ký hợp đồng với công ty giá được điều chỉnh hàng tuần nhưng luôn đảm bảo cao hơn thị trường, không bị thương lái ép giá nên chỉ cần yên tâm canh tác, chăm sóc vườn rau an toàn là được" - ông Thịnh cho hay.
Sản xuất đi vào ổn định, lợi nhuận từ các vườn rau của gia đình ông Thịnh bắt đầu tăng dần so với trước đây. Đến nay, thu nhập từ vườn rau đạt khoảng 500 - 600 triệu đồng mỗi năm. Nguồn vốn dôi dư ông sử dụng vào việc mở rộng diện tích nhà lưới thay vì trồng rau ngoài trời như trước đây. Rau trồng trong nhà lưới tránh được nhiều nguy cơ nhiễm sâu bệnh cũng như chất lượng sẽ tốt hơn. Ông Thịnh hồ hởi: "Rau đạt chất lượng cao theo yêu cầu, công ty còn thưởng 20% trên tổng doanh thu của cả vườn vậy dại gì mình không làm cho tốt".
Lão nông mê rau công nghệ cao
Cũng lớn lên ở thủ phủ rau Đơn Dương, là một nông dân chính hiệu nhưng con đường đến thành công của ông Nguyễn Thanh Nhàn (xã Đạ Ròn) lại đầy chông gai. Từ nhỏ, anh Nhàn đã sớm quen với việc tưới nước, trồng rau phụ gia đình. Khi làm ăn riêng với vốn liếng gồm những mảnh đất màu mỡ của gia đình, anh mở rộng diện tích sản xuất các loại rau đặc sản của địa phương.
Tuy nhiên, do chưa nắm rõ thị trường, sản xuất manh mún và bị thương lái ép giá. Nhiều vụ rau thu hoạch về không biết bán cho ai, hoặc được thu mua giá lại rẻ như bèo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến "biến cố" trong sự nghiệp trồng rau của người nông dân này. "Hết thất bại này đến thất bại khác khiến tôi đổ nợ, tiền vay ngân hàng để đầu tư sản xuất không có trả nên tôi chán nản, bỏ không làm nông nữa" - ông Nhàn tâm sự.
Nhiều nông dân ở Đơn Dương có thu nhập khá chỉ nhờ trồng rau an toàn.
Bỏ nghề, ông Nhàn bắt đầu đi buôn bán. Đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều bạn hàng đã giúp ông nhận ra điều quan trọng nhất của việc sản xuất là phải tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Đến giữa năm 2015, khi biết về chương trình hợp tác sản xuất rau an toàn được công ty VinEco triển khai tại địa phương. Ông đã đăng ký tham gia không chút đắn đo.
Quay trở lại làm nông dân, với diện tích đất còn lại ông đã mạnh dạn đầu tư thêm nhà lưới, nhà kính để cho sản phẩm chất lượng cao, lấy uy tín với đối tác. Ông Nhàn nói: "Sau hai năm được công ty bao tiêu sản phẩm, hiệu quả kinh tế đã rõ rệt. Dù giá thị trường xuống thấp nhưng đầu ra của chúng tôi ít bị ảnh hưởng như bán ngoài chợ hay cho thương lái".
Hiện nay, lão nông Nguyễn Thanh Nhàn như một tấm gương điển hình về sản xuất rau ở địa phương. Tổng diện tích vườn rau của gia đình ông lên đến 7 ha, trong đó nhà lưới rộng 1 ha và nhà kính 1 ha. Diện tích này chủ yếu được ông ưu tiên gieo trồng xà lách lô lô xanh, cà chua, cài thảo... được thị trường ưa chuộng. Có nguồn thu nhập cao từ các vườn rau, ông Nhàn còn thuê cả kỹ sư về làm "cố vấn" và chịu trách nhiệm theo dõi trang trại.
Ngoài ra, ông thuê thêm 30 công nhân để thu hoạch, sơ chế rau tại chỗ hàng ngày. "Chưa tính chi phí khác, mỗi tháng tôi đã mất gần 200 triệu đồng để trả lương cho công nhân rồi. Tuy chi phí cao nhưng nguồn thu nhập từ vườn rau vẫn đảm bảo nên sắp tới tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng nhà kính, nhà lưới và áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất rau, có như vậy sản phẩm mới đạt chất lượng cao để hợp tác lâu dài với công ty" - ông Nhàn chia sẻ.
Theo Nguyễn Dũng (Báo Lâm Đồng)
Cán đích sớm, huyện Hoài Đức phấn đấu lên quận Tính đến hết năm 2016, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 33,06 triệu đồng/người/năm. Huyện Hoài Đức đã lên kế hoạch để từng bước thực hiện các nhóm tiêu chí chuyển đổi thành quận từ nay tới năm 2020. Là một trong những xã cán...