Thực phẩm Hà Nội (HAF): Nhiều nhà đất, kinh doanh kém hiệu quả
Cổ phần hóa cách đây 4 năm, HAF được không ít nhà đầu tư quan tâm vì quản lý hệ thống cơ sở nhà đất mặt tiền ở nhiều phố trung tâm Hà Nội. Nhiều nhà đất là vậy, song Công ty vẫn chìm trong thua lỗ, với nhiều điểm ngoại trừ trong báo cáo tài chính.
Ảnh Internet
Là thành viên của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), năm 2015, CTCP Thực phẩm Hà Nội thực hiện IPO thành công 3,4 triệu cổ phần, giá trúng bình quân 15.292 đồng/CP. Công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 5/2015, vốn điều lệ 145 tỷ đồng, đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM năm 2017 với mã chứng khoán HAF, ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và bảo quản các loại thực phẩm thịt, thủy sản, rau quả, sản xuất chế biến thức ăn sẵn, bán buôn gạo, ngũ cốc khác, thực phẩm và nhiều đồ dùng khác. Công ty có 6 điểm bán lẻ theo mô hình Hapro Food.
Theo quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa, HAF được để lại 32 cơ sở nhà đất tiếp tục quản lý và sử dụng. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở nhà đất khác nằm ở 2 công ty con là CTCP Thương mại dịch vụ Bắc Qua (HAF nắm giữ 53% vốn) và CTCP Thương mại Lãng Yên (HAF nắm giữ 51% vốn).
Phần lớn các cơ sở nhà đất này có diện tích vài trăm m2 nằm ở nhiều phố trung tâm Hà Nội như Đinh Liệt, Hàng Đào, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Trần Nhật Duật, Giảng Võ…, trong đó nhiều địa điểm là nhà hàng, khách sạn hay cửa hàng.
Với những cơ sở nhà đất có diện tích lớn, HAF đầu tư xây dựng một số dự án như dự án Khu nhà ở tại số 54, ngõ 459 Bạch Mai với tổng mặt bằng 2.085 m2, hình thức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, đối tác là CTCP Đầu tư và xây dựng Thành Nam làm chủ đầu tư thực hiện toàn bộ việc triển khai dự án; dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư cao tầng tại số 249-253 Phố Vọng, tổng mặt bằng 3.255 m2 đang xin chấp thuận chủ trương đầu tư, hình thức hợp tác với Liên doanh Công ty TNHH Dân dụng và công nghiệp Delta – CTCP Tư vấn đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Vinaconex R&D…
Tuy sở hữu nhiều nhà đất, nhưng trong 4 năm kể từ khi cổ phần hóa, HAF liên tục kinh doanh kém hiệu quả, có năm thua lỗ, không chia cổ tức. Cụ thể, năm 2016, HAF lỗ 16 tỷ đồng. Năm 2017, lãi ròng 11,4 tỷ đồng, nhưng chưa đủ bù đắp lỗ lũy kế. Năm 2018, HAF đạt doanh thu 192 tỷ đồng, nhưng chỉ lãi sau thuế 3,1 tỷ đồng LNST, không đạt kế hoạch đề ra, nên HĐQT HAF đề xuất không chia cổ tức như dự kiến là 3%. Năm 2019, HAF đặt kế hoạch doanh thu 220 tỷ đồng, lãi trước thuế 8 tỷ đồng, chia cổ tức 4%.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Chủ tọa Đại hội giải trình ngắn gọn với cổ đông nguyên nhân kết quả kinh doanh yếu kém: “Lợi nhuận không đạt kế hoạch là do việc khai thác cho thuê tài sản tại dự án 26 Cao Thắng không thực hiện đúng tiến độ. Quá trình xây dựng xảy ra tranh chấp với các hộ dân liền kề và phải tạm dừng theo ý kiến của cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Sau khi giải quyết đền bù cho các hộ dân, Công ty tiếp tục xây dựng và hoàn thành vào tháng 1/2019″. Được biết, dự án 26 Cao Thắng tuy đã hoàn thành, nhưng còn vướng mắc việc bãi xe thương binh lấn chiếm mặt tiền. HAF đặt mục tiêu sẽ giải phóng mặt bằng trong năm 2019 và tìm đối tác cho thuê một số căn thương mại để đảm bảo nguồn thu.
Hai công ty con là Công ty Bắc Qua có dự án ở 19 Hàng Khoai và Công ty Lãng Yên có dự án ở 21 Trần Khánh Dư từ nhiều năm trước, nhưng theo ông Ngô Đức Long, Giám đốc HAF, các dự án này đều chưa có tiến triển.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2015-2018, báo cáo tài chính của HAF đều có nhiều điểm kiểm toán lưu ý, ngoại trừ. Cụ thể, năm 2015, kiểm toán ngoại trừ khoản doanh thu nội bộ hơn 6,5 tỷ đồng do các đơn vị thuộc HAF không theo dõi riêng hàng hóa mua vào trong nội bộ, dẫn đến không có cơ sở loại trừ doanh thu, giá vốn nội bộ, lãi lỗ chưa thực hiện. HAF có nhiều khoản công nợ không có bản đối chiếu, nhiều khoản phải thu chưa được trích lập theo quy định. Một số khoản đầu tư tài chính chưa có cơ sở để đánh giá, khoản đầu tư vào Công ty Bắc Qua kém hiệu quả, cần trích lập…
Năm 2016, kiểm toán tiếp tục đưa ý kiến ngoại trừ về một số khoản cho vay ngắn hạn có nợ gốc là 13,1 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán nhưng chưa thu hồi được và chưa được trích lập dự phòng (dự phòng nợ khó đòi phải trích lập theo quy định hiện hành là 5,6 tỷ đồng). Lỗ lũy kế theo báo cáo tài chính của Công ty Bắc Qua là 19 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 920 triệu đồng, dự phòng giảm giá cần trích lập là 10,1 tỷ đồng. Báo cáo tài chính hợp nhất chưa loại trừ doanh thu và giá vốn hàng bán nội bộ…
Năm 2017, kiểm toán ngoại trừ khoản phải thu khách hàng gần 1,5 tỷ đồng quá hạn trên 3 năm chưa được trích lập dự phòng. Các khoản cho vay ngắn hạn đã quá hạn vẫn tồn tại, không trích lập dự phòng giảm giá. Dự án Siêu thị Thương mại Bắc Qua tạm dừng thi công dẫn đến chậm đưa dự án vào khai thác, thiếu hụt nguồn thu để thanh toán công nợ phải trả nhà thầu, tiền vay, tiền thuê đất…
Năm 2018, HAF có nhiều khoản ngoại trừ như khoản công nợ 1,8 tỷ đồng đã quá hạn trên 3 năm và chưa được trích lập dự phòng. Các khoản phải thu cho vay ngắn hạn từ năm 2016 chưa được giải quyết, chưa được trích lập. Công ty Bắc Qua nợ Công ty TNHH Dân dụng và công nghiệp Delta hơn 19 tỷ đồng từ nhiều năm trước chưa trả nhưng không thực hiện việc xác nhận công nợ, chưa xác định số lãi chậm trả…
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Hà Nội vẫn tràn lan bóng cười
Sau 21 giờ, đến những tuyến phố cổ như Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Mã Mây (TP Hà Nội) sẽ bắt gặp các bạn trẻ, thậm chí vẫn còn là học sinh, đang lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa tại các tiệm cà phê, sàn nhảy.
Bóng cười vẫn được buôn bán, sử dụng ngang nhiên tại phố cổ Hà Nội
Để thể hiện sự sành điệu, các bạn trẻ không ngần ngại chi mạnh tay cho cuộc vui với bóng cười, cần sa, các chất kích thích mới mẻ.
Ngang nhiên dùng chất cấm
Tại các tiệm cà phê hay sàn nhảy tại Hà Nội, ai cũng thấy bảng hiệu thông báo của UBND TP Hà Nội với nội dung: "Nghiêm cấm sử dụng các chất cấm như bóng cười, tem giấy, cần sa, shisha...". Nhưng bất chấp quy định, các tụ điểm kinh doanh tại phố cổ, đặc biệt tại 2 tuyến phố Lương Ngọc Quyến và Mã Mây vẫn ngang nhiên bán và mời chào chất cấm.
23 giờ, tại tụ điểm Ball 9 nằm nên phố Mã Mây, trong tiếng nhạc sàn với âm lượng bật hết cỡ, các thanh niên tuổi choai choai đi thành từng nhóm, đứng quây quanh một chiếc bàn, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Ban đầu nhân viên chỉ giới thiệu cho khách các combo rượu mạnh và shisha.
Sau khi những nam thanh, nữ tú bắt đầu ngà ngà say, nhân viên phục vụ giới thiệu thêm bóng cười với lời nhắn nhủ: "Bóng nhà em phê lắm, 150.000 đồng/quả". Chỉ trong chớp mắt, hơn chục quả bóng cười được mang ra. Mỗi người tự chia nhau một quả, ôm gọn trong lòng rồi vừa hút khí bóng vừa lắc lư. Không ít thanh niên vì "phê" bóng cười mà đổ gục ngay tại bàn.
Không chỉ có các sàn nhảy, ngay cả tới những tiệm cà phê cũng không ngần ngại buôn bán thứ chất cấm siêu lợi nhuận này. Tìm đến tiệm cà phê nổi tiếng tên B. nằm trên phố Lương Ngọc Quyến, chúng tôi thấy tận mắt một "thế giới hoan lạc" đúng như lời truyền tai nhau của giới trẻ Hà Nội.
Tầng 1 của tiệm mở cửa kinh doanh cà phê như những tiệm thường thấy. Nếu là khách lần đầu tiên tới đây, nhân viên sẽ tra hỏi rất kỹ tên tuổi, được khách quen của quán giới thiệu hay tự tìm tới, đến uống cà phê hay nghe nhạc... Nếu chỉ dùng cà phê thì ngồi tầng dưới còn muốn nghe nhạc và dùng "những thứ khác" thì lên tầng trên. Sau một hồi trả lời hết các câu hỏi của nhân viên phục vụ, chúng tôi được đưa lên tầng 2 với những lời mời chào đon đả: "Đến nhà em thì không phê không về nhé".
Tầng 2 là một căn phòng kín chừng 50m2, có tường cách âm hiện đại. Ngay khi mở cửa căn phòng, chúng tôi không khỏi sững sờ, âm thanh lọt ra ngoài lớn tới đinh tai nhức óc, căn phòng kín đặc người và khói shisha. Hàng chục thanh niên chen chúc bên trong căn phòng, đắm chìm với chất kích thích.
Những bình shisha được chuyền tay nhau hút. Ở góc phòng, vài khách ngồi tựa lưng vào tường, chân buông thõng, hít những hơi bóng cười thật sâu rồi nhắm mắt thở ra. Góc kín cuối căn phòng, một nhóm choai choai chuyền tay nhau uống từng ngụm một chai nước màu trắng không có bao bì. Không rõ là nước gì, nhưng sau khi uống, các bạn trẻ này vã mồ hôi, mắt trợn trừng, nhảy theo tiếng nhạc...
Tìm cách "lách"
Khi chúng tôi hỏi dò về quy định không dùng bóng cười, chủ tiệm cà phê B. hồn nhiên đáp: "Có luật thì mình lách thôi". Có lẽ đây cũng chính là tâm lý chung của những tụ điểm công khai kinh doanh bóng cười, shisha...
Để qua mặt lực lượng chức năng, việc nhập bình khí bóng cười được chủ tiệm làm rất kín đáo, đa số là nhập vào thời điểm rạng sáng để tránh truy quét. Mỗi tiệm có một cách cất giấu bình khí bóng cười khác nhau. Nếu có diện tích rộng, tiệm bố trí một kho cất bình bí mật và luôn khóa kín.
Nếu không có diện tích để cất giấu thì chỉ nhập những bình khí nhỏ, mỗi khi có lực lượng chức năng đến nhân viên tiệm sẽ cho bình khí vào túi màu đen và chở đi vòng quanh trong phố nhằm đánh lạc hướng. Nhiều sàn nhảy, quán bar lớn còn đối phó với lực lượng chức năng bằng cách sử dụng bộ đàm và bố trí nhân viên đứng canh tại đầu phố, cuối phố. Chỉ cần thấy bóng dáng của lực lượng chức năng là họ báo nhân viên trực tại kho để chia nhau đem đi tẩu tán.
Khi việc quản lý chất cấm được thắt chặt, việc hoạt động kinh doanh bóng cười tại tiệm gặp nhiều trở ngại, các chủ tiệm mở thêm group kín trên mạng xã hội để kinh doanh online, mở thêm dịch vụ vận chuyển khí bóng tới tận nhà cho khách hàng. Với những lời mời chào "Cam kết khí loại 1 - nguyên chất", "Không phải hàng trôi nổi giá rẻ", "Chơi không phê đền gấp đôi", mỗi ngày hàng trăm bình khí bóng cười vẫn được ngang nhiên vận chuyển tới tay khách hàng.
Việc buôn bán bóng cười dần trở thành lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận, với đủ kiểu "lách" luật, đang rất cần các cơ quan chức năng TP Hà Nội xử lý mạnh tay.
Cuối tháng 5-2019, Bộ Y tế có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đồng ý việc ngừng cho phép sử dụng khí N2O cho mục đích giải trí như để bơm vào bóng cười và chỉ được sử dụng trong công nghiệp. Trước đó, vào tháng 10-2018, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị khuyến cáo tác hại của N2O và tăng cường quản lý loại khí này trong sản xuất kinh doanh.
UBND TP Hà Nội cũng có công văn yêu cầu các sở ban ngành, đoàn thể của thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm liên quan đến bóng cười, shisha, cỏ Mỹ, tem giấy.
THANH MAI
Theo sggp
"Rừng" cao ốc chung cư dọc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài 13km và đi hoàn toàn trên cao với 12 nhà ga. Dọc tuyến đường sắt trên cao này, nhiều năm qua hàng trăm dự án nhà ở cao tầng đã "mọc" lên, làm thay đổi cả một bộ mặt đô thị Hà Nội. Dự án...