Thực phẩm giúp giải nhiệt
Mùa hè đến, nhiều người bị nhiệt miệng, mẩn da do nóng. Những món ăn mát, bổ dưỡng sẽ giúp bạn giải nhiệt, đối phó với cái nắng nóng.
Nấm hương:
Nấm hương chứa tới 64% kali của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipit, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nấm hương giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo… Bạn có thể dùng nấm hương kèm với thịt bò để nấu cháo rất bổ dưỡng và giải nhiệt.
Đậu xanh:
Đậu có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là đậu xanh có chứa nước 14%; protit 23,4%, lipit 2,4%, glucit 53,10%, cellulose 4,7%. Đậu xanh thường được dùng nấu cháo ăn phòng các loại bệnh ôn nhiệt mùa hè, hoặc trị cảm sốt.
Mướp đắng:
Trong 100g mướp đắng chứa 93,8g nước, protein 0,9g, chất béo 0,1g và các vitamin muối khoáng khác. Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Tuy nhiên, mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản.
Video đang HOT
Rau dền:
Trong y học cổ truyền, rau dền là một trong năm vị thuốc Đông dược chủ đạo cho các chứng bệnh mùa hè vì vị ngọt nhạt, tính mát, khắc chế sốt nhiệt, thân nhiệt, tốt cho phổi và đại tràng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong mỗi 100g rau dền bao gồm: 90g nước; 1,8g protein; 0,3g chất béo; 5,4g cacbonhydrat; 28mg vitamin; 180mg kẽm; 3,4mg sắt. Canh rau dền giúp tan đờm mát phổi, lợi tiểu thông đại tiện, là món ăn lý tưởng cho trẻ bị nóng, đái dắt và táo bón.
Bí đao:
Trong bí đao có nhiều khoáng chất dinh dưỡng, đường, protein và vitamin, có thể dùng để nấu canh, xào, luộc và rất hiêu quả trong điều trị y học. Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí. Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt. Thường xuyên ăn bí đao rất hiệu quả trong việc điều trị xơ cứng động mạch, tim mạch, bệnh tiểu đường, giảm mỡ bụng.
Theo PNO
Quả sấu chữa nôn nghén, chữa ho
Quả sấu nấu canh chua với thịt nạc băm giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hoặc nấu với cá diếc chữa nôn nghén hiệu quả
Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc...
Cây có thể cao tới 30m. Ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè - thu. Quả được thu hái vào khoảng tháng 7 - 9 hằng năm. Quả tươi để nấu canh, hay lấy cùi thịt quả làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai sấu, sấu dầm... Song cũng giàu dược tính, nên trong Đông y có sử dụng làm thuốc trị liệu một số bệnh chứng đạt hiệu quả.
Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 - 6g cùi quả.
Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu (nguồn ảnh: internet)
Bài liên quan:
Vị thuốc lạ từ sấu
Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.
Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau... Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Để tham khảo, xin giới thiệu một vài phương thuốc tiêu biểu được sử dụng từ cây sấu.
- Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.
Quả sấu nấu canh chua tăng cường hệ tiêu hóa (nguồn ảnh: internet)
- Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
- Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
- Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 - 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
3 loại thực phẩm dùng tránh vitamin C Khi uống bổ sung vitamin C, bạn lưu ý không ăn các thực phẩm sau: 1. Gan lợn Vitamin C gặp các ion kim loại dễ bị oxy hóa đặc biệt là các ion đồng. Gan lợn rất giàu hàm lượng đồng, trong 100g gan có chứa khoảng 2,6mg đồng. Vì thế khi vitamin C và gan lợn cùng ăn 1 lúc sẽ...