Thực phẩm giảm theo giá xăng
Giá các loại rau xanh và thủy hải sản giảm 5-10% so với tháng trước.
Khảo sát tại các chợ TPHCM cho thấy, giá các loại rau xanh giảm 5-10% so với tháng trước đó. Cụ thể, tại chợ Văn Thánh, Thị Nghè (Bình Thạnh) bầu, bí giảm 2.000 đồng một kg xuống 8.000 đồng. Cà tím rẻ thêm 5.000 đồng xuống 10.000 đồng một kg. Cải xanh, cải thảo thay vì 15.000 đồng một kg như trước đây thì nay chỉ dao động 10.000 – 12.000 đồng một kg (tùy loại). Rau xà lách cuộn nếu trước đây 35.000 đồng thì nay còn 30.000 đồng một kg, còn xà lách không cuộn cắt tỉa gọn gàng giá 20.000 đồng một kg, loại chưa cắt tỉa 8.000 đồng. Mướp giảm 2.000 đồng xuống còn 10.000 đồng một kg. Nhiều xe đẩy thậm chí còn bán 10.000 đồng 4 trái.
Rau xanh giảm giá 5 -10%. Ảnh: Thi Hà.
Riêng cà rốt và súp lơ tăng giá. Nếu trước đây súp lơ xanh 45.000 đồng một kg thì nay lên 50.000 đồng, còn súp lơ trắng đắt thêm 10.000 đồng, lên 40.000 đồng một kg. Nguyên nhân là sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc khan hàng nên đội giá so với tháng trước đó.
Bên cạnh mặt hàng rau xanh có giá rẻ hơn so với tháng trước thì một số loại thủy hải sản cũng đi xuống. Mực ống loại vừa trước đây 140.000 đồng một kg thì nay chỉ 120.000 -130.000 đồng. Cá nục rẻ đi 5.000 đồng xuống 40.000 đồng một kg. Cá ngừ loại nhỏ ướp lạnh giảm 10.000 đồng còn 20.000 đồng một kg.
Thịt heo tại một số chợ cũng giảm 2.000 – 5.000 đồng một kg. Trứng gia cầm nếu đầu tháng 8 vẫn ở mức cao do ảnh hưởng của thị trường bánh Trung thu thì tới nay cũng đã hạ nhiệt khi rẻ đi 1.000 -2.000 đồng một vỉ 10 trứng. Cụ thể, trứng gà loại vừa giảm 2.000 đồng còn 23.000 đồng một vỉ; trứng vịt thay vì 27.000 đồng xuống còn 26.000 đồng một vỉ. Đối với một số mặt hàng khác như thịt gà, bò vẫn đứng yên và chưa có dấu hiệu giảm giá.
Mướp hương được mùa nên giá rẻ. Ảnh: Thi Hà.
Lý giải nguyên nhân giá rau hạ nhiệt so với tháng trước, chị Hoa, tiểu thương chợ Văn Thánh cho biết, thời gian gần đây giá xăng liên tục giảm, giá cước vận tải cũng được điều chỉnh nên chi phí vận chuyển rẻ hơn khiến nông sản ở chợ đầu mối có giá hấp dẫn so với trước.
Tính chung trong năm 2015, giá xăng RON 92 đã 7 lần giảm, tổng cộng 5.588 đồng và 4 lần tăng với 5.040 đồng. Như vậy, giá xăng hiện nay rẻ hơn so với thời điểm đầu năm khoảng 548 đồng mỗi lít. Kéo theo đó, nhiều mặt hàng rau xanh và thực phẩm cũng đã giảm giá.
Video đang HOT
Mặt khác, theo chị Hoa, năm nay rau được mùa nên nguồn cung lớn. Thay vì phải nhập nhiều rau ở Đà Lạt thì nay các địa phương như Củ Chi, Hóc Môn nguồn hàng rất dồi dào.
“Gần tháng nay, các loại mướp, bí, cải xanh, cải thìa vào mùa nên hàng nhiều. Nếu 2 ngày nữa thời tiết tiếp tục mưa, các loại rau ăn lá có thể giảm giá nữa vì người dân ồ ạt nhổ bán”, anh Thanh tiểu thương chợ Bà Chiểu chia sẻ.
Bên cạnh chợ, tại các siêu thị, có đơn vị ngoài việc thực hiện chương trình khuyến mại theo định kỳ thì còn giảm thêm khi giá vận tải điều chỉnh.
Cụ thể, tại Co.opmart, đại diện siêu thị này cho biết, ngoài chương trình khuyến mại định kỳ theo kế hoạch thì ngay sau các đợt giảm giá xăng, siêu thị đã phối hợp cùng các nhà cung cấp tiến hành rà soát chi phí để tiến hành giảm giá bổ sung. Đợt giảm giá lần này chủ yếu áp dụng trên các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả do nhóm này có độ trễ nhỏ, tỷ lệ giảm giá bổ sung trung bình là 5% và đã áp dụng từ 6/9. Các nhóm hàng còn lại vẫn đang được tiếp tục rà soát để tiến hành giảm giá theo cơ cấu chi phí đầu vào, trong đó có giá xăng. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến siêu thị sẽ có đợt điều chỉnh giảm giá đợt tiếp theo cho một số mặt hàng công nghệ và hóa phẩm trong khoảng 2 tuần nữa. Còn tại Big C, đơn vị này cho biết, chưa có kế hoạch điều chỉnh vì chưa có nhà cung cấp nào phản hồi.
Trong khi chợ và siêu thị rục rịch giảm giá thì tại các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, hầu hết chưa có ý định điều chỉnh.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho biết, thời gian trước khi giá trứng ngoài chợ lẻ tăng mạnh thì doanh nghiệp giữ yên mức cũ nên dù xăng giảm đơn vị vẫn chưa thể điều chỉnh. Mặt khác, chi phí xăng dầu chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ trong cấu thành sản phẩm (50 đồng trên mỗi quả trứng) nên không tác động nhiều.
Cũng cho rằng giá vận chuyển chỉ tác động 0,1% lên cấu thành sản phẩm, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cho biết, toàn bộ sản phẩm tại công ty ông vẫn giữ mức giá bình thường. “Chúng tôi đang thực hiện chương trình khuyến mại nên nhiều sản phẩm giảm 5 -10% chứ không hề liên quan đến giá xăng”, ông Mười nói.
Theo Vietstock
Tiến sĩ kể chuyện bán tôm, dầu thô ở Nhật
"Khi phía Nhật đưa cho tôi bản X-quang chụp một khối tôm đông lạnhhiện lên hình những cây đinh trong mỗi con tôm, tôi nhục lắm".
Những trăn trở của TS Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch CLB Doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN)-Nhật Bản, về chất lượng hàng hóa VN xuất khẩu sang Nhật tại hội thảo về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của VN để thực hiện hiệp định đối tác kinh tế VN-Nhật, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN vừa tổ chức tại Hà Nội (vào ngày 21-7) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
TS Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch CLB Doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN)-Nhật Bản,
Nỗi nhục tôm đông lạnh
Ông Dũng kể năm 1971, ông được cử qua Nhật học ngành kinh tế. Năm 1981, ông trở về VN làm trợ lý giám đốc Công ty Ficonimex. Được ông Mai Chí Thọ, khi đó là chủ tịch UBND TP.HCM, khuyến khích, ông trở lại Nhật để làm nhiệm vụ "thấy gì xuất khẩu được thì xuất khẩu, trong nước cần mua gì thì mua về".
Ngoài các sản phẩm mây tre đan, thủy hải sản thời đó là các sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn của Nhật. "Hơn 30 năm rồi, hiện nay tôm đông lạnh của VN đang giữ vị trí thứ ba, thứ tư tại thị trường Nhật" - ông Dũng thông tin. Từ chỗ không biết gì về tôm đông lạnh, nhờ việc xuất khẩu này, VN mua được trang thiết bị về thành lập các nhà máy đông lạnh và các DN tập đoàn thủy sản của Nhật sang VN tìm hiểu, mua hàng ngày càng nhiều.
Tuy vậy, không phải lúc nào việc xuất khẩu tôm đông lạnh cũng suôn sẻ. Có những thời điểm các lô hàng tôm đông lạnh của VN bị phía Nhật kiểm tra 100%. Ông Dũng kể một số DN xuất khẩu của VN gian lận nhét đinh vào tôm hoặc dư lượng thuốc trừ sâu trong tôm còn nhiều, khi phát hiện ra những gian lận này, phía Nhật hủy luôn cả lô hàng. Chi phí tiêu hủy thời đó tương đương khoảng 60.000 USD hiện nay. "Nhục lắm. Khi phía Nhật đưa cho tôi bản X-quang chụp một khối tôm đông lạnh hiện lên hình những cây đinh trong mỗi con tôm, tôi chỉ muốn độn thổ! Tôi không thể tưởng tượng được!" - ông Dũng thuật lại.
Hiện nay tôm đông lạnh của VN đang giữ vị trí tương đối cao tại thị trường Nhật Bản. Ảnh: CTV
Cầm bản X-quang, ông tưởng như trời đất sụp đổ, danh dự và uy tín bị xúc phạm nặng nề. Ông không giải thích được gì vì theo ông có giải thích cũng chỉ là ngụy biện.
Khi xảy ra vụ việc này, ông Dũng là giám đốc Công ty Indochina tại Nhật. Đây là một công ty liên doanh giữa VN và Nhật, chịu trách nhiệm đưa các công ty Nhật qua VN để khảo sát thị trường. "Có thể lúc đó công ty của VN không tìm được đủ nguồn hàng để kịp xuất sang Nhật nên đã thu mua cả tôm trôi nổi trên thị trường mà không kiểm soát được" - ông Dũng lý giải.
Suốt một thời gian sau đó, các lô hàng tôm đông lạnh của VN xuất sang Nhật đều bị kiểm tra 100% và chi phí kiểm tra rất cao, phía VN phải chịu. Các công ty của VN sau đó dần dần khắc phục được các sai sót, phía Nhật cử người sang tận các công ty xuất khẩu thủy sản để trực tiếp giám sát.
Than đá: Chấp nhận giảm giá
"Khoảng những năm 1986-1987, anh Nguyễn Quốc Khánh, tân Tổng Giám đốc PVN, là nhân viên mới, phụ trách bán dầu thô và đánh giá hợp đồng cùng với tôi đi bán dầu thô cho Nhật" - ông Dũng nhớ lại.
Thông qua một người bạn học phụ trách dầu thô của Tập đoàn Idemitsu (Nhật Bản) khi đó, ông Dũng đưa bản phân tích và một số mẫu dầu thô mời phía Nhật mua dầu thô của VN. "Lúc đó lượng dầu thô khai thác lên còn tồn nhiều. Chi phí bảo quản tàu chứa dầu thô lên tới hàng chục ngàn USD/ngày. Tôi được lệnh phải bán với bất cứ giá nào" - ông Dũng cho biết.
Cuối cùng, người bạn của ông Dũng được Tập đoàn Idemitsu cho phép sang VN xem xét mỏ dầu, chất lượng, cách sản xuất, trữ lượng để bàn chuyện làm ăn lâu dài. Dầu thô của VN được đánh giá là rất tốt, ít lưu huỳnh, các nhà máy phát điện của Nhật có thể dùng phương pháp đốt trực tiếp vừa tiết kiệm được chi phí lọc lưu huỳnh, vừa bảo vệ được môi trường.
Vào những năm 1986-1987 đó, ông Dũng tiếp tục được giao bán than đá. Ban đầu, giá than đá của VN rất rẻ (dù là loại than tốt, không khói, nhiệt lượng cao) do bởi VN không biết được quy cách các loại than đá Nhật cần. Trong một lô hàng than đá, các công ty VN chỉ làm được 70% đúng quy cách. Chuyến xuất khẩu than nào của VN cũng có vấn đề và ông Dũng lại phải đi... năn nỉ phía Nhật, chấp nhận giảm giá, chịu thiệt hại. "Mỗi chuyến thiệt hại chỉ chừng 5%-15% giá trị hợp đồng, song điều đó cũng đồng nghĩa với việc một khoản ngoại tệ lớn lẽ ra chảy về cho đất nước lại phải dùng để khắc phục những sai sót không đáng có. Rất đau đớn" - ông Dũng nhớ lại.
Mất gần 10 năm, đến khoảng năm 1995, chuyện xuất khẩu than đá của VN sang Nhật mới trở nên có quy củ, suôn sẻ.
Đau đáu với nông nghiệp
"Ông có bán nông sản sang Nhật không?" - tôi hỏi. Ông Dũng bảo ông cố gắng bán quế, hồi, trầm hương, gạo, ngũ cốc, kể cả dứa nhưng không thành công.
Ông Dũng kể ông từng đi đến các nông trường của VN nhưng không tìm được sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ông lại đưa một số công ty của Nhật sang khảo sát chỉ với mục đích gieo ý thức về quy chuẩn nông sản của thế giới cho ngành nông nghiệp VN mà thôi.
Về gạo, ông Dũng bảo người Nhật không ăn gạo của VN. Sau này Nhật có mua gạo của VN để viện trợ cho một số nước ở châu Phi với tiêu chuẩn cũng không cao lắm. Hiện nay người Nhật sang An Giang trồng lúa của Nhật, bán gạo Nhật cho người Nhật ở các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, người Nhật còn sang VN lập trang trại trồng rau, trồng hoa, trồng dâu... Theo ông Dũng, nhờ vậy nông dân VN học được quy trình làm nông nghiệp hiện đại, lĩnh hội được tri thức nông nghiệp toàn cầu, biết cách ứng dụng khoa học kỹ thuật ở trình độ cực cao của Nhật trong nông nghiệp.
Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá tri thức nông nghiệp cho nông dân. Từ việc lựa chọn giống cây, cách sử dụng phân bón đến cách chăm sóc, thu hoạch nông sản. Tất cả tri thức này cần phải bền bỉ truyền bá để tạo nền tảng phát triển bền vững cho nông dân. Ngoài ra các DN xuất khẩu của VN cần phải tìm hiểu thật rõ về thị trường Nhật và xây dựng một nền văn hóa DN hiện đại. Chỉ có như thế, việc xuất khẩu nông sản nói riêng, xuất khẩu của VN vào thị trường Nhật nói chung mới có thể mang lại những lợi ích thực sự lâu dài cho đất nước, cho nông dân. TS ĐỖ VĂN DŨNG, Chủ tịch CLB DN VN-Nhật Bản
Theo Chân Luận
Pháp Luật TPHCM
Xe đông lạnh bốc cháy, 2 cha con tài xế thoát chết Khoảng 5h45 ngày 15/6, một chiếc xe tải đông lạnh đang chạy trên Quốc lộ 1 (đoạn qua ấp Thuận Tiến A, xã Thuận An, TX Bình Minh, Vĩnh Long) bỗng dưng bốc cháy ngùn ngụt. Chiếc xe bị cháy trơ khung Chiếc xe tải bất ngờ bị bốc cháy mang biển kiểm soát 83M - 1970 (loại 15 tấn) đang chở hàng...