Thực phẩm gây ung thư số một
Tổ chức Y tế Thế giới xếp cá muối, rượu, thịt chế biến sẵn vào nhóm thực phẩm gây ung thư cấp độ một, tuy nhiên, nhiều người đang hiểu sai về cách gọi này.
Ung thư là bệnh chưa tìm ra nguyên nhân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày là tác nhân gây nên bệnh hiểm nghèo này.
Năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đưa ra danh sách các thực phẩm, chất thuộc nhóm gây ung thư theo từng cấp độ.
Nhiều nghiên cứu chứng minh cho kết luận
Cá muối là loại thực phẩm được người Trung Quốc yêu thích. Tuy nhiên, năm 2017, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này công bố danh sách các chất gây ung thư do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đưa ra. Trong đó, cá muối bị xếp vào nhóm thực phẩm gây ung thư cấp độ một.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO được thành lập năm 1965, làm nhiệm vụ xác định các chất gây ung thư. Phân loại của IARC được chia thành 5 cấp độ. Trong đó, cấp độ một bao gồm những chất/thực phẩm đã được chứng minh gây ung thư cho người.
Các kết luận trên rút ra từ các nghiên cứu và trường hợp đã được ghi nhận. Không ít nghiên cứu khoa học chỉ ra trẻ em dưới 10 tuổi ăn cá muối thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn người khác. Điển hình như nghiên cứu của giáo sư Donal Barrett tại Học viện Karolinska (Thụy Điển) và cộng sự vào năm 2019.
Cá muối Trung Quốc bị xếp vào nhóm thực phẩm gây ung thư cấp độ một. Ảnh: Freepik.
Nhóm tác giả thực hiện điều tra, phân tích trên các thanh, thiếu niên ở 2 tỉnh miền nam Trung Quốc – nơi có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao. Nhóm thực hiện phân tích trên 2.244 trường hợp ung thư biểu mô vòm họng. Kết quả công bố trên tạp chí Nutrition số tháng 9/2019 cho thấy những người ăn cá muối nhiều vào thời thơ ấu có khả năng mắc bệnh trên cao hơn nhóm còn lại.
Bên cạnh cá muối, nhiều thực phẩm khác cũng được xếp vào nhóm gây ung thư cấp độ một. Điển hình là thịt chế biến sẵn. Chúng được biến đổi qua ướp muối, xử lý, lên men, hun khói hoặc quy trình khác để tăng hương vị, kéo dài thời gian bảo quản. Báo cáo này cũng chỉ ra việc tiêu thụ thịt đỏ “có thể gây ung thư cho con người (thuộc nhóm 2A).
Kết luận trên đưa ra do 22 nhà khoa học từ 10 quốc gia đánh giá từ hơn 800 nghiên cứu. Họ nhận thấy tiêu thụ thịt chế biến sẵn có mối liên hệ mật thiết với ung thư đại tràng, dạ dày. Trong khi đó, ăn nhiều thịt đỏ liên quan ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Các phân tích kỹ cho thấy chế biến thịt (bằng cách thêm nitrat hoặc nitrit) hay hun khói là thủ phạm hình thành các hóa chất có khả năng gây ung thư như hợp chất N-nitroso (NOC) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH). Các chất này tương tự trong quá trình sản xuất cá muối ở trên.
Các chất gây ung thư thuộc cấp độ một còn có Aflatoxin (sản sinh khi ngô, khoai, sắn nấm mốc), đồ uống có cồn, Cadmium, hợp chất Crom (VI), Dioxin…
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn cũng bị xem là đồ ăn làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Freepik.
Cần hiểu đúng về khái niệm
Video đang HOT
Theo Xinhua, cơ chế khiến cá muối Trung Quốc trở thành thực phẩm gây ung thư cấp độ một vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia đặt giả thuyết cá muối là thực phẩm có nồng độ muối cao, khử nước. Trong quá trình lên men, món ăn này làm sản sinh hợp chất nitroso như nitrosodimethylamine. Đây là chất gây ung thư trong nhiều thí nghiệm.
Ngoài ra, phân loại khả năng gây ung thư của IARC dựa trên mức độ kết luận từ các bằng chứng khoa học. Theo Xinhua, nó không đồng nghĩa độc tính của thực phẩm. Nói cách khác, cá muối là thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ung thư nhưng nó còn liên quan liều lượng và khẩu phần nạp bao nhiêu vào cơ thể.
The Huffington Post Australia dẫn lời người phát ngôn của tổ chức Cancer Council NSW, Clare Hughes, về tính đúng sai trong khái niệm “chất gây ung thư cấp độ một”. Theo vị chuyên gia này, những thực phẩm được xếp vào nhóm gây ung thư cho thấy mối liên hệ của nó với bệnh này. Đây không phải cách chỉ mức độ ung thư mà thực phẩm gây ra hoặc ăn bao nhiêu gram sẽ gây bệnh.
Về phía mình, đại diện của IARC, Kana Wu, giáo sư nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế Harvard TH Chan, thành viên nhóm chuyên gia của tổ chức đã liên tiếng về vấn đề này.
Theo bà Wu, IARC đã sử dụng các hướng dẫn cụ thể theo quy định được ban hành để xác định rõ mối nguy hại của thực phẩm. Nghĩa là họ đánh giá liệu một tác nhân có thể gây ung thư hay không.
Tuy nhiên, WHO và IARC không đánh giá mức độ rủi ro của sản phẩm. Nói cách khác, họ không đưa khuyến cáo hay kết luận về định lượng của các thực phẩm được nêu ra.
Các đánh giá của IARC góp phần cho cơ quan chức năng và Chính phủ nhận thức khả năng gây hại của các tác nhân. Từ đó, họ sẽ là đơn vị chủ động đưa các khuyến nghị như cách chế biến, biện pháp giảm nguy cơ…
Ung thư là bệnh hiểm nghèo còn nhiều ẩn số với y học. Nguyên nhân gây bệnh cũng trở thành bài toán khó với các nhà nghiên cứu.
Do đó, dù không có những đánh giá nguy cơ của IARC, chúng ta vẫn nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Bởi những đồ chiên rán, chế biến sẵn, lên men, thịt đỏ, rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá…, đều là các chất gây hại cho cơ quan trong cơ thể.
Ung thư vào từ miệng: Các chất tăng khả năng ung thư ẩn trong những món ăn, nhiều người sử dụng sai cách mà không hay biết
Phần lớn bệnh tật xuất hiện trong cơ thể con người đến từ chế độ ăn uống, ung thư cũng không nằm ngoài số đó. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể đã ăn rất nhiều chất gây ung thư "ẩn náu" trên bàn mà không hề hay biết.
Ung thư là một trong những căn bệnh quái ác phổ biến hiện nay, nó phần nhiều được gây ra bởi các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người, đặc biệt là chế độ ăn uống. Mỗi thứ không tốt cho sức khỏe mà chúng ta ăn vào đều là các nhân tố gây bệnh tiềm tàng.
Hãy tìm hiểu về các chất gây ung thư phổ biến xung quanh chúng ta mà có thể chính bạn vẫn còn chưa biết đến.
Chất gây ung thư loại I (đã được chứng minh có liên quan)
- Rượu: Gây ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư vú sau mãn kinh.
Một nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều rượu (uống nhiều hơn 3 lần/ngày) có nhiều khả năng bị ung thư đường tiêu hóa, đường hô hấp, ung thư phổi, ung thư vú nữ, khối u đại trực tràng và khối u ác tính so với những người không uống. Cũng có nghiên cứu cho thấy, ngoài các bệnh ung thư trên, uống rượu còn có ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy...
- Thịt chế biến sẵn: Gây ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.
Thịt chế biến sẵn là gì? Theo giải thích của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thịt đã được hun khói, sấy khô trong không khí hoặc được tẩm ướp hương vị như thịt khô, giăm bông, thịt hộp, thịt xông khói... được gọi là thịt chế biến sẵn. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư ruột kết. Ăn 50g loại thức ăn này mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết lên đến 18%.
- Cá muối Trung Quốc: Gây ung thư vòm họng.
Cá muối Trung Quốc là loại thức ăn được làm từ cá được ướp với muối và trở nên đông rắn sau thời gian dài tạo ra hợp chất nitroso gây ung thư.
- Chất Aflatoxin có trong thực phẩm mốc: Gây ung thư gan, ung thư thận.
- Lượng muối cao: Gây ung thư dạ dày.
- Hạt quả cau: Gây ung thư miệng.
Hiện nay, danh sách các chất gây ung thư loại I đã lên tới 118 loại thực phẩm. Ngoài các thực phẩm quen thuộc kể trên, còn có thuốc lá, chất benzen, asen, hydrocarbon (khói nấu ăn và khí thải xe hơi), bức xạ ion hóa, ô nhiễm không khí ngoài trời...
Chất gây ung thư loại 2A (có thể liên quan đến việc gây bệnh)
- Thịt đỏ: Có thể gây ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.
Thịt đỏ là thịt có màu đỏ ở trạng thái thô và sẫm màu khi nấu, chẳng hạn như thịt động vật có vú như bò, cừu, lợn được liệt kê là "gây ung thư" sau rượu và thuốc lá. Một số nghiên cứu đã xác định rằng ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các bệnh khác.
- Đồ ăn nóng trên 65 độ: Có thể gây ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản.
Tiêu thụ thường xuyên thực phẩm nóng trên 65 độ có khả năng gây ung thư thực quản. Do Niêm mạc thực quản bị tổn thương nhiều lần dưới nhiệt độ cao và kích thích lặp đi lặp lại lâu dài của niêm mạc thực quản rất dễ gây ung thư.
- Chất Nitrate và Nitrite: Có thể gây ung thư thực quản, ung thư gan.
Rau củ quả ngâm và các sản phẩm ngâm có chứa nhiều nitrite sẽ gây ung thư gan và ung thư thực quản.
Ngoài ra còn có một loạt các thực phẩm được làm bằng phương pháp nấu ăn như chiên, nướng. Đối với các chất gây ung thư loại I và loại 2A, bạn nên tránh chúng càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là rượu, thuốc lá và trầu, những chất này gây hại cho cơ thể con người không chỉ gây ung thư.
Vậy chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh ung thư như thế nào?
1. Chủ yếu ăn chay, bổ sung thịt, cân bằng dinh dưỡng
Bệnh nhân ung thư cần một lượng lớn protein để thúc đẩy phục hồi sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và tổn thương niêm mạc mô. Nguyên tắc chung là ăn nhiều trái cây và rau quả, lượng thịt phù hợp.
Nhiều bệnh nhân ung thư đã lầm tưởng rằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ "nuôi" khối u, vì vậy họ tránh tất cả lượng thịt ăn vào, một số bệnh nhân tin vào những lời đồn đại và tránh ăn cá chép, gà và thịt cừu.
Tuy nhiên, nếu thiếu lượng protein chất lượng cao từ động vật, nó sẽ dẫn đến không đủ "nguyên liệu thô" để sửa chữa vết thương và khả năng miễn dịch sẽ tiếp tục suy giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Để bù đắp cho sự tiêu thụ của khối u trong cơ thể càng nhiều càng tốt, bệnh nhân cần bổ sung đủ protein. Bổ sung chính chủ yếu là calo cao và dễ tiêu hóa và hấp thụ protein, chẳng hạn như cá, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm đậu nành là lựa chọn rất tốt.
2. Bệnh tật xuất phát từ miệng, tránh đồ ăn vặt
Các chất gây ung thư phổ biến xung quanh bạn là thuốc lá và rượu, thực phẩm nướng, thực phẩm được bảo quản, thực phẩm chiên, thực phẩm nhiều chất béo có hàm lượng đường cao. Hãy tránh chúng ra.
3. Chú ý đến các phản ứng bất lợi của hệ tiêu hóa
Điều trị ung thư nói chung sẽ mang lại một loạt các phản ứng của hệ thống tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn và nôn, táo bón và tiêu chảy... Nếu có bất kỳ phản ứng nào của hệ thống tiêu hóa, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị triệu chứng.
4. Kiểm soát cảm xúc, tích cực và lạc quan
Bệnh nhân ung thư thường có một loạt cảm xúc tồi tệ, và một số thậm chí cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của một người.
Trước hết, bạn có thể chọn thực phẩm yêu thích vào các ngày trong tuần, bạn có thể liên lạc với gia đình và bạn bè, nói lên cảm xúc bên trong, bạn cũng có thể tham gia vào liên minh hỗ trợ ung thư có liên quan, chia sẻ sự cảm nhận của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ với mọi người. Đồng thời bạn sắp xếp kế hoạch điều trị tốt nhất, bạn có thể loại bỏ sự lo lắng của mình kịp thời.
Chơn
Chỉ 1mg đã đủ gây ung thư, 20mg gây chết người, loại chất độc này thường dễ có mặt ở 5 loại thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp và cách phòng tránh đúng nhất 5 thực phẩm quen thuộc trong bếp này có nhiều nguy cơ gây bệnh nếu không sử dụng đúng cách, các gia đình đều nên lưu ý. Nhiệt độ nóng bức của mùa hè dễ khiến thực phẩm ôi thiu và tạo điều kiện để hình thành nấm mốc. Nhiều người vì không muốn lãng phí, thường cố gắng cắt bỏ những phần...