Thực phẩm ‘đẩy lùi’ cơn đau đầu ‘nhanh gấp tỷ lần’ thuốc
Vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, nhiều người thường gặp hiện tượng đau đầu. Sau đây là những loại thực phẩm có thể làm bạn giảm cơn đau đầu nhanh chóng, lại an toàn vô cùng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), để giảm cơn đau đầu, có thể dùng trứng gà tráng ngải cứu.
Cách làm: Lá ngải cứu nhặt và rửa sạch, cắt nhỏ đánh đều với một quả trứng gà, nêm gia vị vừa ăn rồi cho vào rán chín. Món ăn này có tác dụng giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.
Dưa hấu
Với lượng nước lớn, đồng thời bổ sung thêm rất nhiều khoáng chất thiết yếu như magiê – vốn rất tốt cho những người hay đau đầu, dưa hấu chính là thực phẩm chữa bệnh tuyệt vời. Mẹo nhỏ: bạn có thể thử công thức sinh tố dưa hấu chữa đau đầu đơn giản sau: 2 miếng dưa hấu lớn, 1 phần đá bào, cốc sữa chua, một chút mật ong và gừng nạo.
Món sinh tố trên sẽ đặc biệt tốt với những người đau đầu buồn nôn. Nếu không thích dưa hấu bạn cũng có thể dùng các thực phẩm có hàm lượng nước cao như: dưa chuột, cà chua hay rau diếp.
Bánh mỳ cay, cháo cay, salat cay là những món bạn nên ăn để chữa chứng đau nửa đầu. Ảnh minh họa: Internet
Hạnh nhân
Chế độ ăn giàu magie, theo nhiều chuyên gia là cách rất tốt ngăn chặn cơn đau hiệu quả. Magie được tìm thấy trong hạnh nhân, giúp thư giãn mạch máu, cân bằng lại nồng độ hóa chất não bộ, từ đó ngăn ngừa cơn đau. Ngoài hạnh nhân, một số thực phẩm chữa đau đầu khác nhờ giàu magiê, bạn có thể tìm thấy như: chuối, mơ khô, bơ, hạt điều, đậu…
Bơ
Quả bơ giàu chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin nên có thể làm giản cơn đau nửa đầu hiệu quả. Ngoài ra, ăn loại quả này thường xuyên còn chống mắc bệnh đau nửa đầu.
Quả sung
Quả sung tốt cho cơ thể và đặc biệt là xử lý chứng đau nửa đầu hữu hiệu. Theo các chuyên gia, loại trái cây này chứa kali giúp giảm viêm và giảm đau đầu.
Theo các nghiên cứu, riboflavin, một phần của vitamin B, có hiệu quả nhất đối với chứng đau nửa đầu và sữa chua rất giàu chất này. Thêm sữa chua vào chế độ ăn uống hằng ngày nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu và kết quả sẽ thật bất ngờ. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Do chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin B-2 nên cá hồi ngăn ngừa tiểu cầu bị kết vón – nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu thường xuyên. Thực phẩm này cũng làm giảm viêm và giúp bạn chống lại chứng đau nửa đầu nói chung.
Đây là thông tin mà những người có thói quen ăn kiêng nên biết: Cơ thể thiếu cacbonhydrates do nhịn ăn có thể dẫn đến nhức đầu nghiêm trọng. Chế độ ăn chứa ít cacbonhydrate khiến bạn nhanh chóng cạn kiệt glycogen – nguồn năng lượng của não bộ. Vì lý do này mà đau đầu sẽ thường xảy ra với những người ăn kiêng.
Để chống lại nguyên nhân gây đau này, bổ sung năng lượng còn thiếu của não bộ là điều cần thiết. Nếu bạn vẫn muốn ăn kiêng, có thể dùng một số loại thực phẩm bổ sung carbs và chứa ít chất béo như: bánh mì, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua.
Do chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin B-2 nên cá hồi ngăn ngừa tiểu cầu bị kết vón – nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu thường xuyên. Thực phẩm này cũng làm giảm viêm và giúp bạn chống lại chứng đau nửa đầu nói chung. Ảnh minh họa: Internet
Khoai tây nướng
Bạn có phải tín đồ của các món từ khoai tây không? Khoai tây nướng là một món ăn chữa đau đầu tuyệt vời với những người hay bị đau đầu do uống nhiều rượu bia. Chuyên gia dinh dưỡng Erin Palinski – New Jersey lý giải, rượu là một chất kích thích lợi tiểu, dùng quá nhiều sẽ gây mất nước đồng thời mất một lượng lớn chất điện giải kali. Trong khi đó, lượng chất điện giải kali lớn tới 721mg sẽ rất hiệu quả với những cơn đau như vậy.
Khoai lang
Khoai lang không chỉ ngon mà còn giúp bạn chống lại chứng đau nửa đầu. Do giàu vitamin C, vitamin B1 và kali nên khoai lang sẽ làm giảm cơn đau nửa đầu đồng thời giúp bạn bình tĩnh hơn.
Dưa hấu và cà rốt
Vì chứa nhiều nước nên dưa hấu và cà rốt rất có lợi cho bạn khi bị đau nửa đầu. Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu nên hãy uống nhiều nước và tiêu thụ các hoa quả mọng nước.
Với lượng nước lớn, đồng thời bổ sung thêm rất nhiều khoáng chất thiết yếu như magiê – vốn rất tốt cho những người hay đau đầu, dưa hấu chính là thực phẩm chữa bệnh tuyệt vời. Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua
Theo các nghiên cứu, riboflavin, một phần của vitamin B, có hiệu quả nhất đối với chứng đau nửa đầu và sữa chua rất giàu chất này. Thêm sữa chua vào chế độ ăn uống hằng ngày nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu và kết quả sẽ thật bất ngờ.
Nước chanh
Do chứa nhiều vitamin C nên nước chanh được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe và chống đau nửa đầu là một trong số các lợi ích đó. Bất cứ khi nào bạn bị đau đầu, hãy pha một ít nước chanh vào một cốc nước, thêm 2 muỗng cà phê muối và uống hỗn hợp này. Bạn sẽ cảm thấy hiệu quả giảm đau đầu ngay sau đó.
Những món cay
Bánh mỳ cay, cháo cay, salat cay là những món bạn nên ăn để chữa chứng đau nửa đầu. Những trái ớt thực ra lại là thứ vũ khí tuyệt vời như thế. Nếu như cơn đau đầu là do chứng tắc nghẽn xoang gây nên (thường là đau nửa đầu), những món ăn như salat cay sẽ tạo ra nhưng kích thích vừa đủ, làm giãn mở đường dẫn khí. Từ đó hạ bớt áp lực do viêm xoang mũi gây ra và đẩy lùi cơn đau đầu kèm theo.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cứ đau đầu khi giao mùa, nhiều người lại nhanh trí ăn ngay món rau này và tác dụng của loại rau đó còn ưu việt hơn thế!
Ngải cứu là loại rau được nhiều người nhắc đến trong tiết trời có biên độ nhiệt chênh lệch cao giữa sáng sớm, về tối và ban ngày như hiện nay.
Ngải cứu vừa chế biến thành nhiều món ăn ngon vừa làm thuốc quý chữa bệnh trong Đông y
Mỗi khi tiết trời trở gió, những cơn đau đầu không đâu lại xuất hiện hành hạ mọi đối tượng. Không cứ gì là người cao tuổi, người trưởng thành, nhiều trẻ em cũng bị đau đầu do trái gió trở trời hành hạ. Những lúc ấy, nhiều người thường tìm đến món trứng rán ngải cứu vô cùng thơm ngon lại giúp trị đau đầu hiệu quả. Đó là một kinh nghiệm chữa bệnh được lưu truyền từ lâu trong dân gian.
Ngải cứu vốn là loại cây dùng như rau gia vị trong nhiều món ăn. Nhưng đây cũng là loại thuốc cực quý trong Đông y. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ...
Do đó, sẽ thật tuyệt vời nếu vào mùa này, góc vườn nhà bạn có thêm bụi ngải cứu giúp chữa vô số bệnh khi trái gió trở trời. Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thường xuyên ăn loại rau này nấu kèm những món ăn yêu thích quen thuộc là đủ cho bạn tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Ngải cứu có thể làm thuốc chữa bệnh theo những cách nào?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong tiết trời ẩm ương gây khó chịu cho sức khỏe hiện nay, bạn có thể áp dụng một số giải pháp phòng chữa bệnh từ ngải cứu như sau:
Nhiều người dùng lá ngải cứu xoa bóp bên ngoài chữa đau nhức xương khớp...
- Chữa đau nhức cột sống: Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, sau đó trộn với một ít giấm và đun nóng. Bọc hỗn hợp này trong một chiếc khăn mỏng rồi xoa dọc vị trí đau trong khoảng 15 phút. Duy trì như vậy trong khoảng từ 2 đến 3 tuần, cơn đau sẽ hết. Để phát huy hiệu quả triệt để, nên duy trì khoảng 2 tháng.
- Chữa đau thắt lưng: Rang muối với ngải cứu rồi gói vào một chiếc khăn mỏng, đắp lên lưng trước khi đi ngủ, cơn đau sẽ dịu dần. Để tránh bị bỏng, hãy lót một chiếc khăn mỏng lên lưng trước khi chườm hỗn hợp ngải cứu.
Lưu ý: Hỗn hợp này nguội nên rang nóng lại rồi tiếp tục đắp. Hỗn hợp này cũng hiệu quả với người đang bị đau lưng do mang thai, nếu được thực hiện thường xuyên.
...hoặc dùng để chế biến thành món ăn bồi bổ, chữa bệnh từ bên trong.
- Đau nhức xương khớp: Ngoài việc đắp ngoài da, ngải cứu có thể được dùng để giã lấy nước cốt uống. Người bị đau nhức xương, lấy ngải cứu rửa sạch với nước muối pha loãng, giã nát rồi chắt lấy nước, thêm 2 thìa mật ong vào uống ngày 2 lần. Thực hiện như vậy liên tục trong 2 tuần, cơn đau nhức sẽ giảm hẳn.
- Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 - 10g) hay dạng cao đặc (1 - 4g).
- Điều trị cảm cúm, ho do lạnh: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 - 3 ngày bệnh sẽ đỡ.
Ngoài việc áp dụng bài thuốc, một số món ăn từ ngải cứu cũng giúp bạn chữa bệnh cực hiệu quả:
- Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).
- Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
- Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Gà tần ngải cứu giúp bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai.
- Cháo ngải cứu: Có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu : lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
10 thực phẩm làm giảm nhanh chóng các cơn đau đầu Không cần sử dụng thuốc, cơn đau đầu có thể giảm nhanh chóng khi sử dụng hàng ngày các loại hạt, quả có trong gian bếp của các gia đình. Hạnh nhân Hạnh nhân giúp thư giãn mạch máu và giúp giảm đau đầu hiệu quả (Ảnh minh họa) Hạnh nhân là một trong những loại hạt tốt nhất giàu chất béo tốt,...