Thực phẩm có phải nguyên nhân gây nóng?
Đối thoại giữa hai chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng với MC Hồng Vân tại buổi tọa đàm do Zing tổ chức đã làm sáng tỏ vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ, đó là: Nóng!
Nóng do nhiều nguyên nhân – Đừng “đổ tội” cho thực phẩm
Dù nhìn nhận dưới hai góc độ khác nhau thì cả chuyên gia Đông và Tây y đều cho rằng, thực phẩm không phải là nguyên nhân gây nóng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Theo TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nóng là khái niệm gắn liền với y học phương Đông, chỉ một tình trạng thường gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, được biểu hiện dưới nhiều hình thức như nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, phát ban, táo bón, tiểu ít, môi khô nứt nẻ…
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chức năng của phủ tạng yếu, không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên các chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả. Các chất độc tích tụ lại trong cơ thể là môi trường thuận lợi để phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, và nóng trong người.
Còn theo quan điểm của y học phương Tây, PGS.TS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, người bị nóng trong trong có thể cảm giác nóng ở toàn bộ cơ thể hay một phần nào đó trong cơ thể. Thực tế, một người bị nóng trong cảm thấy nhiệt độ cao bên trong cơ thể nhưng nhiệt độ bên ngoài có thể hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau như chế độ ăn mất cân bằng, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích (đồ uống hay thực phẩm có chứa caffeine), thực phẩm chức năng, thuốc hay do yếu tố bệnh lý.
Do đó, không thể quy kết một thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Giải mã những đồn thổi về thực phẩm gây nóng
Nếu như các tín đồ của vải, nhãn, mận đào, dứa, sầu riêng… thường phải e ngại do những thực phẩm này được cho là gây nóng cho cơ thể, thì giờ đây, cả hai chuyên gia đều khẳng định những kinh nghiệm dân gian truyền miệng ấy là không chính xác. PGS.TS. Lê Bạch Mai giải thích, thực phẩm nóng hay lạnh không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan vị giác, khứu giác, tiêu hóa… mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Trong y học hiện đại hoàn toàn không có khái niệm thực phẩm nóng.
Nhìn nhận dưới góc độ của y học phương Đông, TS.BS. Trương Hồng Sơn cho biết, thực phẩm nóng là thực phẩm có tính nhiệt. Tuy nhiên, thực phẩm nóng không hẳn là nguyên nhân gây nóng vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn và thể nhiệt khác nhau, nên có người ăn thực phẩm thấy gây ra nóng còn người khác lại thấy bình thường. Vì thế có nhiều người ăn mận, nhãn sầu riêng hay uống cafe không sao nhưng có thể với người khác lại có phản ứng đối với cơ thể.
Video đang HOT
Trong đối thoại giữa hai chuyên gia, câu chuyện mì ăn liền gây nóng – câu cửa miệng của không ít người cũng đã được đưa ra phân tích, mổ xẻ theo cách nhìn khoa học. TS.BS. Trương Hồng Sơn cho biết, hoàn toàn không tìm thấy thành phần nào trong mì ăn liền là thủ phạm gây nóng. Thành phần nguyên liệu chính trong 1 gói mì ăn liền là bột lúa mì và dầu thực vật. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40g-50g); 10g -13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15% -17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).
Chiếu theo phân nhóm thực phẩm thì mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì… được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Vì thế, khi chế biến mì ăn liền, bạn cũng nên biến tấu, kết hợp với các thực phẩm thuộc nhóm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.
PGS.TS. Lê Bạch Mai cho biết thêm, những người bị nóng với các biểu hiện khó chịu, nhiệt miệng, nổi mụn sau khi ăn mì thường là những người bận rộn, có chế độ ăn uống không hợp lý, thường hay thức khuya, sử dụng nhiều nước ngọt có gas. Những yếu tố này đều góp phần làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, hấp thu của thực phẩm trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về hormone, và có thể dẫn đến tình trạng mụn. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên – đây là lứa tuổi các hormone giới tính đang hoạt động mạnh mẽ, các tuyến bã nhờn cũng đang hoạt động mạnh. Sự nổi mụn tình cờ trùng với thời điểm ăn mì khiến họ lầm tưởng thực phẩm này chính là thủ phạm tạo ra những vị khách không mời mà đến.
Cân bằng dinh dưỡng – Bí quyết tránh “nóng trong người”
Cả y học phương Đông và phương Tây đều cho rằng, chìa khoá để có một cuộc sống khoẻ mạnh nói chung, tránh vấn đề nóng trong nói riêng, chính là một chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Để đạt được điều này, khi ăn uống, kết hợp thực phẩm, cần tuân thủ các nguyên tắc như ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đủ thực phẩm 4 nhóm: bột đường (carbohydrate), đạm (protein), béo (lipid), vitamin và khoáng chất; tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi; uống nhiều nước.
Thay vì lo lắng món này hay món kia gây nóng, hãy cứ “chiều chuộng” khẩu vị của mình nhưng phải thực hiện chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nếu cơ thể rơi vào tình trạng nóng, sau khi xem xét tất cả các lý do mà không tìm thấy nguyên nhân thì cần tới gặp bác sĩ để tham vấn.
8 dấu hiệu trên khuôn mặt để lộ sức khỏe của bạn
Các nốt ruồi mới xuất hiện có thể là biểu hiện của ung thư hay khi da bỗng ám vàng, bạn nên đi kiểm tra gan của mình.
Chỉ cần nhìn vào gương mặt, các bác sĩ có thể dự đoán ban đầu về sức khỏe của bệnh nhân.
1. Da hoặc môi khô, bong tróc
Đây là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu nước. Nó cũng có thể báo hiệu một vấn đề khác nghiêm trọng hơn như bệnh suy giáp, tiểu đường.
Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp là cảm thấy lạnh, tăng cân, mỏi mệt. Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường hay khát, đi tiểu thường xuyên, mắt mờ.
2. Nốt ruồi mới
Bạn nên cẩn thận với các nốt ruồi mới mọc. Ảnh: Solomonfacial
Đa số các nốt ruồi không phải là lý do khiến bạn lo ngại. Nhưng để an toàn, nếu thấy có những nốt ruồi mới trên da, bạn nên đi kiểm tra. Chúng có thể là dấu hiệu của ung thư da, bệnh nội khoa hay một chứng bệnh di truyền nào đó.
3. Lông mọc nhiều
Những khoảng lông không mong muốn ở cằm, trên môi có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Đó là tình trạng mất cân bằng hormone ở nữ giới với nồng độ hormone nam tăng cao. Căn bệnh này có thể khiến việc sinh nở khó khăn. Tuy nhiên, đôi khi lông mọc nhiều cũng chỉ là một yếu tố di truyền.
4. Điểm màu vàng trên mí mắt
Xanthelasma còn gọi là ban vàng quanh mắt là hiện tượng có các đốm, mảng màu vàng ở mí mắt. Những người có triệu chứng này có thể có chỉ số cholesterol cao hơn. Do đó, họ dễ mắc phải các bệnh liên quan tới tim.
5. Mặt không đối xứng
Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của đột quỵ. Khi nhìn vào gương, bệnh nhân đột nhiên thấy gương mặt mình trông khác lạ. Một bên mặt cũng có vẻ bị xệ xuống, khó cười nói.
Nếu có thêm các triệu chứng như song thị hoặc tay chân mệt mỏi, bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao.
Ngoài ra, mặt không đối xứng còn có thể liên quan tới bệnh tê liệt thần kinh mặt.
6. Bọng mắt
Bạn có bọng mắt có thể do thiếu ngủ hoặc mắc bệnh suy giáp, dị ứng. Ảnh: Draxe
Những đôi mắt mệt mỏi cảnh báo dị ứng mạn tính, làm giãn mạch máu. Điều đó sẽ khiến cho khu vực da nhạy cảm dưới mắt bạn bị sưng, có những khoảng xanh tím. Ngoài ra, bọng mắt cũng có thể là biểu hiện của bệnh suy giáp, rối loạn giấc ngủ.
7. Da đổi màu
Bất cứ một thay đổi nhỏ bất thường nào cũng là dấu hiệu của một điều gì đó. Da xanh nhợt nhạt có thể do thiếu máu, da màu vàng do bệnh gan. Thoáng xanh ở môi đôi lúc liên quan tới bệnh tim hoặc phổi.
8. Phát ban, mụn nhọt
Một số vấn đề tiêu hóa sẽ biểu hiện trên da của bạn. Nhiều mụn đỏ mọc trên mặt có thể do bạn không dung nạp được gluten có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch... Dị ứng, chàm, chứng đỏ mặt và một số bệnh nhiễm trùng cũng khiến mặt có mụn.
Nếu thấy vết loét miệng đi kèm với 5 triệu chứng này, cần đi khám ngay Có nhiều trường hợp, những vết loét trong miệng lại chính là triệu chứng của căn bệnh ung thư khoang miệng. Phần lớn các vết loét miệng thường gặp có hình tròn hoặc hình ô van, tổn thương nông hình lòng chảo, đáy có màu vàng nhạt hoặc màu trắng với một viền đỏ viêm xung quanh. Vị trí ổ loét ở niêm...