Thực phẩm chức năng miễn nhiễm… hiệu quả?
Con người có thể chống cự và lướt qua được bệnh tật do vi khuẩn, virút, nấm… xâm nhập vào cơ thể là nhờ hệ miễn nhiễm. Đây là hệ thống phòng thủ của cơ thể. Phòng thủ yếu thì dễ mắc bệnh. Nhiều loại thực phẩm chức năng lại thường quảng cáo có công dụng “ tăng cường hệ miễn nhiễm”. Có công hiệu thật như quảng cáo không?
Không thể bắn trúng đích
Hệ miễn nhiễm tạo ra các kháng thể và các tế bào miễn nhiễm, từ đó huy động mọi thành phần của cơ thể, mọi tế bào, cơ quan, bộ máy này nọ để phòng thủ, chống kẻ thù từ bên ngoài xâm nhập (vi khuẩn, virút…) gây hại, thậm chí tấn công luôn các tế bào đang manh nha lạng quạng phát triển thành ung thư. Nếu hệ miễn nhiễm bị suy giảm thì sao? Thì tăng cường hệ miễn nhiễm. Đúng, nhưng tăng cường bằng cách nào?
Hệ miễn nhiễm không phải là một cơ quan cụ thể như tim gan phèo phổi để uống một viên hay tiêm (thuốc) một phát là “bắn” trúng đích.
Hệ miễn nhiễm không phải là một cơ quan cụ thể như tim gan phèo phổi để uống một viên hay tiêm (thuốc) một phát là “bắn” trúng đích. Hệ thống này phức tạp, tinh vi, đòi hỏi sự phối hợp, nhịp nhàng của mọi thành phần cơ thể. Đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết sự phối hợp này.
Tăng cường hệ miễn nhiễm cần tế bào miễn nhiễm (là những tế bào có khả năng vô hiệu hoá, tiêu diệt tác nhân gây hại cơ thể). Nhưng tế bào miễn nhiễm có nhiều loại. Mỗi loại lại chuyên tiêu diệt một số “kẻ thù” nào đó thôi, chứ không đa năng, “kẻ thù” nào cũng diệt được. Vậy thì tăng cường tế bào miễn nhiễm loại nào? Và cần bao nhiêu tế bào miễn nhiễm là đủ? Khoa học đến nay vẫn chưa biết tỳ lệ “pha trộn” các loại tế bào miễn nhiễm này thế nào là tối ưu, và có bao nhiêu là tốt nhất.
Thực phẩm ảnh hưởng đến hệ miễn nhiễm
Khoa học thừa nhận, việc thiếu một số chất vi lượng như các vitamin A, B, C, E, B9 (acid folic)… và các khoáng kẽm, selenium, sắt, đồng… có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn nhiễm. Các thử nghiệm trên động vật đã cho thấy điều đó, nhưng sự thay đổi của hệ miễn nhiễm do thiếu những chất vi lượng trên ảnh hưởng đến sức khoẻ chưa được rõ ràng. Quan sát ở người cũng tương tự. Kẽm là thành phần trong các enzyme của tế bào miễn nhiễm. Selenium, đồng, vitamin C…có thể ngăn chặn phá huỷ tế bào miễn nhiễm… Những thứ “tăng cường hệ miễn nhiễm” này đều có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Sự thiếu hụt khoáng chất này hay vitamin nọ chẳng qua là do ăn uống mất cân bằng, ăn quá nhiều thịt mà rau quả lại ít, chẳng hạn.
Video đang HOT
Còn với thực phẩm chức năng, “tăng cường hệ miễn nhiễm” thì sao? Quảng cáo bốc lên là thành phần có chứa những hoạt chất được cho là cải thiện hệ miễn nhiễm, nhưng chắc chắn không thể có bằng chứng cụ thể, viên thần dược đó hiệu quả ra sao khi chống lại một bệnh tật nào đó nhờ “tăng cường hệ miễn nhiễm”.
Sống lành mạnh như thầy tu
Khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và khai thác những hiệu quả từ một lối sống lành mạnh và những yếu tố khác như tuổi già, stress… ảnh hưởng trên việc đáp ứng của hệ miễn nhiễm.
Nhưng như thế nào là sống lành mạnh? Cái này thì khoa học rất khó tính và khó… chịu: không thuốc lá, rượu chè, bia bọt (hạn chế), tập thể dục đều đặn, tránh béo phì, ngủ nghê tử tế, kiểm soát huyết áp, khám sức khoẻ định kỳ… Còn ăn uống thì nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc còn vỏ, bớt chất béo bão hoà… Sống lành mạnh như thế chẳng khác nào sống đời tu hành, nhưng được quyền ăn thịt hạn chế.
Hệ miễn nhiễm hay hệ thống phòng thủ bệnh tật của con người vừa phức tạp, vừa huyền bí. Phức tạp bởi vì nó phải phối hợp đủ mọi thứ trong cơ thể để hoạt động. Cò n nếu cho rằng, chỉ cần uống một viên thần dược chức năng, sau đó là yên tâm chờ đợi “tăng cường hệ miễn nhiễm” sẽ đến. Đấy mới chính là điều huyền bí.
Theo – Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com) ( Thế Giới Tiếp Thị)
Thực phẩm chức năng hỗ trợ chuyện phòng the?
Hiện vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa rõ vai trò, tác dụng của thực phẩm chức năng (TPCN) cho nên không ít nhà sản xuất, kinh doanh đã đưa ra thị trường những TPCN được 'thổi' lên như 'thần dược' chữa đủ thứ bệnh, kể cả bệnh nan y cũng như bệnh 'yếu kém của nam giới'!
Thực phẩm chức năng chủ yếu để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Do đó, TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn một số chất dinh dưỡng thông thường và liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng mg hoặc gram nhưng TPCN không được coi là thuốc vì thuốc tác động trực tiếp đến một sang chấn hay bệnh cụ thể, giúp cơ thể sớm phục hồi sức khỏe, có công thức rõ ràng và được kiểm chứng về nhiều mặt trước khi đưa ra thị trường.
TPCN nào có tác dụng đến chức năng tình dục?
Chức năng tình dục bao gồm nhiều đáp ứng sinh lý như ham muốn, hưng phấn, khoái cảm đỉnh điểm (cho cả hai giới) và niềm tin của con người về nhiều loại thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc thực vật, động vật, hải sản... có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục cũng đã có từ rất lâu đời.
Một TPCN lý tưởng cho chức năng tình dục cần đảm bảo 2 khả năng, vừa tăng đáp ứng vừa tăng ham muốn tình dục nhưng y học chưa có bằng chứng vững chắc về những TPCN có đầy đủ khả năng như vậy mà chỉ có những thực phẩm thông thường chứa đựng những yếu tố thuận lợi cho chức năng tình dục. Ví dụ:
Quả cà chua có một thời được coi là "thực phẩm của tình yêu" vì người da đỏ ở châu Mỹ coi nó như một thứ quả làm tăng dục năng.
Cần tây: Có khả năng kích thích ham muốn tình dục vì có chứa androsterone, một loại hormon không mùi tiết ra qua mồ hôi của nam giới và đánh thức ham muốn tình dục ở nữ. Tốt nhất là ăn cần tây tươi, thái nhỏ và nhai kỹ.
Củ mandragore (khoai ma) thuộc họ cà có hình thù giống con búp bê và được cho là có nhiều chất kích thích nhưng củ này rất độc; nhân sâm của Triều Tiên có tác dụng kích thích những cơ quan kém hoạt động... Ngoài sâm Triều Tiên còn có một loại dược thảo có mùi giống như "mùi ngựa", đôi khi còn gọi là sâm Ấn Độ (Withania Somnifera) và nhiều loại dược thảo khác của Trung Quốc cũng được coi là có tác dụng đến chức năng tình dục của nam giới nếu uống đều đặn, không những tăng sản xuất tinh trùng và khả năng tình dục mà còn tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ.
Cơ chế tác dụng đến chức năng tình dục?
Các loại thuốc phục vụ cho đời sống tình dục hiện nay đều thuộc về một trong 2 cơ chế tác dụng sau: tác động đến cơ quan sinh dục (như viagra làm tăng cương dương) hoặc theo một kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy thuốc tấn công thẳng vào trung tâm gây ham muốn ở não, đó là vùng dưới đồi. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm trên động vật không giống như người trong thực tế, vì với con người, đặc biệt là phụ nữ, dục năng còn liên quan chặt chẽ với tình yêu, sự tôn trọng, nhân cách tốt của bạn tình.
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) không kiểm soát các thực phẩm được truyền tụng là có tác dụng đến chức năng tình dục. Khi sản phẩm nào đó được coi là thuốc (dù thuộc loại không cần đơn của thầy thuốc) thì cũng phải trải qua những kiểm chứng nghiêm ngặt liên quan đến cơ chế tác dụng, liều lượng an toàn, tác dụng phụ, tương tác thuốc...
Tìm đến những thực phẩm tự nhiên được truyền tụng tốt cho tình dục
Dân tộc nào cũng có cả một kho kinh nghiệm về ẩm thực hay những bài thuốc được lưu truyền nhằm chống lại sự suy yếu về dục năng (giảm ham muốn) hoặc để tăng cường sức mạnh tình dục.
Chất dinh dưỡng (có trong các món ăn) có khả năng đánh thức cảm xúc tình dục, kích thích ham muốn và cả sức khỏe nói chung, nhất là khi được sử dụng theo cách gợi cảm.
Nhưng có thể rút ra điều gì về ảnh hưởng của sản phẩm tự nhiên đến đời sống tình dục? Thật khó có thể đánh giá vì bản thân sự hy vọng vào tác dụng của sản phẩm đó đã có thể làm tăng khả năng tình dục (tâm lý là yếu tố có tiềm năng nhất). Vậy một thái độ đúng đắn đối với những kinh nghiệm được lưu truyền qua nhiều thế hệ là không quá tin hay thành kiến mà hãy thử với sự đánh giá khách quan và mỗi người sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho chính mình.
Tóm lại, trong đời sống tình dục của vợ chồng, nuôi dưỡng tình yêu bằng cách sống tốt đẹp với nhau cũng chính là cách duy trì sự hấp dẫn nhau có hiệu quả, nhiều khi còn hơn cả thuốc.
BS. Hồng Anh
Theo Suckhoedoisong.vn
Bác sĩ kê TPCN lên đến vài triệu đồng: GĐ Viện Da liễu nói gì? Lãnh đạo BV Da liễu Trung ương cho biết, theo quy định bác sĩ phải tư vấn, giải thích kỹ cho bệnh nhân đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng, không ép bệnh nhân mua. Gần đây, nhiều bệnh nhân đến khám tại BV Da liễu Trung ương phản ánh, ngoài kê đơn thuốc, các bác sĩ còn kê thêm đơn...