Thực phẩm chức năng có thần kỳ?
Nhiều người xem thực phẩm chức năng có tác dụng tốt, thậm chí gọi đó là chế phẩm thần kỳ, nhưng cũng không ít người than phiền chẳng có tác dụng gì, nhiều khi ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Không phải là thuốc
Thực phẩm chức năng là những chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm được thay đổi thành phần qua chế biến, bổ sung, nhằm đưa đến tác dụng sinh lý nào đó có lợi cho sức khỏe ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản.
Các thực phẩm chức năng bày bán với bao bì chai lọ giống chai lọ thuốc và dạng bào chế là viên nén, viên nang giống y như viên thuốc nhưng không được xem là thuốc. Trên nhãn, bao bì của thực phẩm chức năng bắt buộc ghi rõ: “Đây không phải là thuốc và không được dùng để thay thế thuốc”.
Lấy ví dụ sản phẩm là vitamin và chất khoáng, nếu nhà sản xuất đăng ký là thuốc thì sản phẩm đó phải bán trong nhà thuốc. Nhưng nếu đăng ký là thực phẩm chức năng (vì có thể tìm thấy vitamin và chất khoáng trong thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng như trong thực phẩm chức năng, khi đã được bổ sung, thay đổi liều lượng nhằm hỗ trợ sức khỏe) thì chế phẩm vitamin và chất khoáng, phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (phải đăng ký và nêu rõ các tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng biết).
Ở Mỹ, thực phẩm chức năng không được FDA (tương đương Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế ở nước ta) quản lý, và tác dụng của thực phẩm chức năng nhiều khi chưa thông qua nghiên cứu khoa học để chứng thực giống như dược phẩm.
Video đang HOT
Bên cạnh một số chế ph ẩm thực phẩm chức năng có chất lượng bảo đảm sự an toàn (đương nhiên phải dùng đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn), có nhiều chế phẩm dỏm trà trộn trên thị trường vừa bán rất đắt tiền vừa gây hậu quả bất lợi.
Nhưng cũng thận trọng như dùng thuốc
Nhờ quảng cáo rầm rộ, nhiều thực phẩm chức năng được xem là “thần dược” chữa bá bệnh. Thật ra đây là thực phẩm bổ sung, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có rất nhiều hạn chế chứ không phải có tác dụng “thần kỳ”. Như có người uống “dầu cá” suốt cả năm với hi vọng giúp mỡ trong máu tốt, nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol cao.
Ở đây, đương sự không biết dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã nhuốm bệnh gọi là tăng lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.
Cũng cần lưu ý, thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ hay phản ứng có hại giống như thuốc, thậm chí có thể gây dị ứng nặng nề nhất là sốc phản vệ. Vì vậy, cần thận trọng trong sử dụng thực phẩm chức năng. Có lời khuyên: “Khi đi khám hoặc tái khám ở bác sĩ phải báo cho bác sĩ biết đã dùng thực phẩm chức năng loại nào hoặc muốn dùng thêm thực phẩm chức năng. Được thông báo, bác sĩ sẽ quyết định cho dùng hay không nên dùng”, vì thực phẩm chức năng có thể gây tương tác bất lợi với thuốc dùng trong điều trị.
Tóm lại, để phòng chống bệnh tật nên góp phần chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt, dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách (tránh ăn uống quá thừa năng lượng, cần ăn nhiều rau quả, trái cây…), vận động hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh nghiện rượu, thuốc lá, phòng các bệnh viêm nhiễm, có cuộc sống lành mạnh giúp thư thái, lạc quan, yêu đời. Nếu có điều kiện có thể dùng thực phẩm chức năng nhưng phải dùng với ý thức thận trọng như dùng thuốc, cũng như không gán tác dụng gọi là “thần kỳ” cho bất cứ thực phẩm chức năng nào.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức
ĐH Y dược TPHCM
Theo dân trí
9 mẹo giúp bé không còn sợ bác sĩ
Bé ngán "blue trắng" bởi chúng luôn gợi nhớ đến những viên thuốc đắng và những mũi tiêm đau. Thêm vào đó, là cảm giác bị "phản bội"...
Hãy hình dung, bố mẹ bé mới đó còn cực kỳ dịu dàng, vui vẻ, bỗng quay sang "phản bội" bé bằng cách ghì chặt để "tiếp tay" cho một cô/ chú mặc blue trắng chích vào da thịt bé những mũi tiêm đau nhói. Cùng với thuốc đắng, tiêm đau, chính "thảm cảnh" bị "phản bội" đã khiến bé ghét bác sĩ và phòng khám.Làm thế nào để giúp bé không sợ bác sĩ? Dưới đây là mấy gợi ý cho mẹ bé:
1. Tuyệt đối không dùng bác sĩ để hù dọa bé. Những câu dọa dẫm kiểu như: "Nếu con không chịu ăn, mẹ sẽ đưa đến bác sĩ" sẽ khiến bé hình dung bác sĩ giống như "ngáo ộp".
2. Hãy tạo dựng cho bé mối thiện cảm với bác sĩ bằng cách bày cho bé chơi trò khám bệnh. Trong đó, bé sẽ sắm vai bác sĩ và bệnh nhân là em búp bê Babie hay chú gấu bông Teddy. Với bộ y cụ đồ chơi (tai nghe, cặp nhiệt độ, kim tiêm....), "bác sĩ nhí" sẽ khám và điều trị cho "bệnh nhân" Teddy đang viêm họng, Babie đang đau chân hay chuột Mickey đang sốt... Thi thoảng bố mẹ cũng làm bệnh nhân cho "bác sĩ con" ra tay chăm sóc. Được trải nghiệm công việc của các bác sĩ, bé sẽ cảm thấy gần gũi và yêu mến họ hơn.
3. Khi phải đưa con đi khám, mẹ đừng tìm cách... lừa con bằng cách bảo rằng đi chơi nhà bà ngoại hay công viên... Thay vào đó, bố mẹ hãy thông báo đàng hoàng rằng mình đến bác sĩ để khám bệnh, giống như bé vẫn khám cho búp bê Babie. Vì đã quen với trò chơi bác sĩ, bé sẽ không lo lắng nhiều và đón nhận chuyện đi khám bệnh nhẹ nhàng hơn bạn tưởng.
4. Hãy mang theo một cuốn sách hay, có hình ảnh vui mắt để chỉ cho con xem hoặc đọc cho con nghe trong lúc ngồi chờ. Lưu ý là hãy đọc thật diễn cảm để cuốn hút bé vào câu chuyện và quên đi căng thẳng.
5. Một món đồ chơi yêu thích mang theo cũng là liều thuốc "an thần" giúp bé con quên đi sợ hãi trong khi chờ đợi.
6. Hãy ở ngay bên cạnh con lúc bác sĩ đang khám. Bởi trong thời khắc "cam go" đó, bé rất cần cảm nhận được tình yêu thương, vòng tay chở che của cha mẹ.
7. Đừng dối con là thuốc ngon như... kẹo và chích thuốc chẳng đau tẹo nào. Bạn hãy nói thật rằng thuốc có thể hơi đắng, tiêm cũng đau tí tẹo, nhưng sẽ qua ngay. Trong lúc con đang tiêm, mẹ hãy dịu dàng và bình tĩnh ôm lấy con, vỗ về con. Có thể hứa sẽ thưởng cho con một món ăn con vẫn yêu thích vì con đã tiêm thuốc thật ngoan, uống thuốc rất giỏi.
8. Thử hỏi bác sĩ để biết có thể dùng thuốc gây tê cho bé hay không nếu loại thuốc sắp tiêm sẽ gây đau đớn và khiến con sợ hãi.
9. Bản thân mẹ cũng cần phải tỏ ra thật bình thản, tự tin. Thái độ này sẽ khiến bé cảm thấy an lòng hơn và nỗi sợ nhờ thế cũng vơi đi. Nếu cảm thấy bố mẹ có vẻ bối rối, âu lo thì bé cũng...hùa theo ngay.
Theo TT&VH
Uống nước đậu bắp trị tiểu đường? Gần đây có một tài liệu phổ biến trên internet chỉ dẫn một bài thuốc như sau: lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi...