Thực phẩm cho răng trắng bóng, chắc khỏe
Ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì lựa chọn thực phẩm tốt cho răng cũng là một phương pháp giúp hàm răng của bạn luôn chắc khỏe, sáng bóng.
Ảnh minh họa: Internet
Cà rốt chứa hàm lượng nước cao có tác dụng làm răng trắng sáng. Nhờ kích thích sản sinh nướt bọt, cà rốt giúp làm sạch thực phẩm bám lại trên răng hay kẹt lại ở các răng sâu, kẽ răng, đồng thời cũng tăng cường sức khỏe của nướu.
Loại quả này rất ngon và lành mạnh đồng thời có tác dụng làm trắng răng. Thực tế, dâu tây chứa axit malic giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng do ăn thực phẩm nhiều dầu và thực phẩm có chứa nhiều gia vị. Chúng cũng có các chất chống oxy hóa ngăn không cho răng thu hút các vết bẩn và vi khuẩn.
Cá
Các loại cá thu, cá mòi, cá hồi… chứa nhiều vitamin D – nhân tố giúp cơ thể hấp thụ canxi, có lợi cho cốt răng và men răng.
Cà rốt chứa hàm lượng nước cao có tác dụng làm răng trắng sáng. Nhờ kích thích sản sinh nướt bọt, cà rốt giúp làm sạch thực phẩm bám lại trên răng hay kẹt lại ở các răng sâu, kẽ răng, đồng thời cũng tăng cường sức khỏe của nướu. Ảnh minh họa: Internet
Hoa quả và rau tươi
Trong chế độ ăn hàng ngày của mình, bạn hãy tích cực ăn thêm các loại rau quả tươi như táo, cần tây, dưa chuột và cà rốt, những mảng bám giữa răng và nướu cũng được tẩy sạch răng miệng của bạn cũng được rửa sạch tự nhiên hơn.
Đậu nành và trứng
Video đang HOT
Đây là những thực phẩm chứa nhiều protein làm đầy các tế bào và giúp cho sự tuần hoàn của máu đến các dây thần kinh kết thúc bên trong răng.
Dứa
Bromelian, một yếu tố chống viêm và làm sạch có trong dứa giúp răng trắng sạch.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại thức ăn giàu canxi như sữa có khả năng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nha chu, viêm nướu (nguyên nhân gây hỏng răng). Ngoài ra sữa còn kích thích quá trình tái khoáng của răng. Ảnh minh họa: Internet
Súp lơ xanh
Theo các nhà nghiên cứu Trường Nha khoa Bauru ở Brazil, sắt trong súp lơ xanh có thể hình thành lớp phủ chống axit trên bề mặt răng. Lớp phủ này làm giảm tiếp xúc giữa các thực phẩm và đồ uống axit như soda và men răng.
Nho khô
Nho khô dẻo và có đường, có vẻ như sẽ có hại cho răng. Nhưng trên thực tế, nó có thể cải thiện sức khỏe răng miệng. Theo nghiên cứu của ĐH Illinois, axit oleanolic được tìm thấy trong nho không hạt Thompson có thể ngăn ngừa sự phát triển của hai loại vi khuẩn răng miệng là Streptococcus mutans gây sâu răng và Porphyromonas gingivalis gây bệnh nha chu. Ngoài ra, axit oleanic cũng bảo vệ răng khỏi mảng bám.
Trong chế độ ăn hàng ngày của mình, bạn hãy tích cực ăn thêm các loại rau quả tươi như táo, cần tây, dưa chuột và cà rốt, những mảng bám giữa răng và nướu cũng được tẩy sạch răng miệng của bạn cũng được rửa sạch tự nhiên hơn. Ảnh minh họa: Internet
Sữa
Một số nghiên cứu cho thấy các loại thức ăn giàu canxi như sữa có khả năng tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nha chu, viêm nướu (nguyên nhân gây hỏng răng). Ngoài ra sữa còn kích thích quá trình tái khoáng của răng.
Nước
Nước có công dụng giúp vận chuyển những dưỡng chất như canxi và các chất khác đến với các màng tế bào, các màng này có nhiệm vụ tăng cường sự khỏe mạnh cho răng. Sau khi ăn hãy nhớ uống nước để làm sạch răng miệng, loại bỏ những thức ăn thừa bám trên răng.
Sử dụng đúng cách môt số thực phẩm trên rất có lợi cho răng miệng của bạn. Tuy nhiên để đảm bảo cho nụ cười luôn sáng bóng chúng ta nên thường xuyên đánh răng sau khi ăn và dùng chỉ nha khoa tối thiểu 2 lần/ngày. Trung bình mỗi năm nên đến nha sĩ 2 lần để kiểm tra và chăm sóc răng miệng.
Đậu và các loại hạt
Các loại đậu và các loại hạt (hạt bí ngô, hạt vừng, hạt hướng dương…) đều rất giàu canxi, vitamin và khoáng chất, các dưỡng chất này rất quan trọng đối với răng và lợi. Những người thường xuyên thu nạp vào khoảng 800 mg canxi mỗi ngày vào cơ thể thì ít có nguy cơ mắc các chứng bệnh về răng miệng.
Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung 1000 mg canxi cho phụ nữ ở tuổi 50 và 1200 mg canxi cho những phụ nữ trên 50 tuổi. Khi nấu cháo hoặc các món hầm có thể thêm nửa bát các loại hạt họ đậu sẽ cung cấp khoảng 60 mg canxi.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Đưa con 5 tuổi đi khám, bé vừa há miệng ra đã khiến bác sĩ phải kinh ngạc
Tình trạng sâu răng nghiêm trọng của bé xuất phát từ một sai lầm của mẹ, mà sai lầm này rất nhiều bà mẹ cũng mắc phải.
Có người cho rằng, trẻ nhỏ không nhất thiết phải đánh răng nhiều lần trong ngày, bởi răng sữa sớm muộn cũng thay nên trẻ bị sâu răng cũng chẳng sao. Do đó, nhiều phụ huynh đã lơ là trong việc vệ sinh răng miệng của con.
Bác sĩ Ngô Nhĩ Khẳng, phó giám đốc nha khoa nhi, bệnh viện Hainan Stomatological Hospital (Trung Quốc), chỉ ra quan niệm không vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ là sai lầm. Bởi vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng ngừa sâu răng cho trẻ. Cha mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ chiếc răng đầu tiên.
Bé 5 tuổi đã có 14 chiếc răng sâu
Mới đây, cô Trần sống tại Hải Khẩu, Trung Quốc đã dẫn con gái 5 tuổi tên là Tiểu Y đến bệnh viện khám. Khi đứa trẻ há miệng, bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi thấy trong số 20 chiếc răng sữa thì có 14 chiếc răng đã bị sâu. Nhiều chiếc răng chỉ còn sót lại chân răng và cần phải tiến hành điều trị gấp.
Trong số 20 chiếc răng sữa thì có 14 chiếc răng đã bị sâu.
Tại sao đứa trẻ 5 tuổi như Tiểu Y bị sâu răng nhiều như thế? Cô Trần cho biết, trước và sau 2 tuổi Tiểu Y không có thói quen đánh răng, buổi tối bé không vệ sinh răng miệng mà đã lên giường ngủ. Không lâu sau, Tiểu Y bắt đầu bị sâu răng. Cô Trần cho rằng, đợi khi bé thay răng sữa thì mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng theo thời gian, những chiếc răng sâu của Tiểu Y ngày càng nhiều, có đêm bé còn bị đau răng khi đang ngủ. Do đó, cô Trần đã vội đưa con đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Ngô Nhĩ Khẳng phân tích, trẻ nhỏ bị sâu răng là hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân là do thói quen vệ sinh răng miệng kém đồng thời ăn những thực phẩm không có lợi cho răng miệng. Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ có thói quen bú đêm, ngậm sữa trong miệng khi đang ngủ. Ngoài ra, trẻ còn thích ăn kẹo, socola, bánh quy là những thực phẩm có hàm lượng đường và độ bám dính cao.
Sau khi trẻ uống sữa hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều đường, nếu cha mẹ không kịp thời giúp trẻ vệ sinh răng miệng thì lượng đường sót lại trong kẽ răng sẽ ăn mòn răng, gây ra hiện tượng sâu răng. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh sai lầm khi nghĩ rằng răng sữa của trẻ sớm muộn cũng thay nên sâu răng cũng chẳng sao.
Thực tế, răng sữa bị hư sẽ làm gia tăng tốc độ bệnh sâu răng, phát triển thành bệnh nội nha, bệnh nha chu, thậm chí gây ra tình trạng rụng răng sớm, ảnh hưởng đến quá trình nhai, chức năng tiêu hóa và tác động xấu đến quá trình hình thành răng vĩnh viễn của trẻ. Cụ thể là răng sữa rụng sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lên sai lệch về thời gian, trật tự và vị trí, xảy ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc lên không đều tăm tắp mà xô lệch vào nhau.
Ngăn ngừa tình trạng sâu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?
Bác sĩ Ngô Nhĩ Khẳng cho biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tạo thói quen tốt vệ sinh răng miệng tùy theo độ tuổi.
Trẻ 6 tháng - 2 tuổi: Giai đoạn này trẻ thường xuyên bú khuya, có thói quen ngậm sữa trong miệng. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là sau khi bé uống sữa, nên cho bé uống nước lọc để làm sạch và rửa trôi sữa còn sót lại trong miệng bé.
Nên chăm sóc răng cho bé thường xuyên ngay khi con có những chiếc răng sữa đầu tiên (Ảnh minh họa).
Khi bé được 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, mẹ nên dùng gạc tiệt trùng hoặc miếng silicon bảo vệ đầu ngón tay chấm nước ấm hoặc nước muối để làm sạch niêm mạc khoang miệng và răng sữa của bé. Mẹ cũng có thể sử dụng loại kem đánh răng nuốt được an toàn cho bé dưới 3 tuổi, hàm lượng kem tương đương 1 hạt gạo nhỏ để làm sạch khoang miệng của trẻ.
Trẻ 3 - 4 tuổi: Trẻ dưới 6 tuổi có động tác tay chưa thuần thục và khéo léo nên chưa thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cha mẹ nên sử dụng bàn chải đánh răng cho bé hoặc bàn chải điện trẻ em giúp làm sạch răng miệng, đồng thời hướng dẫn trẻ thói quen tự làm sạch răng miệng. Thời gian đánh răng cho bé khoảng 3 phút sẽ phát huy công hiệu làm sạch răng hiệu quả, trẻ trên 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng chứa fluoride kích cỡ bằng hạt đậu để giúp phòng ngừa sâu răng.
Trẻ từ 5 - 7 tuổi: Giai đoạn này răng sữa của bé dễ bị mắc kẹt thức ăn trong kẽ răng, đánh răng thông thường không thể làm sạch răng miệng nên cha mẹ cần hướng dẫn bé sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng.
Cuối cùng, cha mẹ cần nhớ, khoảng 6 tháng cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra răng miệng 1 lần để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Theo afamily
Để bảo vệ răng nên và không nên ăn thực phẩm nào? Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng, vệ sinh răng miệng đúng cách, việc ăn uống hợp lý cũng có tác dụng bảo vệ răng. Để bảo vệ răng nên và không nên ăn thực phẩm nào? Để bảo vệ răng nên và không nên ăn thực phẩm nào? Những thực phẩm nên tránh Bánh kẹo, kẹo caramen, đường lâu tan Vì kẹo...