Thực phẩm cho người đái tháo đường cao huyết áp
Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
1. Chú ý đến chất béo
Cao huyết áp ở người ĐTĐ không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa (saturated fats) bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì lý do trên nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.
2. Chú ý về carbohydrate
Carbohydrate (viết tắt carb) là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carb với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
3. Giảm tiêu thụ cholesterol
Video đang HOT
Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong số những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp và tốt thì rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
4. Nguồn protein
Một trong những tiêu chí sử dụng protein ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Ví dụ, thịt là thực phẩm giàu protein nhưng chỉ nên dùng thịt nghèo (thịt nạc) vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.
Trước khi áp dụng bất kỳ cách ăn uống tiết thực nào cũng nên tư vấn chuyên môn để tránh dùng sai thực phẩm, tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Cuối cùng nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
5. Chú ý về ăn nhẹ buổi tối
Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người ĐTĐ cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày ăn, ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết. Để làm được điều này trước tiên nên chọn các món ăn nhẹ thích hợp, trọng tâm đến các loại hoa quả, chế biến thành món xalát, như táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, mận đào, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để duy trì năng lượng, giúp cơ thể khử độc.
Ngoài ra có thể dùng sữa, sữa chua có hàm lượng mỡ thấp làm từ đậu nành, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ bằng các món cháo cá, thịt. Đối với các món bánh nên dùng bánh mì, bơ lạc, bánh làm từ ngô, hoặc kết hợp ăn thực đơn từ nhiều loại hạt nguyên chất và cuối cùng nên nhớ chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
Theo SKĐS
Bó xôi cứu tinh cho thiếu máu do thiếu sắt
Bó xôi có vị ngọt cay, tính mát, không độc. Loại rau này được dùng để chữa các chứng: cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, nhức mắt, bệnh đái tháo đường, táo bón...
Tác dụng thực dưỡng
Nhuận trường thông tiện, phòng trị bệnh trĩ: bó xôi chứa nhiều chất xơ thực phẩm, có tác dụng làm tăng nhu động của đường ruột, tiện cho bài tiện, cũng như thúc đẩy tuyến tụy bài tiết, trợ giúp tiêu hóa. Có tác dụng điều trị đối với các chứng bệnh như: trĩ, viêm tuyến tụy mạn tính, táo bón, nứt hậu môn...
Tăng cường sức đề kháng: bó xôi chứa bêta-caroten, khi vào trong cơ thể sẽ biến thành vitamin A, giúp duy trì thị lực và sức khỏe của tế bào thượng bì, gia tăng sức đề kháng, dự phòng bệnh lây nhiễm.
Đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe: trong bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng như bêta-caroten, vitamin C và E, canxi, phospho và một lượng sắt nhất định; cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó chứa sắt, có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt hơn thiếu máu do thiếu sắt.
Làm sạch làn da, chống già nua: bó xôi vừa chống lão hóa vừa tăng cường sức sống trẻ trung, không chỉ làm sạch các lỗ chân lông mà còn giảm bớt nếp nhăn và tàn nhang, bảo vệ làn da sáng đẹp.
Rau bó xôi
Món ăn - bài thuốc từ bó xôi
Cháo bó xôi: bó xôi 50g, táo đen 50g, gạo 100g. Gạo, táo rửa sạch, thêm nước nấu thành cháo. Sau khi chín thêm bó xôi nấu sôi lên. Món cháo dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng kiện tỳ ích khí (bồi bổ hệ tiêu hóa, tăng năng lực); dưỡng huyết bổ hư (bổ máu chống suy nhược), thích hợp cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, mỗi ngày dùng 1 lần, dùng liền 15 ngày.
Gỏi bó xôi - củ sen: bó xôi 200g, củ sen tươi 200g. Bó xôi chọn loại lá non, rửa sạch, cho vào nước sôi trụng qua; củ sen gọt vỏ cắt sợi, trụng qua nước sôi để khử vị lạ; thêm muối; dầu mè trộn lẫn. Món ăn có công hiệu mát gan sáng mắt, dùng cho người thiếu máu dẫn đến thị lực kém, chóng mặt, tay chân run rẩy...
Canh bó xôi nấu gan dê: bó xôi tươi 50g; gan dê 50g. Bó xôi rửa sạch cắt đoạn, gan dê cắt lát; cho nước vào nồi khoảng 750ml, sau khi sôi thêm vào gan dê, cho sôi giây lát thêm bó xôi, cũng như thêm muối, dầu mè với lượng vừa, nấu sôi. Dùng canh ăn gan dê và bó xôi. Món canh có công hiệu dưỡng gan sáng mắt, dùng cho người có thị lực mơ hồ, khô hai mắt...
Lưu ý: bó xôi chứa acid oxalic và muối canxi có thể kết hợp thành muối oxalat canxi lắng đọng. Do vậy, người bị viêm thận và sỏi thận không nên ăn bó xôi.
Theo SK&ĐS
Uống 1 ly nước to sau khi ăn fast-food "Uống 1 ly nước to sau khi ăn thực phẩm chế biến sẵn" là 1 trong 7 thói quen ăn uống mà bạn cần ghi nhớ. Nên uống 1 ly nước trắng lớn sau khi ăn các món ăn nhiều muối, dầu mỡ 1. Uống 2 ly nước trước mỗi bữa ăn Theo 1 nghiên cứu của Hà Lan, trước mỗi bữa ăn...