Thực phẩm biến đổi gen – nên hay không nên ăn?

Theo dõi VGT trên

Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Thực phẩm biến đổi gien là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen – DNA, hiện nay đã áp dụng đối với đậu tương, ngô, hoặc các loại thực vật khác.

Theo Trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ, các loại hạt giống biến đổi gien đang được sử dụng để canh tác tới 90% sản lượng ngô, đậu nành và bông tại Mỹ.

Những loại thực phẩm này đã tìm cách len lỏi vào các bữa ăn trong gia đình, từ bánh mỳ nướng buổi sáng, salad cho tới bánh quy mà bạn nhấm nháp vào buổi tối. Tuy nhiên, những người sử dụng thực phẩm hữu cơ thì tuyệt đối nói không với các thực phẩm biến đổi gien.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các loại rau quả hữu cơ không được phép trồng bằng hạt giống biến đổi gien, các loại thịt dán nhãn thịt sạch không được làm thịt từ những động vật đã được nuôi bằng thực vật biến đổi gien, và các loại đồ ăn sẵn hữu cơ đều không có chứa nguyên liệu biến đổi gien.

Tại sao cần biến đổi gien thực vật

Người ta tạo ra các loại hạt giống biến đổi gien với nhiều mục đích. Đôi khi mục đích sử dụng các hạt giống này để tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn. Người ta cũng biến đổi gien cho thực vật để sản phẩm thu được có màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những loại thực vật không hạt như dưa hấu và nho…

Một số loại thực vật biến đổi gien cũng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn như protein, canxi và folat.

Những người ủng hộ thực phẩm biến đổi gien nói rằng công nghệ này đã mang lại một phương pháp phát triển bền vững để cung cấp thực phẩm cho người dân ở những quốc gia đang thiếu lương thực cũng như chưa được tiếp xúc với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vòng đời dài hơn của một số thực phẩm biến đổi gien cho phép chúng được trồng phổ biến hơn ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh.

Người ta còn nhấn mạnh rằng các giống ngô biến đổi gien cần phun ít thuốc trừ sâu hơn.

Thực phẩm biến đổi gen - nên hay không nên ăn? - Hình 1

Các giống ngô biến đổi gien cần phun ít thuốc trừ sâu hơn.

Liệu thực phẩm biến đổi gien có phải là vấn đề đáng quan tâm

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực phẩm từ thực vật biến đổi gien cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gien.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về những ý kiến cho rằng thực phẩm biến đổi gien có thể gây dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng kháng sinh hay ung thư.

Dị ứng

Theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011. Chưa có những bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm có liên quan tới thực phẩm biến đổi gien, tuy nhiên cần thêm những nghiên cứu để làm sáng tỏ mối quan hệ trên.

Video đang HOT

Tình trạng kháng kháng sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các vi sinh vật kháng kháng sinh có ảnh hưởng tới 2 triệu người mỗi năm. Và hàng năm có tới 23.000 người tử vong vì các bệnh nhiễm trùng. Do các loại gien kháng kháng sinh đã được sử dụng để đưa vào các giống ngô và đậu nành nên vẫn có những mối lo ngại rằng đây có thể là nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận điều này.

Những mối quan ngại khác

Vào năm 2013, tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gien và thuốc diệt cỏ Roundup là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột, và cho rằng kết quả của bài báo là chưa thuyết phục. Tổng biên tập của tạp chí cũng nói rằng nghiên cứu này sử dụng quá ít chuột thí nghiệm và giống chuột được sử dụng này lại rất nhạy cảm với bệnh ung thư.

Thực phẩm biến đổi gen - nên hay không nên ăn? - Hình 2

Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt.

Quy định về thực phẩm biến đổi gien tại Việt Nam

Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt.

Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Kể từ khi thông tư này có hiệu lực, những thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường sẽ buộc phải ghi nhãn theo quy định. Các thực phẩm biến đổi gen không ghi nhãn theo quy định sẽ không được tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau 8/1.

Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói không phải tuân thủ các quy định này.

Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết. Đây cũng là quy định được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Tại Việt Nam, dù chỉ mới công nhận 4 giống ngô biến đổi gen (chưa tiến hành trồng đại trà), song việc nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen (đậu tương, ngô,… ) là thực tế từ khoảng 10 năm gần đây. Do đó, việc quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen sẽ góp phần minh bạch thông tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn.

Thực phẩm biến đổi gen - nên hay không nên ăn? - Hình 3

Top 10 thực phẩm biến đối gen

TS.BS. Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam/ suckhoedoisong.vn

Theo khoe365

Béo phì: Nguyên nhân và các ứng phó

Béo phì là tình trạng quá nhiều mỡ tích trữ trong cơ thể dẫn tới tình trạng lượng mỡ lớn hơn lượng cơ-xương. Mỡ này là hậu quả của tình trạng dư thừa dinh dưỡng gây ra.

Mỡ sẽ tích trữ ở mọi nơi trong cơ thể (dưới da, các khoang, ổ trong cơ thể đến các cơ quan nội tạng, kể cả mạch máu)... và gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ.

Có nhiều tiêu chuẩn để xác định béo phì, nhưng có một tiêu chuẩn phổ thông nhất và được nhiều người công nhận nhất, đó là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định béo phì của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo đó, một người được xác định béo phì khi họ có chỉ số BMI 30 (kg/m2).

Chỉ số BMI được tính theo công thức: khối lượng cơ thể tính bằng kg/bình phương chiều cao cơ thể tính bằng m.

Ngoài sử dụng chỉ số BMI, một số quốc gia và bác sỹ lâm sàng sử dụng một vài chỉ số khác để chẩn đoán béo phì. Có thể kể ra đây như sau:

Tỷ lệ lượng mỡ toàn cơ thể, theo chỉ số này, nếu một người nam giới có tỷ lệ lượng mỡ toàn cơ thể 25% đối với nam và 33% đối với nữ thì được gọi là béo phì, nhưng việc tính ra chính xác lượng mỡ toàn cơ thể cũng không đơn giản.

Số đo vòng eo, theo chỉ số này nếu một người nam giới có số đo vòng eo ngang qua rốn từ 102cm trở lên với nam và 88cm trở lên với nữ thì người đó có nguy cơ cao bị béo phì hoặc là có nguy cơ cao mắc bệnh tật do béo phì gây ra.

Chiều dày lớp mỡ dưới da, theo đó nếu lớp mỡ dưới da càng dày thì người đó càng có nguy cơ béo phì.

Một bệnh phổ biến

Ban đầu, béo phì xuất hiện nhiều ở các nước châu Âu bởi đó là một châu lục giàu có và thịnh vượng. Người ta thấy, vào thế kỷ thứ XIX, xuất hiện một bức tranh với hai mảng màu đối lập hoàn toàn: một bên là tầng lớp quý tộc với phổ người béo chiếm ưu thế với dạng chữ A, chữ O, tức là to bụng hoặc to mông, còn một bên là tầng lớp nô lệ, bần cùng với người hình gậy, hình que. Người ta những tưởng béo phì chỉ là một khái niệm và một hội chứng dinh dưỡng xuất hiện lốm đốm. Nhưng sau này, béo phì xuất hiện ngày càng nhiều và có mặt ở khắp toàn cầu. Nó không còn là đặc sản của các nước châu Âu và phương Tây.

Béo phì: Nguyên nhân và các ứng phó - Hình 1

Béo phì gia tăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Bản đồ nhận dạng béo phì đã có mặt ở hầu hết các quốc gia. Và các con số thì cứ ngày một tăng lên.

Theo báo cáo thống kê gần đây nhất cho thấy, nếu lấy mốc năm 1980 để tính, toàn thế giới có khoảng 857 triệu người bị thừa cân béo phì, đến năm 2013 (cách đây 3 năm), con số này đã tăng vọt lên 2,1 tỉ người, gần hơn 1/3 dân số toàn thế giới.

Các quốc gia điểm mặt béo phì có khoảng 180 nước trong số 220 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. Một số quốc gia điển hình như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Braxin, Mexico, Hy Lạp, Đức, Pakistan, Indonesia. Nhóm quốc gia này đã dâng hiến cho con số tăng vọt trên 50% thị phần người thừa cân và béo phì. Tổng số 50% còn lại sống ở các quốc gia còn lại trên thế giới. Chỉ riêng Hoa Kỳ (quốc gia có vẻ đứng đầu về mọi khía cạnh), số lượng người thừa cân và béo phì đã chiếm 13%. Hai quốc gia khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ cùng dắt tay nhau cộng vào được tròn 15% người thừa cân và béo phì trên toàn thế giới.

Béo phì vẫn được coi là vấn nạn của các nước giàu và các nước phát triển. Song có lẽ y học can thiệp đã đến độ phát triển nên họ đã khống chế béo phì tốt hơn. Và điều khiến cả thế giới ngạc nhiên, hiện nay béo phì lại là vấn đề của các nước nghèo và các nước đang phát triển. Có tới 62% người thừa cân và béo phì sống ở các nước đang phát triển đã chứng minh trục béo phì bị xoay đảo ngược.

Đó là chuyện của thế giới, trở lại trong nước, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ với vấn nạn này của y học. Có lẽ, hình ảnh béo phì của Việt Nam đang gần tương tự như hình ảnh béo phì của châu Âu thế kỷ trước nữa. Theo đó có một tỷ lệ dân cư thì thừa thãi dinh dưỡng tới mức béo phì và một tỷ lệ khác thì vẫn còn dinh dưỡng nghèo nàn. Bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng còn nhiều vấn đề phải xem xét, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam cũng chiếm tới 25% dân số trên toàn lãnh thổ hình chữ S (con số Cục Y tế Dự phòng công bố năm 2014). Với tỷ lệ 25%, các cơ quan đảm trách y tế sẽ còn nhiều việc phải làm để có được một cơ cấu dân số khỏe mạnh.

Nguyên nhân béo phì

Nguyên nhân cơ bản nhất đó là tình trạng thừa thãi dinh dưỡng và sử dụng dinh dưỡng không hợp lý. Dinh dưỡng, theo quan niệm hàng ngày, đó là thức ăn đưa vào. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn, quá nhiều thực phẩm, bạn sẽ bị béo vì nó sẽ được tích tụ lại nếu bạn không sử dụng hết. Điều này được củng cố khi béo phì đa phần xuất hiện ở những nhà giàu và nơi thành thị.

Dinh dưỡng, theo quan niệm khoa học, là giá trị năng lượng của bữa ăn mà nó đem lại. Giá trị này được tính theo đơn vị năng lượng là kcal. Một ngày, một người Việt chỉ cần ăn trung bình khoảng 1800 - 2000 kcal. Nếu bạn ăn mỗi ngày thừa ra chừng 200 kcal thì phần thừa này sẽ tích tụ thành mỡ và sẽ béo. Ví dụ, chỉ cần ăn thừa chừng 100 gam thịt gà bạn đã tích đủ 200 kcal thừa thãi.

Nguyên nhân thứ hai, người ta thường hay nhắc tới đó là tình trạng quá tĩnh tại. Tĩnh tại tới mức, cơ thể bạn không cần sử dụng năng lượng nhiều và con số năng lượng gần chạm tới mức thấp nhất, mức giá trị cơ sở của sự sống. Khi đó, mặc dù bạn ăn không nhiều nhưng vẫn thừa cân, béo phì bởi bạn vẫn bị thừa nhu cầu so với bản thân bạn. Lấy ví dụ, một người lao động văn phòng sẽ cần khoảng 2000 kcal để đủ làm việc. Nhưng nếu một người khác ăn vẫn 2000 kcal, một mức ăn trung bình và không nhiều, nhưng do anh ta quá tĩnh tại, chỉ tiêu hao hết 1700 kcal trong ngày, vô tình, ăn không nhiều mà vẫn thừa 300 kcal. Mỗi ngày tích tụ 300 kcal và dần dần thành đám mỡ.

Nguyên nhân thứ ba, người ta cho rằng gen chịu trách nhiệm. Điều này lý giải tại sao có một số người đa phần ăn mì tôm (một loại thức ăn vẫn được coi là nghèo dinh dưỡng) nhưng vẫn béo lên trông thấy. Đó là bởi chính gen của họ. Gen của họ quyết định tới số lượng và thành phần men tiêu hóa. Gen đã quyết định tới khả năng hấp thu và khả năng chuyển hóa. Những người chỉ ăn hết sức đơn giản mà vẫn béo có thể là do bộ máy tiêu hóa quá hoàn hảo, ăn vào nhưng hấp thu gần hết và con đường chuyển hóa đa phần hướng mỡ. Cho nên, dù ăn hết sức đơn giản nhưng họ vẫn trông giống như cỗ xe lu. Đây là điều làm cho họ bối rối. Người ta tìm thấy khoảng 56 gen khác nhau chịu trách nhiệm gây ra tình trạng này. Điển hình như gen: ACE, ADIPOQ, ADRB2, GNB3, LEP, LIPE, MC4R, PLIN, RETN, UCP1.

Gen là một nguyên nhân không thể thay đổi được, nhưng hai nguyên nhân còn lại, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được. Chỉ cần bạn ăn bớt đi và hoạt động nhiều lên, bạn sẽ kiểm soát được béo phì.

Các xét nghiệm bổ trợ

Chẩn đoán chính xác béo phì là điều không khó, chỉ cần tính BMI là bạn đã tự có thể biết mình thừa cân hay béo phì. Việc xét nghiệm không phải để khẳng định lại chẩn đoán mà là để tiên lượng và xác định nguy cơ bệnh tật tới đâu. Bởi béo phì liên quan tới nhiều loại bệnh khác nhau như làm xuất hiện bệnh mới, tăng nặng hoặc có chiều hướng phức tạp hóa quá trình điều trị.

Một số xét nghiệm sau được coi là cần thiết: sinh hóa máu (xét nghiệm tình trạng mỡ máu), xét nghiệm nước tiểu (tình trạng tổn thương vi mạch máu thận), đường máu (tình trạng đái tháo đường), điện tim (tình trạng tổn thương tim), siêu âm gan, sinh hóa gan (đánh giá chức năng gan), homron tuyến giáp (xác định sự tăng chuyển hóa), đo bề dày lớp mỡ dưới da, đo độ hấp thụ sóng radio 2 năng lượng, phân tích điện trở sinh học, siêu âm da...

Can thiệp béo phì như thế nào?

Cho đến nay, chúng ta có 3 nhóm biện pháp cơ bản để điều trị thừa cân, béo phì: dinh dưỡng, nội khoa và ngoại khoa.

Biện pháp dinh dưỡng: Là nhóm biện pháp tìm ra chế độ dinh dưỡng tối ưu để họ giảm cân và tiến tới duy trì mức cân nặng bình thường. Thực ra nguyên tắc của biện pháp này không có gì cao siêu. Nó chỉ tính toán để giảm giá trị năng lượng đưa vào, giảm thức ăn có nhiều chất béo (gọi là thức ăn cao năng). Khi làm được điều này, điều trị sẽ thành công. Cái khó ở đây là tính toán độ giảm năng lượng là bao nhiêu kcal, vì giảm ít thì không có giá trị điều trị, giảm nhiều quá thì mệt không làm được việc và sẽ bị ăn bù vào lúc khác, hóa béo hơn.

Biện pháp điều trị nội khoa: Là nhóm biện pháp dùng thuốc. Dùng thuốc để chữa béo phì đã đạt được nhiều bước tiến khá tiến bộ. Trên nguyên tắc, béo là do thừa mỡ, uống thuốc vào, lẽ ra phải đánh vào phần mỡ này, nhưng hiện nay chưa có thuốc nào làm được. Các thuốc mới chỉ tác động vào khâu làm giảm ăn, chán ăn, chê ăn để cơ thể tự "bóc tách" phần mỡ trong cơ thể tự mình làm gầy đi và cần thời gian nên số ngày uống thuốc không hề ngắn. Các thuốc đa phần tác động vào trung tâm thèm ăn ở trên não bộ và tác động vào đường ruột để cản trở sự hấp thu. Một số thuốc điển hình bao gồm: orlistat, lorcaserin, liraglutide, topiramat, thuốc ức chế neuropeptid YY...

Biện pháp ngoại khoa: Là các biện pháp phẫu thuật để chữa béo. Phẫu thuật ở đây không phải là cắt bỏ lớp mỡ béo đi mà phẫu thuật để thay đổi khả năng của cơ quan tiêu hóa. Từ đó làm cơ thể tự nghèo dinh dưỡng và buộc phải tự tiêu lấy phần mỡ béo mà sử dụng. Vì thế, không phải trước khi bước vào phòng mổ bạn béo sồ sề nhưng sau 2 tiếng phẫu thuật, bạn bước ra với thân hình thon mảnh và gầy guộc. Phẫu thuật chữa béo không tác động trực diện vào phần mỡ béo, do vậy, để trả về trạng thái cơ thể như bình thường cũng phải mất một thời gian sau đó. Có một số biện pháp phẫu thuật sau: bắc cầu dạ dày hình chữ Y, chít hẹp dạ dày, cắt bán phần dạ dày, bắc cầu nối tá tụy.

BS. Phúc Hưng

Theo suckhoedoisong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơVirus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ
08:19:31 07/01/2025
Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
07:32:55 08/01/2025
Các nhà khoa học nêu lý do cần uống hơn 4 tách càphê mỗi ngàyCác nhà khoa học nêu lý do cần uống hơn 4 tách càphê mỗi ngày
14:04:58 08/01/2025
Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025
08:11:21 07/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày?
14:00:42 08/01/2025
7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ
08:07:50 07/01/2025
Người bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phátNgười bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phát
08:38:28 07/01/2025
Uống nhiều nước - lợi ích thực sự là gì?Uống nhiều nước - lợi ích thực sự là gì?
06:19:57 08/01/2025

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạMỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ
06:15:14 09/01/2025
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!
23:35:02 08/01/2025

Tin mới nhất

Phát hiện đáng lo về thứ gây ra 2,2 triệu ca tiểu đường mỗi năm

Phát hiện đáng lo về thứ gây ra 2,2 triệu ca tiểu đường mỗi năm

17:27:43 08/01/2025
Hơn 48% trong số tất cả các ca tiểu đường mới ở Colombia là do tiêu thụ đồ uống có đường; trong khi tỉ lệ này ở Mexico là khoảng 1/3. Ở Nam Phi, 27,6% các ca tiểu đường mới và 14,6% các ca bệnh tim mạch là do tiêu thụ đồ uống có đường.
Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường

Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường

17:24:08 08/01/2025
Diễn biến cúm mùa hiện đang gia tăng tại nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á, Trung Mỹ và Caribe, cũng như các khu vực ở châu Phi, với các loại và phân loại cúm mùa khác nhau tùy thuộc vào địa điểm.
Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

17:19:15 08/01/2025
Acid tartaric là một hóa chất tự nhiên có trong nho và các sản phẩm từ nho như rượu vang. Nó được bài tiết qua nước tiểu và có thể được đo để biết liệu một người có tiêu thụ rượu vang hoặc nho trong vòng 5-6 ngày qua hay không.
Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

08:42:43 07/01/2025
Nguyên nhân do vào mùa đông, dương khí trong cơ thể con người tiềm tàng vào bên trong, vì thế cơ thể dễ xuất hiện các tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém.
Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

08:32:19 07/01/2025
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu, vốn bị chi phối bởi yếu tố di truyền và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

08:15:03 07/01/2025
Do đó, khi dùng thuốc tránh thai và thấy bản thân bị giảm ham muốn, chị em nên thăm khám bác sĩ và thảo luận về việc chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai khác ít ảnh hưởng lên việc ức chế nội tiết tố.
Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

22:22:36 06/01/2025
Trong quá trình phẫu thuật kéo dài hơn một giờ, đội ngũ nhân viên y tế của các chuyên khoa Ngoại nhi cấp cứu bụng, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức phối hợp lấy dị vật mà không làm tổn hại thêm đến thực quản.
Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

22:20:23 06/01/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sởi ở Khánh Hòa gia tăng mạnh vào mấy tháng gần đây. Từ đầu năm 2024 đến nay có hơn 600 trường hợp mắc bệnh sởi ở địa phương, không có ca tử vong.
Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

22:08:22 06/01/2025
Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk tiến hành tư vấn cho người nhà bệnh nhân và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh dại cho gia đình và cộng đồng chung quanh.
Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?

Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?

22:05:16 06/01/2025
Việc quên một liều thuốc có thể không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, nhưng việc quên liều thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao hơn.
Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

21:57:41 06/01/2025
Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ đến vài tuần đầu sau sinh, quá trình này tiếp tục tiến triển rất nhanh để khi trẻ được sinh ra, các mạch máu võng mạc được hoàn chỉnh hoàn toàn.
Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

21:50:29 06/01/2025
Với những trường hợp này không thể đặt túi ngực, bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để xử lý sạch khoang đặt túi, cấy kháng sinh đồ, đặt dẫn lưu theo dõi và bơm rửa liên tục đến khi khoang ngực ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên thay Xuân Bắc đóng Táo quân, từng áp lực đến mức không ăn nổi là ai?

Diễn viên thay Xuân Bắc đóng Táo quân, từng áp lực đến mức không ăn nổi là ai?

Sao châu á

08:02:24 09/01/2025
Khả năng NSND Xuân Bắc đóng Táo Quân 2025 vẫn để ngỏ khiến khán giả nhắc tên một diễn viên từng thay anh đóng Nam Tào và áp lực đến không ăn nổi vì nhiệm vụ này.
Khốn cùng vì vợ, sự nghiệp đổ vỡ chỉ vì một phút nóng giận!

Khốn cùng vì vợ, sự nghiệp đổ vỡ chỉ vì một phút nóng giận!

Góc tâm tình

08:01:33 09/01/2025
Tôi luôn tự hào về công việc mình đang có: lương tháng hơn 30 triệu, mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp, sự nghiệp ổn định mà không một ai có thể dễ dàng đánh đổi.
Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Thế giới

07:51:38 09/01/2025
Con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm Greenland trong một chuyến đi cá nhân sau khi cha của ông cho rằng Mỹ cần mua đảo lớn nhất thế giới.
Cần mạnh tay xử lý hành vi côn đồ trên đường phố

Cần mạnh tay xử lý hành vi côn đồ trên đường phố

Pháp luật

07:48:38 09/01/2025
Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn đường này của tao, mày xuống đây , rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.
Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao việt

07:37:59 09/01/2025
Phương Thanh hào hứng khi có dịp diễn chung show với Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà diện đầm đỏ quyến rũ trong chuyến công tác nước ngoài.
Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Hậu trường phim

07:35:15 09/01/2025
Với gương mặt xinh đẹp và lối diễn tự nhiên khi đảm nhiệm vai Hạnh trong Không thời gian, Yến My đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Phim việt

07:32:40 09/01/2025
Nhìn đàn gia súc mà đoàn kinh tế 80 đã nỗ lực phát triển sắp thành thịt gác bếp, Đại có ý tưởng sẽ bỏ tiền chuộc lại giúp bà con giữ lại vật nuôi.
Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Sao thể thao

07:19:22 09/01/2025
Doãn Ngọc Tân là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam nán lại Thái Lan để hội quân cùng CLB Thanh Hóa, cho chuyến làm khách trên sân Pathum Thani của BG Pathum United tối 8.1, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Du lịch

07:14:54 09/01/2025
Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt được du khách bình chọn là một trong 10 hồ nước đẹp nhất tại Việt Nam. Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ngay trung tâm Đà Lạt,
CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

Netizen

07:14:03 09/01/2025
Trên diễn đàn Reddit, nhiều cổ động viên (CĐV) trên khắp thế giới đã phản ứng về bàn thắng tranh cãi của Supachok vào lưới đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024.
Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Sao âu mỹ

07:13:09 09/01/2025
Robert Pattinson và Suki Waterhouse được cho là đã kết hôn trong một buổi lễ thân mật với những người thân yêu nhất của họ, bao gồm cả cô con gái 10 tháng tuổi của cả hai.