Thực phẩm bẩn vây quanh trường các thi ĐH,CĐ
Theo Bộ Y tế, thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 70% 90% nhiễm vi khuẩn E.coli và 40% bàn tay người chế biến bị nhiễm vi khuẩn này
Khi sĩ tử dồn về TPHCM dự thi ĐH, CĐ cũng là thời điểm vô số xe đẩy, hàng rong kéo về bủa vây các điểm thi. Mùa thi năm nào cũng có thí sinh chịu cảnh bỏ thi giữa chừng do ngộ độc thực phẩm.
Đủ kiểu dơ bẩn
Trong đợt 1 của kỳ thi tuyển sinh ĐH, tại TPHCM sẽ có trên 189 điểm thi. Dạo quanh một loạt điểm thi, điều mà chúng tôi ghi nhận được là cảnh hàng rong, xe đẩy chen nhau. Gần cổng Trường ĐH Công nghiệp (quận Gò Vấp), ngoài các xe đẩy bán trái cây gọt sẵn và thực phẩm ăn nhanh như xúp cua, bò bía là các quán cơm bình dân lụp xụp với đủ các món từ cá ngừ kho, lòng heo, thịt quay… Tủ thức ăn đặt sát lề đường nên thỉnh thoảng lại hứng một lớp bụi khi có ô tô chạy qua.
Trước cổng Trường ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm, ĐH Nguyễn Tất Thành… cũng có hàng chục xe hàng rong treo đồ lủng lẳng, quán cơm dã chiến, xe đẩy bán cơm, hủ tiếu, bún riêu, các loại bò bía, khô bò, xúp cua… Trong khi đợi người thân đến đón, nhiều thí sinh vừa ra khỏi cổng trường đã vây lấy các xe đẩy mua đồ ăn ngay.
Hàng rong trước một điểm thi tại quận 5 – TPHCM
Hầu hết các quán ăn, hàng rong xung quanh những nơi này đều lụp xụp, thiếu nước rửa, thức ăn bày biện chín – sống lẫn lộn, người bán bốc thức ăn bằng tay không. Cơm, cháo bán ở những nơi này đều ít được che đậy, thực phẩm ngâm trộn phẩm màu đủ loại, thứ thì treo trên xe, thứ để dưới nền đường.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, khuyến cáo do nắng mưa thất thường trong những ngày này sẽ khiến các loại thức ăn khó được bảo quản tốt, đặc biệt ở quán ăn vỉa hè còn với hàng rong thì thực phẩm sẽ càng dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Nếu ăn phải các loại thực phẩm này sẽ rất dễ ngộ độc, do vậy thí sinh và phụ huynh nên tìm nơi ăn uống hợp vệ sinh.
Dễ nhiễm E.coli
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đối với thức ăn đường phố, kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện 70% – 90% nhiễm vi khuẩn E.coli và 40% bàn tay người chế biến bị nhiễm vi khuẩn này.
Video đang HOT
Phân tích các mẫu thực phẩm lấy ngẫu nhiên tại các điểm hàng rong cho thấy hầu hết đều sử dụng chất bảo quản ngoài danh mục cho phép. Các chuyên gia y tế khuyến cáo thực phẩm nhiễm bẩn là rất nguy hiểm nhưng nguy hiểm nhất là bị nhiễm vi khuẩn E.coli vì sẽ gây ngộ độc cấp tính, tiêu chảy, mất nước, dễ tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, vi khuẩn E.coli hiện diện hầu hết mọi nơi trong môi trường nhưng đặc biệt là trong nguồn nước nhiễm phân người, ao hồ, sông suối, nước cạnh nhà vệ sinh, nước cống.
Các loại thực phẩm như thịt động vật, rau sống, hải sản đông lạnh để lâu ngày… cũng dễ có E.coli xâm nhập nếu không bảo quản, chế biến tốt. Tại các điểm bán hàng rong lưu động, nếu sử dụng nguồn nước chung rửa bát đĩa nhiều lần, thiếu điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm E.coli cao.
Cẩn trọng hơn trong việc ăn uống
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết chi cục đã gửi công văn đến tất cả các quận, huyện đề nghị tăng cường kiểm soát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ trước, trong và sau mùa thi.
Theo đó, các phòng y tế địa phương tham mưu cho các đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện những nội dung kiểm tra về nước rửa, xả rác, khâu chế biến… Với các thí sinh và phụ huynh cũng phải cẩn trọng hơn trong việc ăn uống.
Cũng theo bác sĩ Mai, quản lý hàng rong là trách nhiệm của địa phương và việc quản lý chỉ là chừng mực vì đặc thù hàng rong lưu động thường xuyên. Tới đây, TP sẽ triển khai đề án quản lý thức ăn đường phố, sắp xếp đưa quán ăn vào khuôn khổ, đặc biệt tại nhà ga, bến xe, loại hình xe đẩy…
Theo vietbao
Ăn ngon mỗi hè
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm nếu không ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số quy tắc ăn uống ngày hè cho mọi gia đình.
Quy tắc nên nhớ : Quy tắc cơ bản là "Thực phẩm nóng nên giữ nóng, thực phẩm lạnh nên giữ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhanh chóng", Giáo sư Donald Zink, chuyên gia tư vấn khoa học tại Trung tâm an toàn và dinh dưỡng ứng dụng thuộc Hiệp hội Thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết.
Rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm gây ra bởi các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli, campylobacter và listeria. Tuy nhiên, bạn nên nhớ trong mùa hè vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ ấm. Do vậy, cần lưu ý:
Tại siêu thị
- Kiểm tra thực phẩm trước khi cho vào giỏ hàng. Tránh mua các loại thịt không được đóng gói cẩn thận hoặc bao bì đóng gói đã bị rách vì có thể nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác. Kiểm tra xem thực phẩm đông lạnh có thực sự lạnh và đảm bảo chắc chắn những thực phẩm lấy từ tủ đông lạnh vẫn trong trạng thái đông cứng.
- Trái cây và rau củ được thái lát trước phải được lưu giữ trong tủ làm lạnh, nếu không thì không nên mua chúng.
- Đặt thịt sống và hải sản vào dưới đáy giỏ hàng để không ảnh hưởng đến thực phẩm đặt dưới. Bạn cúng có thể gói chúng trong túi plastic tránh các khả năng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm khác.
- Cho các thực phẩm làm lạnh như trứng, thịt, thực phẩm đông lạnh vào sau cùng trước khi thanh toán để giữ lạnh được lâu. Nếu vận chuyển bằng xe hơi nên để thực phẩm hàng ghế sau thay vì cho vào cốp xe để giảm thiểu vi khuẩn phát triển.
Tại nhà
- Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh ngay lập tức (tốt hơn là để chúng nguội rồi mới cho vào)
- Ướp thịt trong tủ lạnh. Không quệt nước ướp thịt lên thịt sống, nên đun sôi ít nhất 5 phút đầu tiên.
- Không rửa thịt sống. Điều này thực sự làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi nước bắn tung tóe và vi khuẩn sẽ bám vào bồn rửa chén bát.
Nên rửa cái gì? Tất nhiên, hoa quả và rau. Đặt chúng dưới vòi nước, chà kỹ vỏ để loại bỏ bụi và vi khuẩn. Gọt các vết thâm tím nhỏ bởi vì đó là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn.
- Có 3 cách để rã đông thịt sống: rã đông trung tủ lạnh, trong nước mát khoảng 30 phút thay nước 1 lần, hoặc bằng lò vi sóng. Đối với 2 cách sau nên nấu ngay sau khi rã đông.
Khi dã ngoại
- Để giữ thực phẩm lạnh, thiết kế hộp đá riêng biệt cho thực phẩm và đồ uống để tránh mởthường xuyên. Tránh xa ánh nắng mặt trời, có thể đậy lại bằng chăn.
- Luôn có hai đĩa trên bàn nướng: một để thịt sống và chiếc kia để thịt sau khi nấu.
- Nếu bạn thích humburger, nên chú ý như sau: nhờ chủ bán hàng thịt lấy loại thịt vừa được giết mổ để xay và đóng gói cẩn thận. Việc làm này nhằm tránh nguy cơ thịt nhiễm khuẩn từ các loại thịt khác được bày bán trong quán, giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Giữ đôi tay sạch sẽ. Vi khuẩn trên tay có thể lây nhiễm sang thực phẩm, phát tán vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được nấu chín. Đối với các sự kiện ngoài trời, sử dụng chất khử trùng độ cồn khoảng 60% là tốt nhất.
Quách Vinh
Theo Dân trí
"Triệt tiêu" 9 điểm ẩn náu vi trùng nhiều nhất trong bếp Ngoài việc lên một thực đơn cầu kỳ, chọn các loại thực phẩm tươi ngon và chế biến khéo léo thì thường xuyên vệ sinh và tẩy trùng nhà bếp rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe gia đình. Rất khó tin, nhưng nhà bếp là "ổ" nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn, thậm chí hơn cả nhà vệ sinh!...