Thực phẩm bạn đang ăn có làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Một nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên khoảng 20%.
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư da. Tháng 2/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng ung thư vú đã vượt qua ung thư phổi là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới – theo số liệu thống kê do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công bố vào tháng 12/2020.
Bên cạnh tiền sử di truyền, tuổi tác, béo phì và các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi khác, thì lối sống của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên khoảng 20%.
Nguy cơ mắc ung thư vú
Theo French Medics, những phụ nữ ăn chế độ ăn thực vật không lành mạnh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Nghiên cứu được trình bày tại Nutrition 2022 Live Online, liên quan đến phân tích so sánh các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu và carbs không lành mạnh như ngũ cốc tinh chế, gạo trắng, bột mì và bánh mì.
Theo dõi hơn 65.000 phụ nữ sau mãn kinh trong hơn hai thập kỷ, các bác sĩ nhận thấy những người ăn các thực phẩm lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 14%, trong khi những người ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật không lành mạnh có nguy cơ phát triển bệnh tăng 20%.
Những phát hiện này nhấn mạnh rằng việc tăng tiêu thụ thực ph ẩm thực vật lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm thực vật và thực phẩm động vật kém lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tất cả các loại ung thư.
Vai trò của carbohydrate
Carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Nó là một trong những nguồn năng lượng hàng đầu, giúp duy trì cơ bắp, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, và một số dạng carbohydrate cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và bệnh tiểu đường.
Thế nhưng trong thế giới dinh dưỡng, carbohydrate có một vai trò nhất định. Trong khi một số người tin rằng tiêu thụ ít carb hơn sẽ giúp ích cho sức khỏe tổng thể, thì có những người lại chọn chế độ ăn nhiều carb. Vậy nên bạn cần biết đâu là loại Carbs cần thiết cho cơ thể, loại trừ những carb không tốt cho sức khỏe.
Carbs “không lành mạnh” và “lành mạnh”
Khi nói đến carbohydrate, bạn phải lưu ý rằng có 3 loại carbs chính: Đường, tinh bột và chất xơ.
Video đang HOT
Đường còn được gọi là carbohydrate đơn giản, được tìm thấy trong các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe phổ biến như kẹo, đồ tráng miệng, thực phẩm chế biến và nước ngọt thông thường.
Tinh bột là loại cacbohydrat phức tạp, được tạo thành từ nhiều đường đơn kết hợp với nhau. Cơ thể bạn cần tinh bột để phân giải đường và tạo thành năng lượng.
Cuối cùng, chất xơ cũng là một loại carbohydrate phức tạp, mà cơ thể bạn không thể phá vỡ và đó là lý do tại sao ăn thực phẩm có chất xơ giúp bạn no lâu hơn.
Điều này nói lên rằng, bạn có thể chia các loại carbs thành các loại carbs “tốt” là các loại carbs phức tạp và các loại carbs “xấu” là các loại carbs đơn giản.
Các loại carbohydrate đơn giản có trong nước ngọt, kẹo, đồ tráng miệng và thực phẩm chế biến sẵn nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của bạn vì chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Ngược lại, thực phẩm có carbohydrate phức tạp có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng hơn, bao gồm chất xơ và vitamin B.
Các yếu tố khác tăng nguy cơ ung thư vú
Theo WHO, một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú bao gồm tuổi tác ngày càng tăng, béo phì, sử dụng rượu quá nhiều, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, tiền sử phơi nhiễm phóng xạ, tiền sử sinh sản (chẳng hạn như tuổi bắt đầu có kinh nguyệt và tuổi khi mang thai lần đầu), sử dụng thuốc lá và liệu pháp hormone sau mãn kinh.
Ngoài ra, các lựa chọn hành vi và các biện pháp can thiệp liên quan có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, theo cơ quan y tế toàn cầu gồm:
- Cho con bú kéo dài.
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng.
- Tránh sử dụng rượu có hại.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Tránh sử dụng hormone kéo dài.
- Tránh tiếp xúc với bức xạ quá mức.
Nhận biết các triệu chứng đúng lúc
Một số triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất theo WHO bao gồm:
- Vú có khối u hoặc dày lên.
- Thay đổi về kích thước, hình dạng của vú.
- Nổi mụn, mẩn đỏ, rỗ hoặc các thay đổi khác trên da.
- Thay đổi hình dạng núm vú hoặc thay đổi vùng da xung quanh núm vú (quầng vú).
- Tiết dịch núm vú bất thường.
5 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của việc ăn quả đào
Những quả đào ngon ngọt là một cách tuyệt vời để bạn thỏa mãn sở thích ăn ngọt mà không cần nạp vào bữa ăn nhiều đường tinh luyện hoặc các chất phụ gia khác.
Không những thế, theo khoa học, quả đào còn có những tác dụng phụ đáng ngạc nhiên, theo Eat This, Not That!
1. Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở Mỹ, nhưng quả đào có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ) cho thấy việc tiêu thụ nhiều anthocyanidins và flavonoid, những sắc tố có nhiều trong quả đào, có liên quan đến mức độ cao hơn của lipoprotein mật độ cao (HDL) hoặc cholesterol "tốt" và giảm chất béo trung tính trong huyết thanh, cả hai đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Eat This, Not That!
2. Có thể làm giảm sự phát triển của ung thư vú
Polyphenol được tìm thấy trong quả đào có thể làm giảm sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư vú MDA-MB-435. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy polyphenol được tìm thấy trong quả đào có thể làm giảm sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư vú MDA-MB-435.
Trên thực tế, các tác giả của nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ tiêu thụ 2-3 quả đào mỗi ngày có thể có tác dụng hữu ích trong việc hạn chế sự phát triển của loại tế bào ung thư này.
Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy các hợp chất phenolic có nguồn gốc từ đào Rich Lady có hiệu quả nhắm vào loại tế bào ung thư vú tương tự này và hạn chế sự phát triển của chúng.
3. Có thể cải thiện tiêu hóa của bạn
Một quả đào trung bình chứa 2 gram chất xơ, có thể giúp tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại nhanh chóng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn muốn tăng tốc đường tiêu hóa hoạt động chậm chạp? Hãy thử thêm một vài quả đào vào thực đơn của bạn.
Một quả đào trung bình chứa 2 gram chất xơ, có thể giúp tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại nhanh chóng.
4. Có thể làm giảm nguy cơ loãng xương
Bạn không cần phải nạp nhiều sữa để giữ cho xương chắc khỏe, có thể thay bằng một vài quả đào vào thói quen ăn uống hằng ngày của bạn.
Một quả đào cung cấp khoảng 6% giá trị kali được khuyến nghị hằng ngày của bạn, đủ mức mà một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Nutrition Research and Practice đã phát hiện ra là có lợi cho sức khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương.
5. Có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp
Yến mạch, đào và hạnh nhân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đào là một nguồn giàu vitamin C, chứa khoảng 6 miligram chất dinh dưỡng trên mỗi quả.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal for Vitamin and Nutrition Research, trong một nhóm 57 người lớn tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi, những bệnh nhân được bổ sung vitamin C "tốt hơn đáng kể" so với những người được dùng giả dược, theo Eat This, Not That!
Phát hiện sốc: Khối u ung thư phát triển mạnh nhất khi người bệnh ngủ Các nhà khoa học cảnh báo: Ung thư 'phát triển mạnh nhất khi người bệnh đang ngủ', các khối u vẫn thức trong đêm.Các khối u nguy hiểm nhất nếu chúng đã di căn, khi các tế bào ác tính tách ra, vào máu để tạo ra một khối u khác. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn cho rằng quá trình...